Ăn mừng hết độc thân, chú rể ngất lịm vì lý do không ngờ

Tổ chức tiệc mừng hết độc thân, chú rể tương lai bất ngờ ngất lịm khi đi vệ sinh, khiến người nhà hết sức lo lắng.

Chỉ vài ngày nữa, Tiểu Hồ (26 tuổi, Tiêu Sơn, Hàng Châu, Trung Quốc) sẽ làm đám cưới. Sắp hết độc thân, anh Hồ phấn chấn mời bạn bè ăn mừng tại một nhà hàng. Bữa tiệc toàn người quen nên ai cũng ăn uống hết mình, không say không về.
Sau thời gian ăn uống thả ga, Tiểu Hồ thấy bụng căng tức không thể ngồi yên nên đi vào nhà vệ sinh. Tại đây, chú rể ngất lịm. Khi phục vụ nhà hàng phát hiện, đầu anh còn chảy máu khiến mọi người càng lo lắng, nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Rất may, một lúc sau, Tiểu Hồ từ từ hồi tỉnh. Dựa vào thông tin người nhà cung cấp, kết quả khám tổng thể, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị “tiểu ngất”.
An mung het doc than, chu re ngat lim vi ly do khong ngo
 Ảnh minh họa.
Chứng kiến sự việc, người nhà thắc mắc tại sao Tiểu Hồ vốn là người khỏe mạnh tự nhiên ngất xỉu? Chú rể sắp cưới có mắc bệnh tế nhị, ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân sắp tới không?
Giải đáp về tình hình sức khỏe bệnh nhân, bác sĩ Khoa thần kinh Xuan Haixian cho biết, tiểu ngất là tình trạng mất ý thức đột ngột, ngắn xảy ra lúc đầu, trong hoặc sau khi đi tiểu.
Hầu hết trường hợp ngất khi đi tiểu là do rặn cố. Lúc này bàng quang căng phồng, co bóp đột ngột; áp lực ổ bụng giảm đột ngột; tụt huyết áp gây thiếu máu não dẫn đến ngất xỉu.
Thời gian ngất có thể kéo dài vài giây đến nửa tiếng. Tình trạng bệnh nhân sẽ trở lại bình thường sau vài giờ nghỉ ngơi. Tiểu ngất thường xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Tiểu ngất có thể xảy ra khi tiểu vội mới thức dậy, suy nhược sau ốm, mệt mỏi triền miên và uống nhiều rượu.
Sau khi hồi tỉnh, Tiểu Hồ được theo dõi sức khỏe tại viện. Do không có biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân sớm được xuất viện về nhà. Bác sĩ cũng dặn dò Tiểu Hồ thời gian tới không nên nhịn tiểu, tránh tình trạng tái phát. Thông qua trường hợp bệnh của Tiểu Hồ, bác sĩ cũng khuyến nghị cách xử lý khi bị tiểu ngất:
- Gọi ngay cấp cứu;
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa và giữ yên tĩnh cho môi trường xung quanh;
- Cởi vòng cổ và thắt lưng nếu bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn và nôn trớ, tốt nhất nên quay đầu sang một bên để tránh ngạt thở do chất nôn bị hút vào khí quản.
Cách ngăn ngừa tiểu ngất: Để ngừa tiểu ngất, bạn nên tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ, tránh nhịn tiểu lâu.
Khi muốn tiểu đêm, bạn nên đứng dậy từ từ để cơ thể kịp thích ứng với tư thế mới. Nếu thấy hoa mắt, chóng mặt, run rẩy khi đi tiểu cần ngồi xuống hoặc bám vịn để ổn định tư thế, gọi người nhà hỗ trợ. Trường hợp thường xuyên bị tiểu ngất, tốt nhất nên đi khám để được hỗ trợ kịp thời.

