Bàn chân có 5 dấu hiệu này thì cần đi khám bác sĩ ngay

Đôi chân giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Nếu thấy chân có những dấu hiệu này chứng tỏ sức khỏe đang gặp vấn đề.

Chân phù nề

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chân bị phù nề. Chẳng hạn như do ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, chỉ cần hoạt động làm nóng một chút sẽ tự động tan.

Nhưng nếu chân bạn thường xuyên bị phù nề và không thể tan hết thì đây chính là dấu hiệu cơ thể bạn đang bị bệnh. Một số bệnh khiến chân phù nề là bệnh tim, gan hoặc thận. Trong đó, phù nề do bệnh thận là thường gặp nhất.

Ngoài phù nề chân, da của người bị bệnh thận cũng mỏng dần, cơ bắp mất đi tính đàn hồi. Khi ấn vào da sẽ không có cảm giác đàn hồi trở lại.

Với người có tiền sử bệnh tim mạch mà có thêm triệu chứng phù nề chân, tức ngực, khi hoạt động thể lực mạnh cảm thấy hít thở khó khăn thì nên gặp bác sĩ ngay.

Chân hay bị chuột rút

Chân bị chuột rút có thể là do thiếu canxi, làm việc quá mệt mỏi, bị lạnh chân,… Bên cạnh đó, một số bệnh lý như máu nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường cũng khiến chân bị chuột rút.

Những bệnh lý này gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, dẫn đến việc các chi dưới thiếu dưỡng khí, dẫn đến hiện tượng chuột rút.

Bên cạnh đó, người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể chịu tổn thương ở hệ thần kinh và gây nên hiện tượng chuột rút.

Ban chan co 5 dau hieu nay thi can di kham bac si ngay

Chân hay bị lạnh giá

Dù thời tiết ấm áp mà chân tay vẫn lạnh giá, làm thế nào cũng không ấm lên được thì có khả năng liên quan đến hệ tuần hoàn trong cơ thể. Chẳng hạn như bệnh tắc nghẽn động mạch, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, máu không được lưu thông bình thường xuống chi dưới khiến cho độ ấm cơ thể cũng giảm xuống.

Trung y cho rằng thiếu máu, dương suy có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu vì vậy mà xuất hiện triệu chứng chân tay lạnh giá.

Ngón chân bất thường

Ở người bình thường độ thô và tinh tế của chân đều nhau. Tuy nhiên nếu ngón chân đột nhiên phình to hoặc xuất hiện dị thường, móng chân nhô hẳn ra thì nên cẩn thận. Hiện tượng này có liên quan đến một số bệnh lý như xơ phổi, ung thư phổi làm ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho các mô cục bộ.

Da bàn chân khô, nứt nẻ

Những hoạt động thường xuyên tạo áp lực lên bàn chân như chạy nhảy hoặc đi bộ trên chân trần cũng có thể khiến hình thành các vết chai. Ngoài ra, da bàn chân khô nứt còn có thể gây ra bệnh như nhiễm nấm, chứng dày sừng, eczema, vảy nến, viêm da.

Bên cạnh đó khi bàn chân có mùi thì có thể đây là dấu hiệu bị nhiễm nấm. Phần da giữa các ngón chân và gan bàn chân có thể bị ngứa, cảm giác châm chích nhức nhối, nứt nẻ và khô. Nấm sinh sôi nhiều ở những môi trường nóng ẩm, nhiều mồ hôi.

Măng tây rất bổ dưỡng nhưng lại đại kỵ với một số người

Măng tây là một loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại thực phẩm này có thể gây ra tác dụng phụ cho một số nhóm người.

Măng tây là loại rau cao cấp được có nguồn gốc từ châu Âu, nhập khẩu về Việt Nam. Chính vì thế nó được mệnh danh là ‘rau hoàng đế’. Loại rau này được rất nhiều người ưa chuộng bởi sự bổ dưỡng của nó và ăn khá ‘lạ miệng’.

