Báo Trung Quốc hé lộ oanh tạc cơ tàng hình H-8

(Kiến Thức) - Báo Trung Quốc đăng tải một số thông tin về dự án phát triển oanh tạc cơ tàng hình H-8 có thể đạt tốc độ siêu thanh, tầm bay xa 10.000km.

Tờ Qianzhan (Trung Quốc) cho biết, máy bay ném bom tàng hình H-8 là dự án nghiên cứu trọng điểm cấp quốc gia của Trung Quốc sau khi nghiên cứu thành công cường kích FBC-1. Dự án này do Cục Nghiên cứu Thiết kế máy bay Tây An và Công ty chế tạo máy bay Tây An cùng thực hiện từ năm 1994.
Theo những báo cáo của phương tiện truyền thông Hong Kong, tính năng của máy bay ném bom H-8 gần bằng thiết kế B-2 Spirit của Mỹ. Ngoài ra, máy bay còn có thể vượt trội hơn B-2 về mặt tốc độ khi đạt vận tốc siêu thanh Mach 1,2, hành trình tầm xa đến 10.000km đủ khả năng vươn tới Bắc Mỹ, tải trọng 18 tấn.
H-8 cũng được thiết kế với hệ thống tiếp nhiên liệu trên không để tăng tầm bay xa hơn. Về mặt động cơ, H-8 sử dụng động cơ phản lực Taihang do Trung Quốc sản xuất – sự ra đời của nó được ví như một kỷ lục mới trong lịch sử hàng không Trung Quốc.
Trung Quốc đang thúc đẩy tìm kiếm phương án thay thế máy bay ném bom H-6 lỗi thời. Và H-8 có thể là một trong những phương án đó.
 Trung Quốc đang thúc đẩy tìm kiếm phương án thay thế máy bay ném bom H-6 lỗi thời. Và H-8 có thể là một trong những phương án đó.
Tuy nhiên, Tạp chí Quốc phòng Khán Hòa lại cho rằng, hiện nay Trung Quốc không có khả năng phát triển máy bay ném bom tàng hình. Vì ngay cả việc phát triển máy bay ném bom B-2 của Quân đội Mỹ vẫn tồn tại những khó khăn nhất định về kỹ thuật. Vì vậy hiện nay Trung Quốc vẫn cần sự đột phá nhất định về nguyên liệu chế tạo máy bay và động cơ công suất cao mới đủ khả năng thiết kế, chế tạo máy bay ném bom.
Đáp lại những nghi vấn của Khán Hòa, tờ Qianzhan dẫn theo nguồn tin địa phương cho biết, gần đây tại sân bay Quan Lương (Tây An) đã nhiều lần xuất hiện đèn chuyển hướng cất cánh ở độ cao thấp của một loại máy bay. Mà giữa đèn tín hiệu ở giữa 2 cánh rõ ràng không giống với máy bay H-6 trước đó của công ty sản xuất máy bay Tây An.
Ngoài ra, vào buổi tối người dân thành phố gần Tây An thường thấy hoạt động bay của máy bay này. Theo cách nói này có thể khẳng định là máy bay H-8 của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn bay thử nghiệm.
Về vấn đề kỹ thuật, hiện nay các loại máy bay của Quân đội Trung Quốc sử dụng phần lớn công nghệ cao, hệ thống điều khiển bay fly-by-wire tiên tiến, động cơ có công suất lớn là điểm mạnh của Trung Quốc. Động cơ phản lực Taihang đã được trang bị cho tiêm kích J-10A/B của Trung Quốc.
“Đồng thời, có nguồn thông tin cho rằng gần đây tại một hội nghị của trường Đại học hàng không Bắc Kinh (Trung Quốc) đã xuất hiện những bức ảnh liên quan đến máy bay H-8, từ đó có thể xác định được hiện nay công tác nghiên cứu của máy bay H-8 chắc chắn không như cách nói của Tạp chí Khán Hòa”, Qianzhan viết.
Ảnh đồ họa của cư dân mạng Trung Quốc về H-8.
Ảnh đồ họa của cư dân mạng Trung Quốc về H-8.
Cũng theo Qianzhan, dựa vào những số liệu liên quan có thể thấy được, H-8 sẽ là đối thủ của B-2A Mỹ. Ngoài ra với H-8 giúp Trung Quốc hoàn thành việc lấp lỗ hổng trong lực lượng máy bay ném bom chiến lược, có thể tiến hành tấn công đối với các khu vực cách Trung Quốc 20.000 km.
Theo một số nguồn tin, máy bay ném bom tàng hình H-8 hiện có 2 phương án thiết kế, trong đó một phương án rất có khả năng là dựa theo mô hình phát triển của máy bay ném bom chiến lược B-2A của Mỹ để chế tạo.
Phương án khác là thiết kế với cấu hình cánh mũi kết hợp cánh thông thường, trang bị 4 động cơ phản lực Taihang và 2 động cơ phản lực tĩnh siêu âm (ramjet) cho phép đạt tốc độ không tưởng… Mach 8 ở trên cùng bầu khí quyển (?)

