Bất chấp TQ phản đối: Philippines - Hàn Quốc thắt chặt quan hệ

(Kiến Thức) - Hợp tác quốc phòng là một nội dung thảo luận chính giữa 2 người đứng đầu Philippines và Hàn Quốc bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.

Ngày 11/12, Tổng thống Philippines ông Benigno Aquino đã đề xuất với người đồng cấp Hàn Quốc là bà Park Geun-hye rằng 2 nước này nên thiết lập “quan hệ chiến lược toàn diện” trong cuộc họp song phương tại Seoul bên lề Hội nghị Ghi nhớ ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 25.
Lời đề nghị của ông Aquino là bước đi mới nhất trong việc thắt chặt mối quan hệ giữa 2 nước khi mà Philippines muốn hiện đại hóa quân sự, một phần để chống lại những hành động bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino (trái) và người đồng cấp Hàn Quốc bà Park Geun-hye (phải)
 Tổng thống Philippines Benigno Aquino (trái) và người đồng cấp Hàn Quốc bà Park Geun-hye (phải)
Thư ký báo chí của Tổng thống Philippines Herminio Coloma cho biết trọng tâm hợp tác của Hàn Quốc và Philippines bao gồm mở rộng chia sẻ những giá trị chung, cũng như giải quyết những mối đe dọa và thách thức mà cả 2 cùng có, nhưng ông cũng từ chối tiết lộ thêm.
Tuy nhiên, những vấn đề an ninh và quốc phòng rõ ràng là đã được đưa ra trong chuyến thăm của ông Aquino tới Hàn Quốc. Ông Coloma cho biết bà Park đã tái khẳng định thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Philippines và Hàn Quốc, bao gồm 12 chiếc máy bay chiến đấu F-12 từ công ty Công nghiệp Hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) cũng như cung cấp miễn phí tàu tuần tra chiến đấu, tàu đổ bộ đa chức năng và 16 thuyền cao su. Hai bên cũng đã bàn luận về những vấn đề an ninh trong khu vực, bao gồm tình hình ở bán đảo Triều Tiên và Biển Đông.
Ông Aquino sau đó cũng gặp mặt Chủ tịch KAI và Giám đốc điều hành Sung Yong-ha và những sĩ quan Không quân Hàn Quốc tại căn cứ Gimhae để kiểm tra những máy bay chiến đấu, được dự tính là sẽ được chuyển đến Philippines bắt đầu từ năm 2015. Ông Aquino cũng nhắc lại ằng Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn việc Hàn Quốc bán máy bay chiến đấu FA-50 cho Manila.
Máy bay FA-50 được Hàn Quốc bán cho Philippnes.
 Máy bay FA-50 được Hàn Quốc bán cho Philippnes.
Hồi tháng 10, Bắc Kinh đã vài lần yêu cầu Seoul không được bán máy bay chiến đấu cho Philippines, bao gồm cả lần trước khi hội nghị giữa lãnh đạo 2 nước này diễn ra hôm 17/10. Phía Hàn Quốc đã chính thức phủ nhận thông tin trên nhưng các quan chức nước này được cho là đã khẳng định kín đáo sự chính xác của những báo cáo đó, nói rằng đó là điều Trung Quốc phải làm nhằm thực thi các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng đã ngăn cản Hàn Quốc cung cấp miễn phí tàu tuần tra 1200 tấn và tàu đổ bộ cho Philippines vào hồi đầu năm 2014, có thể là vì lý do tương tự. Một quan chức tại Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul trong chuyến thăm đến Bộ ngoại giao Hàn Quốc hồi tháng 6 đã yêu cầu hủy bỏ việc chuyển vũ khí.
Tàu tuần tra Philippines được mua từ Hàn Quốc.
 Tàu tuần tra Philippines được mua từ Hàn Quốc.
Kể từ vụ đụng độ giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi đá Scaborough năm 2012, Philippines đã tăng gấp đôi những nỗ lực trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông bao gồm cả việc đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài ở Den Haag và tăng cường hiện đại hóa quân đội của mình. Mới tháng 11, ông Aquino đã tuyên bố kế hoạch cho 2 tỷ USD mua sắm cho quân đội đến trước năm 2017. Trung Quốc đáp trả lại hành động nay bằng cách cố cô lập về ngoại giao với Manila.
Ngoài hợp tác quốc phòng, ông Aquino và bà Park cũng đã bàn về những vấn đề khác trong mối quan hệ, bao gồm giáo dục, du lịch, phối hợp cảnh sát và cứu trợ thiên tai trong cuộc họp. Ông Aquino cũng bày tỏ hy vọng Hàn Quốc sẽ mở rộng việc triển khai binh lính tại Philippines, sau khi Hàn Quốc đã gửi binh sĩ sang nước này để giúp phục hồi sau cơn bão Haiyan. Seoul cũng đã chấp nhận thỏa thuận cho Manila vay 500 triệu USD.
Philippines thiết lập quan hệ với Hàn Quốc từ 3/3/1949, và là nước thứ 5 làm điều này. Bên cạnh quan hệ hợp tác nhiều mặt với Seoul, Philippines cũng đã tìm cách trở thành đồng minh chiến lược với nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương khác trong thời gian gần đây, như Australia và Nhật Bản, 2 nước ưu tiên vấn đề hợp tác quốc phòng và an ninh.

Căng thẳng với Trung Quốc: Philippines mua hàng loạt vũ khí

(Kiến Thức) - Philippines mua thêm hàng loạt khí tài quân sự bao gồm khinh hạm tàng hình, trực thăng chống ngầm do căng thẳng leo thang với Trung Quốc trên Biển Đông.

Hãng tin Reuters dẫn lời quan chức Hải quân Philippines đưa tin, Manila định mua 2 tàu khinh hạm, 2 máy bay trực thăng và 3 tàu pháo để triển khai tại Biển Đông do căng thẳng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra các yêu sách đòi hỏi chủ quyền với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông.

Việt Nam kiên quyết loại trừ dã tâm của Trung Quốc

(Kiến Thức) - "Với vụ việc Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan HD981 trái phép trên vùng biển Việt Nam, tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải vùng lên, kiên quyết loại trừ dã tâm của Trung Quốc, LS Hoàng Cao Sang nói.

Tờ Duowei của người Trung Quốc ở nước ngoài mới đây bình luận: Cùng vụ việc leo thang căng thẳng với Việt Nam và Philippines trên Biển Đông, Trung Quốc lại có cách tiếp cận gây hấn khác nhau. Với Việt Nam thì im ỉm, còn Philippines thì kiên quyết, truyền thông mạnh mẽ. Nguyên do là Trung Quốc biết nước này đang ở thế trên so với Việt Nam.
Đáp trả điều trên, luật sư Hoàng Cao Sang, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Luật Việt cho biết: "Như chúng ta đã biết, Việt Nam nằm ngay sát biên giới với Trung Quốc - một quốc gia vừa mạnh, vừa ngông cuồng, luôn có những dã tâm thì chúng ta dễ gặp những vấn đề nhất định. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của quá khứ, giờ đây Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, nên ảnh hưởng của Trung Quốc đã bị mờ nhạt dần".