Thị trường tiền tệ tuần qua: NHNN tiếp tục bán USD từ dự trữ ngoại hối

(Vietnamdaily) - Trong tuần trước, tâm điểm thị trường tập trung vào số liệu báo cáo PCE tháng 5 của Mỹ, và không có nhiều bất ngờ, cả PCE toàn phần và PCE cơ bản cùng tăng 2,6% so với cùng kỳ. 

Yếu tố mùa vụ tác động tới thanh khoản hệ thống
Theo SSI, trong tuần trước, yếu tố mùa vụ (cuối quý) đã tạo áp lực thanh khoản và NHNN chủ động sử dụng kênh mua kỳ hạn trong 3 ngày giao dịch cuối tuần. Cụ thể, NHNN đã phát hành 27,5 nghìn tỷ đồng thông qua kênh mua kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4,5% và tập trung trong phiên giao dịch ngày thứ 6 (20 nghìn tỷ đồng).
Đồng thời, việc phát hành tín phiếu được đẩy mạnh trong 3 ngày đầu tuần, với tổng khối lượng tín phiếu phát hành trong tuần lên tới 55 nghìn tỷ đồng trên tổng số 30,2 nghìn tỷ đáo hạn. Kết tuần, NHNN bơm ròng 2,7 nghìn tỷ đồng thông qua kênh hoạt động thị trường mở. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm duy trì ở vùng 3,0% -3,5% xuyên suốt tuần và bật tăng lên 4,8% trong phiên giao dịch thứ 6.
Số liệu từ TCTK cho thấy tính đến thời điểm 24/6/2024, huy động vốn của các tổ chức tín dụng chỉ tăng 1,50% so với cuối 2023 (cùng kỳ tăng 3,68%) trong khi tín dụng tăng 4,45% so với cuối 2023 (cùng kỳ 3,83%). Tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều so với huy động khiến mặt bằng lãi suất huy động tạo đáy vào tháng 4 và bắt đầu có xu hướng tăng từ tháng 5.
Thi truong tien te tuan qua: NHNN tiep tuc ban USD tu du tru ngoai hoi
 
Thị trường ngoại hối
Trong tuần trước, tâm điểm thị trường tập trung vào số liệu báo cáo PCE tháng 5 của Mỹ, và không có nhiều bất ngờ, cả PCE toàn phần và PCE cơ bản cùng tăng 2,6% svck, thấp hơn so với mức tăng 2,7% và 2,8% của tháng 4 và tương đồng với dự báo. Ngược lại, số liệu kinh tế lại khá trái chiều.
Trong khi chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Mỹ do Conference Board khảo sát hạ nhiệt xuống 100,4 điểm (từ mức 101,3 điểm của tháng 5) hay doanh số bán nhà mới trong tháng 5 chỉ đạt 619 nghìn căn, thấp hơn khá nhiều so với 698 nghìn căn của tháng 4. Ngược lại, giá trị đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền toàn phần tại Mỹ tăng nhẹ 0,1% trong tháng 5, nối tiếp đà tăng 0,6% của tháng trước đó và tích cực hơn dự báo giảm 0,5%.
Thị trường vẫn đang đánh giá cao hơn xác suất Fed sẽ giảm 2 lần trong năm 2024 (44%) thông qua số liệu từ CME FedWatch. Đồng USD, thông qua chỉ số DXY tăng nhẹ 0,1% so với tuần trước đó, và các đồng tiền chủ chốt biến động trái chiều. EUR (+0,19%) tăng nhẹ trong khi JPY (-0,68%) giảm mạnh mặc dù có nguy cơ can thiệp từ NHTW Nhật Bản.
Trên thị trường trong nước, áp lực về tỷ giá tăng mạnh trong nửa đầu tuần khi tỷ giá tự do bật tăng vượt đỉnh lịch sử trong khi tỷ giá USD/VND liên ngân hàng và tỷ giá niêm yết tại các NHTM bị giới hạn bởi mức trần biên độ và giá bán tại SBV.
Điều này khiến áp lực đầu cơ tăng mạnh hơn và NHNN đã tiếp tục bán USD từ dự trữ ngoại hối nhằm cung cấp thanh khoản ngoại tệ cho thị trường với khối lượng tương đối lớn (1,4 tỷ USD trong tuần trước).
Số liệu về FDI giải ngân (2,6 tỷ USD trong tháng 6) hay thặng dư cán cân thương mại (gần 3 tỷ USD trong tháng 6) tích cực nhưng nhiều khả năng có độ trễ trong khi yếu tố mùa vụ (thời điểm chuyển lợi nhuận về nước từ các công ty FDI) và áp lực đầu cơ tác động mạnh hơn tới thanh khoản ngoại tệ trong ngắn hạn.
Thị trường trái phiếu chính phủ
Trong tuần giao dịch cuối cũng của Quý 2, KBNN đã tăng mạnh khối lượng gọi thầu lên 15 nghìn tỷ đồng và tỷ lệ trúng thầu cải thiện lên 90% (từ 78% vào tuần trước đó) nhờ nhu cầu bật tăng ở kỳ hạn 10 năm và 15 năm.
Lợi suất trúng thầu giảm 2 điểm cơ bản so với phiên trước đó ở 2 kỳ hạn này, và không thay đổi ở kỳ hạn 30 năm. Tính từ đầu năm đến nay, KBNN huy động được 156,5 nghìn tỷ đồng và hoàn thành 39,1% kế hoạch năm. Đối với kế hoạch Quý 2, tỷ lệ hoàn thành chỉ đạt 63% và chỉ có kỳ hạn 5 và 10 năm hoàn thành kế hoạch quý 2. Trong tuần này, KBNN tiếp tục đẩy mạnh gọi thầu ở kỳ hạn 10 năm, với khối lượng đăng ký ban đầu lên tới 10 nghìn tỷ đồng.
Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp tăng nhẹ ở các kỳ hạn dưới 10 năm. Kết tuần đóng cửa như sau: 1 năm (1,87%, + 1 bps), 3 năm (1,90%; +1 bps); 5 năm (1,98%, +2 bps); 10 năm (2,79%, +2 bps); 15 năm (2,95%, +0 bps); 20 năm (3,11%, +0 bps) và 30 năm (3,19%, +0 bps).
Giá trị giao dịch trung bình ngày Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tăng mạnh 61% lên 21,2 nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ giao dịch outright. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 113 tỷ đồng trong tuần trước, đưa tổng mức mua ròng từ đầu năm đến nay lên 775 tỷ đồng.