Kỷ lục của máy bay ném bom Tu-95MS không kích IS

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng máy bay ném bom Tu-95MS được triển khai không kích phiến quân IS hiện nắm giữ nhiều kỷ lục hàng không.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950 trang bị cho Không quân Liên Xô. Tới ngày nay, trải qua khoảng 70 năm phục vụ, loại máy bay này vẫn đang tiếp tục hoạt động rộng rãi trong Không quân Nga. Với kỷ lục đó, Tu-95 được xem là máy bay ném bom chiến lược cánh quạt duy nhất còn chiến đấu.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-2
Tuy người ta thường ví máy bay cánh quạt như "bà già" nhưng với Tu-95 đó có lẽ là "bà già lực sĩ" với khả năng mang tải lớn, sức tấn công hủy diệt mạnh mẽ, tốc độ cao.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-3
Máy bay ném bom Tu-95 dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn - được xem là máy bay chiến đấu động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới hiện nay.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-4
Để bốc cả con "quái vật" 188 tấn này lên không trung, Tupolev thiết kế 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12M.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-5
Loại động cơ tuốc bin cánh quạt này cũng thiết kế khá đặc biệt với 2 cánh quạt chồng lên nhau, quay ngược chiều nhau.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-6
Với động cơ này, Tu-95 có khả năng đạt tốc độ tới 925km/h, biến nó trở thành máy bay cánh quạt có tốc độ nhanh nhất thế giới.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-7
Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000 km không cần tiếp liệu giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-8
Tu-95 có khả năng đạt trần bay (độ cao) lên tới 12.000m.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-9
Cận cảnh động cơ tuốc binh cánh quạt với 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau trên chiếc Tu-95.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-10
Buồng lái Tu-95 với những thiết bị điều khiển nhìn khá đơn giản, không quá tinh vi. Để điều khiển "bà già" này cần tới phi hành đoàn 7 người gồm: 2 phi công, một pháo thủ và 4 sĩ quan (định vị, ném bom...).

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-11
Máy bay ném bom Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-12
Khoang trong thân máy bay thiết kế mang các loại bom thông thường và kể cả bom hạt nhân. Trong lịch sử hoạt động, Tu-95 là chiếc máy bay đã ném quả bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nhân loại Tsar Bomba vào năm 1961.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-13
Sau nhiều cải tiến nâng cấp, Tu-95 có khả năng phóng tên lửa hành trình đối đất Kh-555 và Kh-101 có tầm phóng 2.500-500km.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-14
Ở đuôi máy bay thiết kế với tháp pháo 23mm tự động để phòng vệ chống máy bay tiêm kích.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-15
Hiện nay, Không quân Nga biên chế 63 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS (biến thể nâng cấp) trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tu-95 được dự tính tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga ít nhất tới năm 2040. Khi đó, nó chắc chắn lại được ghi nhận thêm một kỷ lục nữa về thời gian hoạt động tới gần một thế kỷ.

“Mắt thần” của Không quân Trung Quốc

Trong không chiến hiện đại, việc phát hiện sớm đối phương và chỉ huy các phi đội máy bay chiến đấu có vai trò sống còn. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhiều quốc gia đã phát triển mẫu máy máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không (AWACS). Đây được coi là “mắt thần” của không quân làm nhiệm vụ phát hiện sớm đối phương và dẫn đường cho máy bay đồng minh tấn công mục tiêu.
Trong không chiến hiện đại, việc phát hiện sớm đối phương và chỉ huy các phi đội máy bay chiến đấu có vai trò sống còn. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhiều quốc gia đã phát triển mẫu máy máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không (AWACS). Đây được coi là “mắt thần” của không quân làm nhiệm vụ phát hiện sớm đối phương và dẫn đường cho máy bay đồng minh tấn công mục tiêu.

Máy bay AWACS đóng vai trò mang tính sống còn trong một trận chiến trên không cho nên nhiều cường quốc đã nỗ lực phát triển AWACS, và Trung Quốc không là ngoại lệ. Từ những năm 1960, Trung Quốc đã triển khai dự án 926 phát triển loại máy bay này. Kết quả, họ đã cho ra đời máy bay AWACS KJ-1 (trong ảnh).
Máy bay AWACS đóng vai trò mang tính sống còn trong một trận chiến trên không cho nên nhiều cường quốc đã nỗ lực phát triển AWACS, và Trung Quốc không là ngoại lệ. Từ những năm 1960, Trung Quốc đã triển khai dự án 926 phát triển loại máy bay này. Kết quả, họ đã cho ra đời máy bay AWACS KJ-1 (trong ảnh).

KJ-1 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay ném bom hạng nặng động cơ cánh quạt Tupolev Tu-4. Dự án này dường như chỉ mang tính chất thử nghiệm, không bao giờ được đưa vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Trong ảnh là máy bay thử nghiệm KJ-1 được lưu giữ tại bảo tàng.
KJ-1 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay ném bom hạng nặng động cơ cánh quạt Tupolev Tu-4. Dự án này dường như chỉ mang tính chất thử nghiệm, không bao giờ được đưa vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Trong ảnh là máy bay thử nghiệm KJ-1 được lưu giữ tại bảo tàng.

Đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu tái khởi động chương trình phát triển máy bay AWACS để đáp ứng yêu cầu bắt buộc của một cuộc chiến tranh hiện đại. Trong giai đoạn 2006-2007, Trung Quốc chính thức đưa vào trang bị 4 máy bay AWACS KJ-2000.
Đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu tái khởi động chương trình phát triển máy bay AWACS để đáp ứng yêu cầu bắt buộc của một cuộc chiến tranh hiện đại. Trong giai đoạn 2006-2007, Trung Quốc chính thức đưa vào trang bị 4 máy bay AWACS KJ-2000.

KJ-2000 thiết kế sử dụng khung thân cơ sở máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD (Nga sản xuất) và trang bị “mắt thần” radar quét mạng pha điện tử chủ động do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh phát triển.
KJ-2000 thiết kế sử dụng khung thân cơ sở máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD (Nga sản xuất) và trang bị “mắt thần” radar quét mạng pha điện tử chủ động do Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Nam Kinh phát triển.

Trong ảnh là “mắt thần” radar quét mạng pha được lắp đặt trên thân máy bay Il-76MD. Cách bố trí này tương tự các loại máy bay AWACS hiện đại trên thế giới.
Trong ảnh là “mắt thần” radar quét mạng pha được lắp đặt trên thân máy bay Il-76MD. Cách bố trí này tương tự các loại máy bay AWACS hiện đại trên thế giới.

Hệ thống radar mạng pha của KJ-2000 có khả năng theo dõi 60-100 mục tiêu cùng lúc ở cự ly tối đa 400km và dẫn đường cho hàng chục tiêm kích trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm tiến công mục tiêu.
Hệ thống radar mạng pha của KJ-2000 có khả năng theo dõi 60-100 mục tiêu cùng lúc ở cự ly tối đa 400km và dẫn đường cho hàng chục tiêm kích trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm tiến công mục tiêu.

Cuối những năm 1990, Trung Quốc tiếp tục khởi động dự án phát triển máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không KJ-200. Mẫu thử nghiệm KJ-200 cất cánh lần đầu tháng 11/2001. Hiện nay có khoảng 5 chiếc KJ-200 phục vụ trong Không quân Trung Quốc.
Cuối những năm 1990, Trung Quốc tiếp tục khởi động dự án phát triển máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không KJ-200. Mẫu thử nghiệm KJ-200 cất cánh lần đầu tháng 11/2001. Hiện nay có khoảng 5 chiếc KJ-200 phục vụ trong Không quân Trung Quốc.