Măng tây khác với các loại măng "ta" ở chỗ nó không phải là củ mà là ngọn. Măng tây khi ăn có vị thơm, cắn vào có cảm giác giòn, ngọt ngọt, chát chát. Dùng làm súp hay đem xào, luộc, hấp, nướng... đều có vị ngon rất khác biệt so với các loại rau khác.

Gợi ý cách phối đồ khoe dáng cực chuẩn từ cô giáo Yoga

Nhờ gương mặt đẹp, dáng vóc đồng hồ cát và cách phối đồ đơn giản không chê vào đâu được, nữ giáo viên Yoga Wony có rất nhiều người hâm mộ.

Goi y cach phoi do khoe dang cuc chuan tu co giao Yoga
 Hot girl Hàn Quốc Wony đồng thời cũng là một cô giáo Yoga nổi tiếng. Cô nàng thường xuyên xuất hiện với khuôn mặt xinh đẹp và thân hình bốc lửa, gây được sự chú ý không nhỏ. 

Các cách giúp bạn giảm đau bụng kinh nguyệt

Có rất nhiều biện pháp tự nhiên tại nhà và thuốc giảm đau để giúp giảm đau bụng kinh.

Một số chị em phụ nữ có thể sẽ bị chuột rút trong kỳ kinh. Điều này sẽ gây ra cảm giác như một cơn đau thắt chặt ở bụng dưới và lưng. Nó thường kéo dài từ 48-72h vào khoảng thời gian bạn bắt đầu rụng trứng. Đây chắc hẳn là điều mà chị em khổ sở nhất mỗi lần tới tháng nhưng đừng lo bởi dưới đây sẽ là những cách giúp loại bỏ nó.

Ảnh minh họa.

Chườm nóng

Các nghiên cứu đã chứng minh đặt miếng đệm nóng lên bụng dưới trong vài giờ khi bị chuột rút sẽ giảm được cơn đau do nhiệt dường như làm giãn thành cơ, lưu lượng máu được cải thiện làm giảm chuột rút. Việc sử dụng miếng đệm nóng thực sự giúp ích nhiều hơn so với việc dùng thuốc giảm đau như ibuprofen.

Để chườm nóng, bạn có thể thử: tắm nước ấm, đắp khăn thấm nước nóng, sử dụng miếng dán tạo nhiệt hoặc đai quấn nóng. Để có kết quả tốt nhất, nhiệt độ nên từ 40-44⁰C và sử dụng trong ít nhất 4 giờ.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục làm tăng lưu thông máu, giúp giảm chuột rút. Các loại bài tập thể dục có thể hữu ích nhất bao gồm các bài tập aerobic nhẹ nhàng, ít động tác, hoặc đi bộ, bơi lội và Yoga. Tốt nhất bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày bắt đầu từ vài ngày trước kỳ kinh nguyệt và tiếp tục trong vài ngày đầu ra máu.

Giảm căng thẳng

Nhiều phụ nữ cho biết căng thẳng tâm lý làm trầm trọng thêm chứng đau bụng kinh. Điều này có thể là do khi bạn trở nên rất lo lắng hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol có thể làm tăng các cơn co thắt cơ trong tử cung.

Một số phương pháp bạn có thể thử tại nhà đã được chứng minh là làm giảm cortisol, chẳng hạn như: thiền, hatha yoga, ngủ đủ giấc. Để phương pháp này đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên giảm căng thẳng trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt trước khi rụng trứng chứ không chỉ trong kỳ kinh nguyệt.

Tránh những thực phẩm không lành mạnh

Một số loại thực phẩm có thể khiến chứng chuột rút trong kỳ kinh tồi tệ hơn. Tránh ăn mặn và nhiều chất béo hoặc thức ăn nhiều carb. Những thực phẩm này có thể gây đầy hơi và viêm nhiễm, khiến các cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tiêu thụ phô mai, gà rán, khoai tây chiên, bánh mì trắng và bánh ngọt.

