Bà mẹ Mỹ cho rắn cắn con một tuổi để dạy “bài học”

Bé gái một tuổi giật mình hoảng hốt khi bị con rắn chuột cắn.

Một bà mẹ ở hạt Highlands, bang Florida nước Mỹ vừa đăng tải một video trên Facebook cho thấy con gái một tuổi bị rắn chuột cắn.
Tuy đoạn video đã bị gỡ khỏi Facebook, người mẹ vẫn nói với ABC Action News rằng cô không hối hận khi cho con gái đối mặt với rắn.
Cô nói: “Loài rắn này đã cắn tôi và con trai tôi nhiều lần nhưng không để lại dấu vết gì. Vì thế, tôi nghĩ đây là một cơ hội tốt để giới thiệu con rắn cho con gái tôi”.
Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Highlands đang điều tra vụ việc. Một sĩ quan đã đến nhà của bà mẹ hôm thứ 6 tuần trước để phỏng vấn.
“Mọi người quá nhạy cảm”, bà mẹ nói. “Họ nghĩ rằng tôi chủ ý làm con tôi đau. Những người biết tôi sẽ hiểu rằng tôi không bao giờ làm con mình bị đau”.
Ba me My cho ran can con mot tuoi de day “bai hoc”
 Con rắn chuột đến gần chuẩn bị cắn bé gái 1 tuổi
Tên của người mẹ không được nêu trên báo chí Mỹ vì cơ quan cảnh sát địa phương chưa buộc tội cô.
Bà mẹ nói em bé không bị thương, chỉ hơi sợ sự tấn công nhanh của con rắn. "Răng của con rắn quá nhỏ để có thể xuyên thủng da. Vì vậy, nó rất vô hại”, cô nói.
Bà mẹ thêm rằng điều quan trọng là con cái phải học cách xử lý tất cả các loại động vật hoang dã và nhận biết những con vật cần tránh xa.
Bản thân cô cũng từng được bố dạy cách đối phó với loài bò sát từ nhỏ. Giờ, cô tin rằng phương pháp này sẽ giúp con gái cô học được bài học quý giá.
"Con tôi không sợ rắn nhưng cũng không muốn chạm vào chúng nữa, đó là mục đích của tôi."

Lý do khiến ngày nào cũng có người bị rắn cắn

Hầu như ngày nào BV Bạch Mai cũng tiếp nhận bệnh nhân bị rắn cắn, lý do là bởi vì loài vật này đang ở mùa sinh sôi.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), mùa hè sắp đến là mùa rắn sinh sôi, phát triển. Trong vòng một tháng trở lại đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện. Hiện tại, trung tâm đang điều trị cho 6 ca bị rắn độc cắn.

Trong số 6 bệnh nhân bị rắn độc cắn điều trị tại Trung tâm Chống độc, 2 trường hợp trong tình trạng nặng, phải thở máy. Trong đó có anh Lý Văn Thái (39 tuổi, ở Lục Ngạn, Bắc Giang) bị rắn cặp nia cắn khi đi làm đồng. Chỉ đến khi có biểu hiện tức ngực, khó thở, anh mới đến viện. Sau hơn một tháng điều trị tại Trung tâm Chống độc, hiện anh Thái vẫn trong tình trạng rất nặng, phải thở máy, não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao.
Ly do khien ngay nao cung co nguoi bi ran can
Rắn độc cắn rất nguy hiểm, khiến người bệnh có thể mất mạng 
BS Nguyên nhấn mạnh, sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân khi bị rắn cắn là cứ loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế. Sau khi bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời.

Các bác sĩ cho rằng, người dân không nên cố hút nọc độc hay rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn, sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”, sử dụng các loại thuốc dân gian, chữa bằng mẹo … bởi tất cả các biện pháp này đều không mang lại hiệu quả mong muốn và chưa có cơ sở khoa học chứng minh.

Các bác sĩ cảnh báo, điều trị rắn độc cắn phải dài ngày và chi phí khá tốn kém, trung bình khoảng từ 300 - 500 triệu đồng, đó là số tiền không hề nhỏ với cả những người không nghèo nhưng nếu tham gia BHYT người bệnh sẽ được hỗ trợ chi trả tối thiểu tới 80%. Chưa kể rủi ro và các vấn đề sức khỏe khác có thể đến bất kỳ lúc nào với tất cả mọi người, đặc biệt là người lao động trực tiếp.
Các bước sơ cứu nên làm đối với người bị rắn cắn:

- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng;

- Không để bệnh nhân tự đi lại;

- Bất động chân, tay bị rắn cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn);

- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường;

- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động;

- Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..)


Cô gái mang 2 dòng máu, 2 hệ miễn dịch và 2 màu da

Một căn bệnh về gen hiếm gặp đã khiến Taylor Muhl – nữ ca sĩ kiêm người mẫu đến từ California sở hữu 2 màu da, 2 hệ miễn dịch và 2 dòng máu.

Theo đó cô gái 33 tuổi này đã thừa hưởng những đặc điểm cơ thể của người chị em sinh đôi ngay khi còn trong bụng mẹ. Tất cả mọi thứ ở phần cơ thể bên trái của Taylor đều lớn hơn bên phải, thậm chí cô còn có 2 hệ thống miễn dịch và 2 dòng máu. Kinh ngạc hơn, Taylor còn sở hữu 2 màu da khác biệt được chia thành 2 bên dọc khắp thân mình.

8 kiểu tết tóc đơn giản cho các nàng làm điệu mùa hè

8 kiểu tết tóc tuyệt đẹp, khác lạ lại đơn giản rất đáng để bạn thử. Bạn có thể tạo cho mình sự khác lạ cho các dịp tiệc tùng hay gặp gỡ bạn bè.

8 kieu tet toc don gian cho cac nang lam dieu mua he
Tóc tết kiểu Pháp thông thường: Bắt đầu chải tóc ngược ra phía sau một cách mềm mại. Sau đó lấy lược (cũng có thể dùng ngón tay) để chọn một lọn tóc theo hình chữ V từ thái dương tới khu vực vương miện trên đầu bạn. Sau đó, lấy 3 lọn tóc từ khu vực đó và bắt đầu tết.