Những doanh nghiệp đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh quý II

(Vietnamdaily) - Quý II/2024 vừa kết thúc, một số doanh nghiệp niêm yết đã hé lộ những thành quả kinh doanh.  

Theo Chứng khoán MB (MBS), lợi nhuận quý II/2024 của các ngành, doanh nghiệp có sự hồi phục dần rõ nét hơn và có thể tăng 9,5% so với cùng kỳ, được hỗ trợ bởi mức nền thấp trong khi sản xuất và tiêu dùng có sự phục hồi nhẹ.

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – Mã: DIG) cho biết trong nửa đầu năm, doanh thu hợp nhất dự kiến 874 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ước đạt 160 tỷ đồng, lần lượt tăng 437% và 814% so với cùng kỳ 2023.

VIB giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ ngày 1/7

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) vừa nhận được chấp thuận từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa xuống còn 4,99% từ ngày 1/7.

VIB giam ty le so huu nuoc ngoai tu ngay 1/7
 Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối của VIB là 4,99% từ hôm nay.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa công bố thông tin điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của ngân hàng từ mức hiện tại xuống còn 4,99%, có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.

Theo thông báo số 125519.24 ngày 28/06/2024 của VIB, ngân hàng đã nhận được công văn chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc thay đổi tỷ lệ sở hữu này.

Việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là một phần trong chiến lược quản lý vốn và cơ cấu cổ đông của VIB. Ngân hàng cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan và đảm bảo quyền lợi của cổ đông.

Về kết quả kinh doanh quý 1/2024, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.500 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng thu nhập hoạt động đạt 5.320 tỷ đồng, trong đó thu nhập ngoài lãi chiếm gần 25%, đóng góp đáng kể từ mảng thẻ tín dụng, ngoại hối và xử lý nợ. VIB duy trì hiệu quả sinh lời hàng đầu ngành với ROE 24% và NIM 4.5%.

Tổng tài sản đạt 414.000 tỷ đồng, tăng 1% so với đầu năm. Tín dụng tăng trưởng 1%, chủ yếu tập trung vào bán lẻ, chiếm 85% tổng danh mục cho vay. Ngân hàng cũng kiểm soát tốt rủi ro tín dụng với tỷ trọng dư nợ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thấp nhất ngành. Nguồn vốn huy động đạt hơn 360.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 1.1 tỷ USD huy động quốc tế.

Cuối 2023, VIB được NHNN xếp hạng cao nhất ngành nhờ hiệu quả kinh doanh và an toàn. Các chỉ số an toàn đều ở mức tối ưu, đảm bảo khả năng thanh khoản và quản trị rủi ro tốt. Ngân hàng cũng tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế như Basel II, Basel II nâng cao và Basel III, đồng thời hoàn tất báo cáo kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế (IFRS) từ năm 2019.

VIB dự kiến chi trả cổ tức 29.5% cho cổ đông, bao gồm 12.5% tiền mặt và 17% bằng cổ phiếu. Ngân hàng cũng đang triển khai dự án hiện đại hóa hệ thống ngân hàng lõi trên nền tảng điện toán đám mây, khẳng định vị thế tiên phong trong ứng dụng công nghệ.

Imexpharm (IMP) lợi nhuận giảm, chốt quyền chia cổ tức tỷ lệ 20%

(Vietnamdaily) - Với hơn 70 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Imexpharm (IMP) dự kiến chi trả khoảng 70 tỷ đồng tiền mặt và phát hành thêm 7 triệu cổ phiếu mới để hoàn tất việc chia cổ tức cho cổ đông.

Imexpharm (IMP) loi nhuan giam, chot quyen chia co tuc ty le 20%
 Imexpharm (IMP) lợi nhuận giảm, chốt quyền chia cổ tức tỷ lệ 20%

Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm (IMP) thông báo chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 20% cho năm 2023 với ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/7/2024.