Làm điều này khi ân ái, cô gái 24 tuổi chết vì ung thư

24 tuổi là độ tuổi đẹp, nỗ lực hết mình để đạt được ước mơ, nhưng cô gái này không may qua đời vì căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Hiện nay, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung ngày càng trở nên phổ biến, nhiều bạn nữ đã đi tiêm vì sợ ung thư. Trên thực tế, loại ung thư cổ tử cung này rất nguy hiểm, tìm cách ngăn ngừa thực sự là điều đúng đắn.

Đi mua cà phê, hot girl mặc hở khoe vòng 1 nhìn phát ngại

Thân hình của hot girl này quả thực gây chú ý vì rất quyến rũ, nóng bỏng. Cô nàng để kiểu tóc đen dài đơn giản, mặc áo hai dây trễ ngực, tôn lên vòng một khủng.

Di mua ca phe, hot girl mac ho khoe vong 1 nhin phat ngai
 Những ngày gần đây, cư dân mạng đang lan truyền những hình ảnh về một hot girl mặc hở hang, quyến rũ đi mua cà phê. 

Dấu hiệu cho thấy bạn uống quá nhiều nước

Chúng ta luôn được nghe những lời khuyến cáo cần uống đủ nước mỗi ngày, tuy nhiên nếu bạn uống nhiều hơn lượng cơ thể cần thiết, bạn có thể gặp nhiều rắc rối.

Bạn uống nước kể cả khi không khát: Cách tốt nhất để biết rằng liệu cơ thể có cần thêm nước không là dựa vào cảm nhận của chính bạn về cơn khát. Cơn khát chính là phản ứng của cơ thể để chống lại sự mất nước. Cơ thể càng cần nhiều nước thì bạn càng thấy khát.

Nước tiểu có màu trong suốt: Nếu bạn uống đủ lượng nước mà cơ thể cần, nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng nhạt và trong. Trái với suy nghĩ của nhiều người, nước tiểu không màu và trong suốt không phải là dấu hiệu khỏe mạnh, mà lại cho thấy bạn đã uống quá nhiều nước.

Bạn đi tiểu nhiều, kể cả là về đêm: Nếu bạn thường xuyên phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã uống quá nhiều nước. Một người bình thường sẽ đi tiểu từ 6-8 lần mỗi ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần mỗi ngày, bạn nên uống ít nước hơn.

Bạn thấy buồn nôn và có thể nôn mửa: Dấu hiệu của “thừa nước” khá giống với dấu hiệu mất nước. Khi bạn uống quá nhiều nước, thận của bạn sẽ không đủ khả năng để loại bỏ lượng nước thừa, và nước bắt đầu tích tụ trong cơ thể bạn. Điều này gây ra nhiều triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Bạn bị đau nhức đầu suốt cả ngày: Đau đầu là dấu hiệu của cả tình trạng thừa nước và thiếu nước. Khi bạn uống quá nhiều nước, mật độ muối trong máu giảm, khiến các tế bào trong cơ thể bắt đầu sưng lên, bao gồm cả tế bào não. Não bộ phình to sẽ chèn ép lên hộp sọ, gây cơn đau đầu nhức nhối và nhiều vấn đề nguy hiểm khác như khó thở và suy giảm chức năng não.

Môi, tay và chân sưng phù hoặc bợt màu: Uống quá nhiều nước có thể dẫn đến tình trạng hạ natri huyết, gây các triệu chứng như sưng phù và bợt màu ở bàn tay, bàn chân và môi. Người uống quá nhiều nước cũng có thể tăng cân đột ngột do tích nước trong máu.

Các cơ yếu ớt và dễ bị chuột rút: Khi bạn uống quá nhiều nước, mức điện giải trong cơ thể giảm nhanh, dẫn đến các triệu chứng như chuột rút cơ, yếu cơ. Bạn có thể ngăn các vấn đề về cơ bằng cách uống nước dừa thay cho nước lọc, vì nước dừa có hàm lượng điện giải rất cao.

Bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược: Thận có chức năng thanh lọc lượng nước bạn uống vào và đảm bảo cân bằng các chất lỏng trong máu. Khi bạn uống quá nhiều nước, thận phải làm việc quá sức, dẫn đến phản ứng căng thẳng từ các hormone, từ đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược.