Áp lực nguồn cung trong nước, Myanmar sẽ nhập khẩu dầu của Nga

Người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar - ông Min Aung Hlaing đã thảo luận về dầu khí trong chuyến thăm Nga hồi tháng trước.

Phát ngôn viên của chính quyền quân sự Myanmar cho biết nước này có kế hoạch nhập khẩu xăng và dầu nhiên liệu của Nga để giảm bớt lo ngại về nguồn cung và giá cả tăng cao.
Ap luc nguon cung trong nuoc, Myanmar se nhap khau dau cua Nga
 Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gặp người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar - ông Min Aung Hlaing vào ngày 3/8/2022. Ảnh: REUTERS
Myanmar vẫn duy trì quan hệ hữu nghị với Nga, ngay cả khi cả hai nước vẫn đang chịu một loạt các lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây - Myanmar bị trừng phạt vì cuộc chính biến hồi năm ngoái, còn Nga bị trừng phạt do triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Nga đang tìm các khách hàng mới cho mặt hàng năng lượng của họ trong khu vực vì châu Âu - thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ - sẽ áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu của Nga theo nhiều giai đoạn vào cuối năm nay.
“Chúng tôi đã được phép nhập khẩu xăng từ Nga” – hãng tin Reuters ngày 18-8 dẫn lời phát ngôn quân đội Myanmar, ông Zaw Min Tun cho biết trong một cuộc họp báo. Ông này nói thêm rằng loại xăng này được ưa chuộng vì “chất lượng và giá thành rẻ”.
Theo các phương tiện truyền thông, các chuyến hàng dầu nhiên liệu sẽ bắt đầu đến Myanmar từ tháng 9.
Ông Zaw Min Tun cho biết người đứng đầu chính quyền quân sự Min Aung Hlaing đã thảo luận về dầu khí trong chuyến công du sang Nga hồi tháng trước. Myanmar hiện nhập khẩu nhiên liệu thông qua Singapore.
Ông nói rằng Naypyidaw sẽ xem xét việc khai thác dầu chung ở Myanmar với Nga và Trung Quốc.
Quân đội Myanmar đã thành lập Ủy ban Mua dầu của Nga do một đồng minh thân cận của ông Min Aung Hlaing lãnh đạo để giám sát việc mua, nhập khẩu và vận chuyển nhiên liệu với giá cả hợp lý dựa trên nhu cầu của Myanmar, theo một tuyên bố đăng trên một tờ báo nhà nước hôm 17-8.
Bên cạnh tình trạng xáo trộn chính trị và bất ổn dân sự, Myanmar còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá nhiên liệu cao và nạn cắt điện, khiến giới chức quân sự xoay sang nhập khẩu dầu nhiên liệu có thể sử dụng trong các nhà máy điện.
Giá xăng đã tăng khoảng 350% kể từ cuộc chính biến vào tháng 2 năm ngoái lên 2.300-2.700 kyat (khoảng 1 USD)/lít.
Trong tuần qua, các trạm xăng dầu đã ngừng hoạt động ở nhiều nơi trên cả nước do tình trạng khan hiếm nguồn hàng, theo tường thuật của các phương tiện truyền thông.
Nga cũng là nước cung cấp vũ khí chính cho quân đội Myanmar.

Biểu tình lớn ở Myanmar, 5 người thiệt mạng

Các lực lượng an ninh Myanmar đã nổ súng vào các cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng hôm nay (ngày 2/5).

Ba tháng sau cuộc đảo chính đẩy Myanmar vào khủng hoảng tồi tệ, các tướng lĩnh nắm quyền ở nước này tiếp tục đối mặt với các cuộc biểu tình không ngừng nghỉ phản đối họ.

Bieu tinh lon o Myanmar, 5 nguoi thiet mang
Biểu tình diễn ra triền miên ở Myanmar sau khi quân đội lật đổ chính quyền dân sự hồi đầu tháng 2. Ảnh: Times of India.

Số dân thường chết sau chính biến Myanmar vượt 700

Tình trạng bất ổn tại Myanmar kể từ khi quân đội giành chính quyền ngày 1/2 vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, trong khi số người chết vượt quá 700.

Theo Channel News Asia, số dân thường thiệt mạng xung quanh các cuộc đụng độ bạo lực giữa quân đội và người biểu tình phản đối đã tăng lên hơn 700 trong cuối tuần này.

Phe đối lập muốn tòa quốc tế điều tra quân đội Myanmar

Ít nhất một người biểu tình đã thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar hôm 19/3, giữa lúc các nhà lập pháp bị lật đổ cân nhắc yêu cầu Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) điều tra quân đội nước này.

Theo Reuters, quân đội và cảnh sát Myanmar đã tìm mọi cách trấn áp các cuộc biểu tình phản đối chính biến. Song, những người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, cố vấn nhà nước bị quân đội bắt giữ sau cuộc chính biến ngày 1/2, tiếp tục xuống đường tuần hành ở nhiều thành phố.

Đám đông biểu tình đứng phía sau rào chắn trong lúc đụng độ với lực lượng an ninh trên cầu Bayint Naung ở Yangon, Myanmar. Ảnh: Reuters.