Ủy viên Châu Âu kêu gọi ngừng tắm nước nóng để trừng phạt Nga

Một số chính trị gia châu Âu đã "nâng tầm sáng tạo", kêu gọi người dân từ bỏ một số tiện nghi cá nhân để thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.

"Mọi người đều hỏi: 'Tôi có thể làm gì?'. Bạn có thể làm hai điều. Điều đầu tiên, hãy kiểm soát vòi tắm của chính bạn và con bạn. Điều thứ hai, khi bạn khóa vòi nước đó lại, hãy tự tin nói rằng: 'Chấp nhận đi ông Putin'". Đây là gợi ý mà bà Margrethe Vestager, Ủy viên châu Âu về Cạnh tranh phát biểu cách đây không lâu.
Phát biểu "tưởng như hài hước" này của bà Margrethe Vestager sau đó trở thành chủ đề "chế giễu" của nhiều người dùng mạng Twitter. "Cứ cho rằng bản thân là quan chức EU có quyền lực, được trả lương cao, còn mọi người thì ngớ ngẩn hơn bà ta. Hôm nay là ngày tắm nước nóng lâu nhất trong cuộc đời tôi đấy. Chấp nhận đi EU ", tài khoản có tên Luigi Colline bình luận. 
Trong khi đó, tài khoản có tên Alessandro Gardini lại gợi ý: "Giá như chúng ta có thể biến sự ngớ ngẩn của các quan chức thành năng lượng thì châu Âu sẽ tự cung tự cấp được".
Uy vien Chau Au keu goi ngung tam nuoc nong de trung phat Nga
Bà Margrethe Vestager. Ảnh: VCG 
Khi xung đột Nga-Ukraine chưa dừng lại, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã gia tăng các lệnh trừng phạt Nga trên nhiều lĩnh vực, khiến giá xăng dầu, năng lượng và lương thực ở Mỹ cũng như châu Âu tăng cao. 
Nguồn cung năng lượng của Nga chiếm hơn 40% tổng nguồn cung khí đốt tự nhiên và 50% nguồn cung than được sử dụng ở Châu Âu. Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng 34% sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh, yêu cầu người mua từ những quốc gia và vùng lãnh thổ bị coi là "không thân thiện" thanh toán khí đốt bằng đồng rúp.
Để thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, một số chính trị gia châu Âu đã "nâng tầm sáng tạo" như cách "tuyên chiến chống lại ông Putin". Hồi cuối tháng 3, Peter Hauk, Bộ trưởng Nông nghiệp của bang Baden-Württemberg, Đức, kêu gọi người dân hạ nhiệt độ phòng của hệ thống sưởi và mặc nhiều quần áo hơn. "Bạn có thể chịu được 15 độ C trong mùa đông nếu mặc áo len. Không ai chết vì điều này cả", ông Hauk nói.

“Nói xấu” ông Putin, Tổng thống Mỹ bị Triều Tiên chỉ trích

Triều Tiên "chê" ông Biden "lẩm cẩm" sau khi Tổng thống Mỹ đưa ra tuyên bố mà theo Nga là "không xứng tầm" với một nguyên thủ.

Bài chỉ trích được hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa ra sau khi ông Biden tuyên bố cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin là "tội phạm chiến tranh" và kêu gọi đưa ông ra xét xử vì cáo buộc có hành vi tàn bạo đối với dân thường ở Bucha, Ukraine.
"Câu chuyện mới nhất là Tổng thống Mỹ đã nói xấu Tổng thống Nga dựa trên những dữ liệu vô căn cứ", KCNA bình luận hôm 9/4. "Những nhận xét liều lĩnh như vậy chỉ có thể được đưa ra bởi hậu duệ của Yankees (cách gọi người Nam Mỹ trong cuộc chiến tranh Nam Bắc), bậc thầy trong việc gây hấn và bày mưu tính kế". 

Cuộc gặp bất ngờ của Thủ tướng Anh và ông Zelensky bàn chuyện gì?

Người phát ngôn của Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết chuyến thăm của ông Boris Johnson "thể hiện tình đoàn kết với nhân dân Ukraine".

Ngày 9/4, Thủ tướng Anh Boris Johnson gây bất ngờ khi có cuộc hội đàm trực tiếp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại thủ đô Kiev. Đây được cho là lần gặp mặt trực tiếp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo kể từ khi giao tranh Nga-Ukraine xảy ra.
Người phát ngôn Văn phòng Thủ tướng Anh sau đó lên tiếng xác nhận cuộc gặp đầy bất ngờ này. "Thủ tướng tới Ukraine để gặp trực tiếp Tổng thống Zelensky nhằm thể hiện tình đoàn kết với người dân Ukraine. Họ sẽ thảo luận về sự hỗ trợ lâu dài của Anh đối với Ukraine, trong đó, Thủ tướng sẽ đề ra khoản viện trợ quân sự mới".

Ai giúp nước Nga “phản công” trong cuộc chiến tài chính với phương Tây?

"Báo chí nước ngoài nhận định, 'át chủ bài' giúp Moscow 'phản công' trong cuộc chiến tài chính này chính là Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga", iFeng nêu.

Ít ngày sau khi giao tranh Nga - Ukraine nổ ra, một gói trừng phạt của phương Tây khiến đồng rúp Nga giảm xuống mức kỷ lục 121,5 rúp/USD, được coi là dấu hiệu cho "sự cô lập tài chính Nga". Tuy nhiên, đồng rúp của Nga, từng bị Tổng thống Mỹ Joe Biden coi là "giấy vụn", nay đã nhanh chóng "phục hồi", tăng vọt lên mức trước khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự, bất chấp các lệnh trừng phạt từ phương Tây tiếp tục "gia tăng".
Theo dữ liệu từ Sở giao dịch Moscow, vào ngày 8/4 (giờ địa phương), lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm ngoái, tỷ giá đồng rúp Nga và đồng USD dưới 73 rúp/USD. Trong khi đó, tỷ giá với euro là dưới 79 rúp/euro kể từ tháng 6/2020.