Ăn quả lừa của cò Bệnh viện K vì thích khám sớm

(Kiến Thức) - Lặn lội lên Hà Nội để được khám ở Bệnh viện K, nhưng vì muốn nhanh, nhiều người bị cò lừa, vừa tốn tiền vừa không chắc về chất lượng.

Nhiều ngày nay, PV Kiến Thức liên tục nhận được phản ánh của người dân trước cổng và xung quanh khu vực Bệnh viện K (43 Quán Sứ, Hà Nội) về việc “cò mồi” lừa người bệnh
An quả lùa của cò Bẹnh viẹn K vì thích khám sóm
 Một đối tượng "cò" đang đứng quan sát để tiếp cận và lôi kéo người bệnh sang phòng khám tư ở ngay khu vực Bệnh viện K.
Phải trả tiền để được... lừa 
Vừa dừng xe máy trước lối vào khu để xe bên ngoài Bệnh viện K., PV Kiến Thức đã bị một phụ nữ khoảng 40 tuổi mặt bịt khẩu trang chặn lại hỏi: "Em đi khám à? Khám gì? Không phải vào bệnh viện đâu, xếp hàng đến chiều cũng chưa chắc đã tới lượt. Đưa chị 30.000 đồng, chị sẽ cho số điện thoại bác sĩ Bệnh viện K để em liên hệ. Không thì đưa 50.000, chị sẽ đưa em vào tận phòng khám của bệnh viện luôn. Kết quả em cũng lấy được ngay trong ngày”.
Ngoài việc khẳng định đây là phòng khám của Bệnh viện K, người phụ nữ này còn giới thiệu: "Bác sĩ kinh nghiệm lâu năm rồi nên khám rất cẩn thận, khám cho em từ A đến Z, giá cả rất phù hợp không đắt đỏ gì đâu". 
Gần đó, một phụ nữ mập mạp chừng 35 tuổi lao ra đường chặn đầu xe của mấy người, mời mọc: “Đi khám à bác ơi? Đi khám phải không bác? Bác cho xe vào đây cháu xếp cho, rồi cháu dẫn bác sang chỗ bác sĩ khám nhanh thôi". Chị này thậm chí chỉ đòi 20.000 tiền công dắt sang phòng khám của Bệnh viện K xịn. 
An quả lùa của cò Bẹnh viẹn K vì thích khám sóm-Hinh-2
Cò bệnh viện  (khoanh đỏ) lao ra đường để mời người bệnh.

An quả lùa của cò Bẹnh viẹn K vì thích khám sóm-Hinh-3
  Sau khi bắt được "con mồi" và nhận phí dẫn dắt, "cò" (phải) dẫn sang phòng khám tư.
Theo quan sát của phóng viên, trước cửa Bệnh viện K có khoảng 7-8 "cò" cả nam lẫn nữ. Họ vừa tham gia xếp xe, vừa lôi kéo, mời mọc bệnh nhân sang phòng khám ngoài bệnh viện. Những người đồng ý "sử dụng dịch vụ" được bố trí chỗ để xe nhanh chóng, không phải xếp hàng chờ, nếu không thì thường bị từ chối cho gửi xe với lý do“bãi để xe đã hết chỗ”.
Theo chân những người bị cò dẫn dắt, phóng viên thấy họ được đưa sang một phòng khám ở phố Thợ Nhuộm hoặc phòng khám đối viện cổng chính Bệnh viện K. Đây là các cơ sở tư nhân, tuyệt nhiên không có dấu hiệu gì chứng minh đó là phòng khám của chính Bệnh viện K như cò giới thiệu lúc đầu. 
Nhận ra điều đó, có những người bỏ không khám dù đã mất tiền cò, nhưng nhiều người khác tặc lưỡi, đã đến thì vào. Và một số khác ở quê lên thậm chí không biết mình bị lừa, vẫn cứ tưởng mình đang ở một cơ sở khác của Bệnh viện K được mở ra để chống quá tải.
Anh M., người bỏ đi khi nhận ra đây chỉ là phòng khám tư, nói: "Tôi nghĩ những cò mồi này ăn tiền của phòng khám để dắt khách cho họ, việc lấy mấy chục nghìn của bệnh nhân là để tăng độ tin tưởng thôi. Nhưng với người bệnh khó khăn thì tiền nào chẳng là tiền. Đúng là phải trả tiền để được lừa".
An quả lùa của cò Bẹnh viẹn K vì thích khám sóm-Hinh-4
  Một trong các đối tượng "cò" (khoanh đỏ) vừa dắt người bệnh từ cổng Bệnh viện K sang phòng khám 26 Thợ Nhuộm.
Trả một đống tiền, khám xong vẫn đầy nghi hoặc
Anh N., đến từ Yên Bái, bị cò dắt sang phòng khám tư ở Thợ Nhuộm, kể với giọng băn khoăn: “Đây là lần đầu tiên tôi đưa vợ xuống khám. Đến đây lúc 5h sáng, thấy bệnh viện đông quá nên có một anh dẫn sang đây vì bên này cũng là cơ sở của bệnh viện K. Tôi thấy họ khám nhanh lắm nhưng chẳng biết có chuẩn bệnh hay không. Thiết bị y tế tôi thấy cũng bình thường nhưng lấy đắt quá vì vợ tôi chỉ khám thận và phổi thôi mà mất tới 2 triệu. 
Clip "cò" (đội mũ lưỡi trai) dắt người bệnh (cặp vợ chồng mặc áo trắng) từ cổng Bệnh viện K sang phòng khám tư.

Tại phòng khám tư đối diện Bệnh viện K, cũng là một địa chỉ là cò hay lừa dắt bệnh nhân đến, lối ra vào rất hẹp, phía trong đông đúc, nhốn nháo.
“Nếu không lỡ đưa cho cái chị trông xe (tức là "cò"-PV) 50.000 nghìn thì tôi cũng không ngồi đợi như thế này đâu. Bảo là sang khám được ngay nhưng rốt cục vẫn phải xếp hàng như bên viện K thì cũng bằng nhau”, bà D. (quê ở Thái Bình) tỏ thái độ bực tức.
Ông T., (52 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) cho hay: “Tôi và cháu cũng được một chị ở ngoài bãi gửi xe dẫn sang phòng khám này. Không ngờ ở đây đông quá, nói là nhanh nhưng cũng chẳng thấy nhanh. Bác sĩ kết luận tôi bị loét, sâu miệng, nhưng tiền khám, tiền thuốc sao mà đắt thế, tôi mất tổng cộng 2.740.000”.
Người dân sống gần Bệnh viện K cho biết, chuyện cò mồi lừa dắt bệnh nhân ra phòng khám tư diễn ra hằng ngày từ lâu. “Chủ yếu là người bệnh ở các vùng quê xa đến, không biết nên mới bị lừa", một người dân nói. 

Bộ Y tế xử lý thông tin Bệnh viện K "vòi tiền"

(Kiến Thức) -Thứ trưởng Bộ Y tế vừa họp khẩn cấp với lãnh đạo Bệnh viện K để xử lý thông tin người bệnh tố Bệnh viện K "vòi tiền" người bệnh.

Theo đó ngày 19/3, trên mạng internet xuất hiện một đoạn clip ghi lại hình ảnh một người nhà bệnh nhân rất bức xúc, làm loạn Bệnh viện K và tố cáo y tá viện K vòi tiền bệnh nhân.

Ngay chiều 20/3/2015, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì buổi làm việc với Ban Giám đốc bệnh viện K Trung ương và lãnh đạo một số khoa, phòng liên quan của bệnh viện để làm rõ thông tin vụ việc gây bức xúc trên.

Bo Y te xu ly thong tin Benh vien K voi tien
 Hình ảnh người nhà bệnh nhân tố y tế Bệnh viện K vòi tiền bệnh nhân trong clip. Ảnh cắt clip

Theo báo cáo của PGS.TS Bùi Diệu, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương: “Sau khi có điện thoại từ đường dây nóng phản ảnh, cùng với sự xuất hiện của clip nói trên, bệnh viện K Trung ương đã nghiêm túc xem xét nội dung, tổ chức cuộc họp để kiểm điểm, đánh giá nếu có sai phạm xử lý nghiêm. Trước mắt, bệnh viện đã đã quyết định tạm đình chỉ công tác của chị Nguyễn Thị Lan để làm rõ vụ việc.

