Hai Bộ trưởng GD&ĐT, Tài Chính sẽ trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về việc tổ chức chất vấn tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp này.

56.jpg
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV

Trước đó, Tổng Thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về lựa chọn 2 trong 3 nhóm vấn đề để chất vấn và trả lời chất vấn.

Tính đến 17h ngày 16/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được ý kiến của 316 đại biểu Quốc hội.

Kết quả, nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính có 255 đại biểu lựa chọn, chiếm trên 80%. Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo có 192 đại biểu chọn, chiếm trên 60%. Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ có 184 vị chọn, chiếm trên 58%.

777.jpg
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sẽ trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9

Căn cứ theo quy định, các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 thuộc 2 lĩnh vực là giáo dục và đào tạo và tài chính. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng Chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, thời gian chất vấn và trả lời chất vấn là 1,5 ngày (từ ngày 19/6 đến hết buổi sáng ngày 20/6). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, điều hành phiên chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sẽ trả lời nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nội dung chất vấn tập trung vào thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Đặc biệt, việc thực hiện quy định của pháp luật về dạy thêm, học thêm là nội dung được lựa chọn chất vấn lần này. Cùng với đó là công tác bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long và Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nội vụ, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Công an, cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

76.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng sẽ trả lời chất vấn về giải pháp về công tác tài chính cho phát triển kinh tế xã hội.

Tiếp đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng sẽ trả lời chất vấn về giải pháp về công tác tài chính cho phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, làm mới động lực tăng trưởng truyền thống, xác lập, thúc đẩy động lực tăng trưởng mới.

Nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn lần này còn có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế; giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cơ chế, chính sách thúc đẩy, thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế cũng là nội dung được lựa chọn.

Hai Phó Thủ tướng là ông Hồ Đức Phớc và Nguyễn Chí Dũng cùng Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Từ 10h20 phút sáng 20/6, Thủ tướng (hoặc Phó Thủ tướng được ủy quyền) sẽ có báo cáo về những vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.

Bỏ chất vấn TAND và VKSND, dân oan sai nhờ cậy ai?

“Nếu vậy dân bị oan sai sẽ nhờ cậy ai chất vấn để bảo vệ quyền lợi của họ?”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đặt câu hỏi.

Ngày 14/5, tại hội trường Diên Hồng, Quốc hội, các đại biểu Quốc hội có nhiều ý kiến và tranh luận về Tờ trình của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, trong đó có dự thảo Nghị quyết bỏ đối tượng được đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn là Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

202505140813176537-ff4fb36ff030456e1c21.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng

Thông qua Nghị quyết hoạt động chất vấn: Nghiên cứu sửa Luật Báo chí

Chiều 30/11, với 458/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với 458/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Trước đó, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang trình bày dự thảo Nghị quyết. 

Kỳ vọng phiên chất vấn gỡ điểm “nghẽn” những vấn đề “nóng”

Các đại biểu bày tỏ kỳ vọng phiên chất vấn và trả lời chất vấn rất chất lượng, sôi động, gỡ được nhiều điểm "nghẽn" mà cử tri quan tâm.

Hôm nay, 11/11, theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, là ngày đầu tiên Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra trong 2 ngày (từ 11/11 - 12/11/2024). Trò chuyện với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội, các đại biểu đã bày tỏ nhiều kỳ vọng về chất lượng của Phiên chất vấn và trả lời chất vấn này.