Ăn những thực phẩm lành mạnh

Thực phẩm chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng có thể có tác dụng giảm đau bụng kinh. Chị em cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ bao gồm vitamin E, B1 và B6 cũng như magie, kẽm và axit béo omega-3 từ các loại rau lá xanh, các loại hạt và cá béo như cá ngừ, cá hồi để giảm căng cơ hoặc viêm.

Tránh xa caffeine

Caffeine thu hẹp các mạch máu của bạn, hạn chế lưu lượng máu đến tử cung, có thể làm tăng cơn đau kinh nguyệt. Bạn có thể thay thế đồ uống có chứa caffein bằng nước hoặc trà thảo mộc.

Sử dụng gừng

Gừng là một chất chống viêm tự nhiên có thể giúp giảm mức độ prostaglandin - hợp chất có thể gây đau. Uống 4 viên gừng mỗi ngày trong 3 ngày khi bắt đầu có kinh có tác dụng giảm đau như dùng thuốc ibuprofen. Gừng có thể dùng dưới dạng bột, cắt nhỏ và pha thành trà, hoặc kẹo gừng.

Uống nhiều nước hơn

Nếu bạn bị mất nước, các cơ trong tử cung có thể bị chuột rút nhiều hơn. Uống 8 - 10 cốc nước mỗi ngày cũng giúp làm sạch hệ tiêu hóa và có thể giúp giảm bớt một số cơn đau liên quan đến việc giữ nước.

Dùng thuốc không kê đơn

Selina Sandoval, bác sĩ sản phụ khoa tại San Diego, cho biết: “Các loại thuốc không kê đơn mà tôi khuyên dùng phổ biến nhất để điều trị đau bụng kinh là NSAID (thuốc chống viêm không steroid). Bạn có thể an toàn dùng NSAID kết hợp với acetaminophen (chẳng hạn như Tylenol) để giảm đau”.

Hãy làm theo hướng dẫn trên bao bì hoặc hỏi bác sĩ để biết các khuyến nghị về liều lượng an toàn hoặc nếu bạn có các tình trạng sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến khả năng dùng các loại thuốc này.

Bắt đầu kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố

Sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc tránh thai hoặc miếng dán, vòng hoặc vòng tránh thai nội tiết tố, có thể giúp giảm chuột rút và giảm lưu lượng máu, giúp bạn bớt khó chịu hơn.

Được biết, biện pháp ngừa thai bằng nội tiết tố làm mỏng lớp nội mạc tử cung, giúp ngăn ngừa chuột rút nghiêm trọng. Nó cũng giúp giảm mức độ prostaglandin, hợp chất làm cho cơ tử cung của bạn co lại một cách đau đớn.

Massage

Massage giúp thư giãn cơ, đồng nghĩa với việc ít bị co thắt hơn. Để có kết quả tốt nhất, việc massage nên tập trung vào vùng bụng của bạn trong 5 phút mỗi ngày từ 5 ngày trước khi có kinh đến ngày bắt đầu hành kinh.

Bấm huyệt

Bấm huyệt trong 5 ngày trước khi bắt đầu 6 kỳ kinh nguyệt liên tiếp sẽ giảm đau đáng kể. Những vị trí nên bấm huyệt là: phần giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay, bên trong cẳng chân và phần giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai.

Nghỉ ngơi

Hãy thực hành vệ sinh giấc ngủ như cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm, tránh caffeine và giảm ánh sáng, tiếng ồn trong phòng ngủ của bạn. Để giúp giảm đau bụng kinh, ngủ trong tư thế thai nhi (nằm nghiêng, cuộn người, đầu gối co lên ngực và cằm cúi xuống ) có thể giảm áp lực lên cơ bụng và giảm chuột rút.

Đi khám bác sĩ

Sau khi thử các biện pháp trên nhưng cơn đau do chu kỳ kinh nguyệt vẫn dữ dội thì bạn nên đi gặp bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau vùng chậu nghiêm trọng, đau trực tràng hoặc chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt.