Ám ảnh lời kể nhân chứng trong khu cách ly ở Thượng Hải

Ngủ cạnh hàng ngàn người lạ trong "chiếc cũi" dưới ánh đèn sáng 24/24 là một trong những điều bất cập tồn tại bên trong một cơ sở cách ly tại Thượng Hải.

Dưới ngọn đèn chưa khi nào được tắt, Bei Bei, 30 tuổi, một nữ nhân viên bất động sản đang loay hoay vì chưa tìm được chỗ tắm. Ngày 12/4 vừa qua, sau 10 ngày bị "cô lập" ở nhà vì nhận kết quả dương tính với COVID-19, Bei Bei cùng chồng được yêu cầu cách ly tập trung, để lại đứa con gái hai tuổi cho ông ngoại.
Nơi cô và chồng tới cách ly là Trung tâm Hội nghị & Triển lãm quốc gia ở Thượng Hải, có diện tích rộng tới 420.000 m2, được biết đến là nơi diễn ra triển lãm ô tô lớn nhất thế giới. Thế nhưng, khi trở thành khu cách ly tập trung với sức chứa 50.000 giường bệnh, nó bị phàn nàn rất nhiều, như mái nhà dột nát, thiếu thực phẩm hay các vấn đề khác. "Đèn sáng suốt đêm nên thật khó để đi vào giấc ngủ", Beibei nói. "Chúng tôi chưa tìm được nơi có vòi nước nóng để tắm. Phòng tắm cũng không sạch lắm. Rất nhiều người sử dụng chúng, trong khi đó các tình nguyện viên hoặc nhân viên vệ sinh lại không thể dọn dẹp kịp".
Theo Beibei, tại khu cách ly, người dân được kiểm tra sốt 2 lần/ngày và phải khai báo tình trạng sức khỏe trên điện thoại di động. Những ngày bên trong khu cách ly, hầu hết mọi người đều "giết thời gian" bằng cách đọc sách, tham gia các lớp học trực tuyến hoặc xem video. 
"Lúc đầu ai cũng sợ hãi và hoảng loạn", Beibei nói. "Sau đó, mọi người bắt đầu chấp nhận rằng loại virus đặc biệt này không khủng khiếp như vậy".
Am anh loi ke nhan chung trong khu cach ly o Thuong Hai
Bên trong khu cách ly, những "chiếc cũi" được sắp xếp sát nhau. Ảnh: AP
Ngày 17/4, Trung Quốc ghi nhận 26.155 ca mắc mới. Số ca ở Thượng Hải chiếm 95%, tương đương 24.820, trong đó có 3.238 trường hợp không có triệu chứng. Bất kỳ ai có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng có ít hoặc không có triệu chứng đều phải tới cơ sở cách ly trong một tuần. 
Trung tâm hội nghị trên, là một trong hơn 100 cơ sở cách ly được thiết lập ở Thượng Hải dành cho những người như Beibei, có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng có ít hoặc không có triệu chứng. Đây là một phần trong những nỗ lực nhằm ngăn chặn đợt bùng phát COVID-19 lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi đại dịch bùng phát từ 2 năm trước. Tuy nhiên, việc thành phố 25 triệu dân bị phong tỏa giống như "bước thử" lòng kiên nhẫn của những người ngày một chán nản với chính sách "zero-COVID" hà khắc của Trung Quốc.

Những sự thật về các nữ chiến binh Samurai của Nhật Bản

Những nữ chiến binh Samurai hay Onna-Bugeisha mạnh mẽ, can trường không thua kém nam giới, từng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ đất nước.

Nhung su that ve cac nu chien binh Samurai cua Nhat Ban
 Hoàng hậu hay Thiên hoàng Jingu (169-269) được xem là Onna-Bugeisha đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản. Sau cái chết của chồng, Thiên hoàng Chuai, bà lên ngôi và đích thân lãnh đạo trận chiến với Silla - Hàn Quốc ngày nay.

Ủy viên Châu Âu kêu gọi ngừng tắm nước nóng để trừng phạt Nga

Một số chính trị gia châu Âu đã "nâng tầm sáng tạo", kêu gọi người dân từ bỏ một số tiện nghi cá nhân để thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.

"Mọi người đều hỏi: 'Tôi có thể làm gì?'. Bạn có thể làm hai điều. Điều đầu tiên, hãy kiểm soát vòi tắm của chính bạn và con bạn. Điều thứ hai, khi bạn khóa vòi nước đó lại, hãy tự tin nói rằng: 'Chấp nhận đi ông Putin'". Đây là gợi ý mà bà Margrethe Vestager, Ủy viên châu Âu về Cạnh tranh phát biểu cách đây không lâu.
Phát biểu "tưởng như hài hước" này của bà Margrethe Vestager sau đó trở thành chủ đề "chế giễu" của nhiều người dùng mạng Twitter. "Cứ cho rằng bản thân là quan chức EU có quyền lực, được trả lương cao, còn mọi người thì ngớ ngẩn hơn bà ta. Hôm nay là ngày tắm nước nóng lâu nhất trong cuộc đời tôi đấy. Chấp nhận đi EU ", tài khoản có tên Luigi Colline bình luận. 

Ác mộng Vũ Hán lặp lại, thành phố giàu nhất Trung Quốc hoang tàn

Trung tâm tài chính nhộn nhịp bậc nhất Trung Quốc đã đi vào bế tắc với 26 triệu cư dân bị phong tỏa.