Khác với KJ-2000 dùng khung thân cơ sở máy bay Nga, KJ-200 thiết kế dựa trên khung thân máy bay vận tải nội địa Y-8F600 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Sơn Tây chế tạo.
Khác với KJ-2000 dùng khung thân cơ sở máy bay Nga, KJ-200 thiết kế dựa trên khung thân máy bay vận tải nội địa Y-8F600 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Sơn Tây chế tạo.

Một điểm khác nữa với KJ-2000 về hệ thống radar mạng pha đặt trên máy bay, KJ-200 trang bị kiểu radar hình ống thay vì hình tròn. Hệ thống radar này được cho là thiết kế “sao chép” radar Ericsson PS-890 Erieye của Thụy Điển.
Một điểm khác nữa với KJ-2000 về hệ thống radar mạng pha đặt trên máy bay, KJ-200 trang bị kiểu radar hình ống thay vì hình tròn. Hệ thống radar này được cho là thiết kế “sao chép” radar Ericsson PS-890 Erieye của Thụy Điển.

Với 9 chiếc KJ-2000 và KJ-200 dường như vẫn chưa thỏa mãn tham vọng của Trung Quốc. Theo Want Daily, nước này đang có kế hoạch phát triển máy bay cảnh báo sớm thệ hệ mới để “vạch mặt” tiêm kích tàng hình F-22, F-35 của Mỹ.
Với 9 chiếc KJ-2000 và KJ-200 dường như vẫn chưa thỏa mãn tham vọng của Trung Quốc. Theo Want Daily, nước này đang có kế hoạch phát triển máy bay cảnh báo sớm thệ hệ mới để “vạch mặt” tiêm kích tàng hình F-22, F-35 của Mỹ.

Cũng theo một số nguồn tin, Trung Quốc đang phát triển máy bay cảnh báo sớm JZY-01 để trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh. JZY-01 được thiết kế trên khung thân cơ sở máy bay vận tải Y-7.
Cũng theo một số nguồn tin, Trung Quốc đang phát triển máy bay cảnh báo sớm JZY-01 để trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh. JZY-01 được thiết kế trên khung thân cơ sở máy bay vận tải Y-7.

Chiêm ngưỡng oanh tạc cơ to, nhanh nhất thế giới

Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 do Cục thiết kế Tupolev (Liên Xô) nghiên cứu phát triển từ những năm 1980. Đây được xem là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới từng được chế tạo (tất cả máy bay ném bom, tiêm kích, cường kích đều gọi chung là chiến đấu cơ). Nó cũng là máy bay ném bom đạt vận tốc nhanh nhất thế giới hiện nay cùng với khả năng mang nhiều vũ khí nhất.
Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160 do Cục thiết kế Tupolev (Liên Xô) nghiên cứu phát triển từ những năm 1980. Đây được xem là máy bay chiến đấu lớn nhất thế giới từng được chế tạo (tất cả máy bay ném bom, tiêm kích, cường kích đều gọi chung là chiến đấu cơ). Nó cũng là máy bay ném bom đạt vận tốc nhanh nhất thế giới hiện nay cùng với khả năng mang nhiều vũ khí nhất.

Tu-160 được thiết kế với khả năng mang được vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân tiến công mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
Tu-160 được thiết kế với khả năng mang được vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân tiến công mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.

Tu-160 cũng là một trong số ít máy bay ném bom hạng nặng trên thế giới thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe.
Tu-160 cũng là một trong số ít máy bay ném bom hạng nặng trên thế giới thiết kế với kiểu cánh cụp cánh xòe.

Tu-160 dài 54,1m, cao 13,1m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 275 tấn. Điều này biến nó trở thành máy bay ném bom nói riêng và chiến đấu cơ nói chung lớn nhất thế giới từng được chế tạo (B-52 chỉ có trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn, B-2 vào khoảng 170 tấn).
Tu-160 dài 54,1m, cao 13,1m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 275 tấn. Điều này biến nó trở thành máy bay ném bom nói riêng và chiến đấu cơ nói chung lớn nhất thế giới từng được chế tạo (B-52 chỉ có trọng lượng cất cánh tối đa 220 tấn, B-2 vào khoảng 170 tấn).

Để "nhấc bổng" con quái vật 275 tấn này lên bầu trời, Tupolev thiết kế cho Tu-160 4 động cơ tuốc bin phản lực NK-32. Đây là loại động cơ máy bay chiến đấu mạnh nhất.
Để "nhấc bổng" con quái vật 275 tấn này lên bầu trời, Tupolev thiết kế cho Tu-160 4 động cơ tuốc bin phản lực NK-32. Đây là loại động cơ máy bay chiến đấu mạnh nhất.

Với 4 động cơ NK-32, Tu-160 có khả năng đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Đây tiếp tục là một kỷ lục của Tu-160, máy bay ném bom hạng nặng nhanh nhất thế giới (vượt xa máy bay ném bom siêu âm B-1B của Mỹ).
Với 4 động cơ NK-32, Tu-160 có khả năng đạt tốc độ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh. Đây tiếp tục là một kỷ lục của Tu-160, máy bay ném bom hạng nặng nhanh nhất thế giới (vượt xa máy bay ném bom siêu âm B-1B của Mỹ).

Cận cảnh 2 trong 4 động cơ NK-321 đặt dưới cánh chiếc Tu-160.
Cận cảnh 2 trong 4 động cơ NK-321 đặt dưới cánh chiếc Tu-160.

Tu-160 được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới 130 tấn (đạt tầm bay tới 13.200km), khiến không cần tái nạp nhiên liệu nó cũng có thể hoạt động 15 giờ.
Tu-160 được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động, dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới 130 tấn (đạt tầm bay tới 13.200km), khiến không cần tái nạp nhiên liệu nó cũng có thể hoạt động 15 giờ.

Trang thiết bị trên khoang của Tu-160 có mức độ máy tính hóa cao, các bánh lái được thay bằng các cần lái như ở máy bay tiêm kích. Tu-160 chế tạo mới và hiện đại hóa có hệ thống điều khiển hỏa lực, đạo hàng và thiết bị avionics tiên tiến.
Trang thiết bị trên khoang của Tu-160 có mức độ máy tính hóa cao, các bánh lái được thay bằng các cần lái như ở máy bay tiêm kích. Tu-160 chế tạo mới và hiện đại hóa có hệ thống điều khiển hỏa lực, đạo hàng và thiết bị avionics tiên tiến.

Tu-160 được trang bị một radar tấn công Obzor-K trong một mái che máy radar chất điện môi hơi hướng lên trên, và một radar theo dõi mặt đất Sopka riêng biệt, khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp.
Tu-160 được trang bị một radar tấn công Obzor-K trong một mái che máy radar chất điện môi hơi hướng lên trên, và một radar theo dõi mặt đất Sopka riêng biệt, khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp.

Tu-160 được thiết kế với 2 khoang vũ khí trong thân chứa tổng cộng 40 tấn bom, tên lửa.
Tu-160 được thiết kế với 2 khoang vũ khí trong thân chứa tổng cộng 40 tấn bom, tên lửa.

Tu-160 có khả năng mang được tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55 cho phép đạt tầm bắn 2.500-3.000km. Loại tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân công suất 200 kiloton.
Tu-160 có khả năng mang được tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55 cho phép đạt tầm bắn 2.500-3.000km. Loại tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân công suất 200 kiloton.

Với tốc độ tương đương tiêm kích, khả năng mang vũ khí lớn hơn cả "pháo đài bay" B-52, Tu-160 là "cơn ác mộng" đối với mọi đối thủ của nước Nga.
Với tốc độ tương đương tiêm kích, khả năng mang vũ khí lớn hơn cả "pháo đài bay" B-52, Tu-160 là "cơn ác mộng" đối với mọi đối thủ của nước Nga.

Hiện nay, lực lượng Không quân Nga duy trì đội bay 16 chiếc Tu-160.
Hiện nay, lực lượng Không quân Nga duy trì đội bay 16 chiếc Tu-160.

Cặp đôi máy bay ném bom "khủng" của Không quân Nga Tu-95MS và Tu-160.
Cặp đôi máy bay ném bom "khủng" của Không quân Nga Tu-95MS và Tu-160.