Y tá được nói đến trong đoạn clip là chị Nguyễn Thị Lan, hiện là điều dưỡng viên công tác tại Khoa Nội soi - Thăm dò chức năng.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Lan trước đó đã nghỉ chế độ. Tuy nhiên vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, chồng bị bệnh Ung thư đang điều trị tại bệnh viện K nên bệnh viện đã ký hợp đồng làm thêm, để giúp nữ điều dưỡng này trang trải cuộc sống.

Người phụ nữ trong clip là người nhà bệnh nhân Vũ Đình Linh, 48 tuổi, quê ở Hòa Bình. Bệnh nhân này được chẩn đoán là thành sau họng có tổn thương sùi loét lớn. Clip ghi lại hình ảnh người phụ nữa này liên tục chửi bới và cho rằng y tá Nguyễn Thị Lan “đòi” người nhà bệnh nhân 200.000 đồng để có kết quả sớm.

Tuy nhiên, theo giải trình của điều dưỡng Lan thì do điều dưỡng này giải thích không thấu đáo dẫn đến sự hiểu nhầm của người bệnh. Khi trao đổi với người nhà bệnh nhân, điều dưỡng Lan nói rằng: “Em muốn làm kết quả nhanh, thì phải mất 200.000 đồng đưa ra ngoài mà làm”, chứ không phải “Trả 200.000 đồng thì có kết quả ngay, không có 200.000 đồng thì 10 ngày sau mới có kết quả”, như người phụ nữ đó nói.

Cũng liên quan tới sự việc xảy ra tại Bệnh viện K, BS. Phạm Văn Hạnh, Trưởng khoa Nội soi - Thăm dò chức năng cho biết: “Thời điểm xảy ra sự việc, tôi đang tiến hành mổ cho bệnh nhân khác. Khi thấy ồn ào tôi đã ra và đã giải thích cho người phụ nữ đó nhưng người nhà bệnh nhân vẫn không đồng ý, cố tình không nghe.

Tôi cũng đã mời người nhà bệnh nhân vào Khoa để giải thích rõ và có lời xin lỗi. Tuy nhiên, người phụ nữ này không hợp tác mà càng lớn tiếng, thậm chí giằng co với y tá Lan, đập bàn, giật cả kính, khẩu trang của điều dưỡng Lan".

Theo BS Hạnh, tại Bệnh viện K quy trình nội soi đối với các bệnh nhân thông thường phải làm có xét nghiệm sinh thiết để giúp chuẩn đoán xác định và sau 5-7 ngày. Còn không làm sinh thiết, theo quy định là 14 giờ sẽ trả kết quả.

Tại một số cơ sở xét nghiệm dịch vụ, giá làm các kết quả xét nghiệm sinh thiết thường là 200.000 đồng, và phải mất 2 ngày mới có kết quả. Vì lý do đó nên khi trao đổi với người bệnh y tá Nguyễn Thị Lan đã giải thích chưa rõ ràng dẫn đến người nhà bệnh nhân hiểu lầm.

Cậu bé nghiện thuốc lá từ 3 tuổi khiến cha mẹ tuyệt vọng

(Kiến Thức) - Từ khi 3 tuổi, Tati đã hút 3 gói thuốc lá mỗi ngày. Cha mẹ cậu tuyệt vọng khi không thể cai thuốc cho con.

Cạu bé nghien thuoc la tu 3 tuoi khién cha mẹ tuyẹt vọng
Cậu bé Dihan sống ở miền Tây Java (Indonesia) nghiện thuốc lá nghiêm trọng. Nguyên nhân do từ nhỏ, cậu bé đã bị cuốn hút với những quảng cáo thuốc lá tràn ngập trên truyền hình. 
Cạu bé nghien thuoc la tu 3 tuoi khién cha mẹ tuyẹt vọng-Hinh-2
Năm 3 tuổi, cậu hút 3 bao thuốc mỗi ngày. Giờ 7 tuổi, cậu bé giảm xuống hút 16 điếu thuốc/ngày. 
Cạu bé nghien thuoc la tu 3 tuoi khién cha mẹ tuyẹt vọng-Hinh-3
Ngoài Dihan, 3 cậu bé cùng làng, Nawan (11 tuổi), Jujun (7 tuổi) và Dede (8 tuổi) cũng đốt khoảng 16 điếu thuốc một ngày dù cha mẹ các em tìm mọi cách để ngăn cản.