Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Ai được ban sách làm bằng vàng trong lịch sử?

24/09/2020 19:45

Trong 143 năm tồn tại, vương triều Nguyễn ban hành rất nhiều sách làm bằng vàng, bạc, đồng. Tất cả loại sách này có tên gọi chung là Kim sách. Các sách này được ban cho các thành viên trong hoàng thân... 

Theo Nguyễn Thanh Điệp/ Zing
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Sách đúc bằng vàng là sản phẩm đặc sắc của người Việt. Trong số các triều đại phong kiến Việt Nam, nhà Nguyễn từng cho đúc những cuốn sách bằng vàng. Ảnh: Lao Động.
Sách đúc bằng vàng là sản phẩm đặc sắc của người Việt. Trong số các triều đại phong kiến Việt Nam, nhà Nguyễn từng cho đúc những cuốn sách bằng vàng. Ảnh: Lao Động.
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, ngoài những quyển sách được đúc bằng vàng, triều Nguyễn còn cho đúc những cuốn sách bằng kim loại khác là bạc và đồng. Ảnh: Lao Động.
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, ngoài những quyển sách được đúc bằng vàng, triều Nguyễn còn cho đúc những cuốn sách bằng kim loại khác là bạc và đồng. Ảnh: Lao Động.
Cũng theo Trung tâm này, trong 143 năm tồn tại của vương triều mình, nhà Nguyễn ban hành rất nhiều sách bằng vàng, bạc, đồng. Tất cả loại sách này có tên gọi chung là Kim sách. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Cũng theo Trung tâm này, trong 143 năm tồn tại của vương triều mình, nhà Nguyễn ban hành rất nhiều sách bằng vàng, bạc, đồng. Tất cả loại sách này có tên gọi chung là Kim sách. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Kim sách triều Nguyễn thường ghi lại chiếu dụ vua ban việc chính sự, lễ nghi triều đình như các hoàng đế lên ngôi, lập hoàng thái tử, tấn phong hoàng hậu, vương phi, phong tước, dâng, ban tôn hiệu, thụy hiệu cho hoàng thân, quốc thích, đặt tên cho hoàng đế nối ngôi, đặt tên lót và phân biệt thế thứ, thân sơ giữa dòng đế. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Kim sách triều Nguyễn thường ghi lại chiếu dụ vua ban việc chính sự, lễ nghi triều đình như các hoàng đế lên ngôi, lập hoàng thái tử, tấn phong hoàng hậu, vương phi, phong tước, dâng, ban tôn hiệu, thụy hiệu cho hoàng thân, quốc thích, đặt tên cho hoàng đế nối ngôi, đặt tên lót và phân biệt thế thứ, thân sơ giữa dòng đế. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Theo sách Đại Nam thực lục, sách vàng triều Nguyễn là di sản quý cả về văn bản học, nghệ thuật đúc, khắc... Việc chế tạo kim sách giao cho Hữu ty thuộc Bộ Lễ thực hiện. Lời sách do đích thân các hoàng đế tự biên soạn hoặc sai các danh nho, đại thần đương thời chấp bút. Việc chế tác kim sách được thực hiện cẩn trọng, kỳ công. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Theo sách Đại Nam thực lục, sách vàng triều Nguyễn là di sản quý cả về văn bản học, nghệ thuật đúc, khắc... Việc chế tạo kim sách giao cho Hữu ty thuộc Bộ Lễ thực hiện. Lời sách do đích thân các hoàng đế tự biên soạn hoặc sai các danh nho, đại thần đương thời chấp bút. Việc chế tác kim sách được thực hiện cẩn trọng, kỳ công. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Theo sách Đại Nam thực lục, năm 1816, hoàng đế Gia Long lập Nguyễn Phúc Đảm làm thái tử (vua Minh Mạng sau này) và ban cho Kim sách, Kim bảo. Kim sách dùng 5 tờ vàng, dài 5 tấc 6 phân 6 li, ngang 2 tấc 2 phân 4 ly, mỗi tờ dày 2 ly; ấn đúc bằng vàng, núm bằng con rồng ngồi, vuông 2 tấc 4 phân 3 ly, dày 3 phân 2 ly, khắc bốn chữ triện “Hoàng Thái tử bảo”. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng.
Theo sách Đại Nam thực lục, năm 1816, hoàng đế Gia Long lập Nguyễn Phúc Đảm làm thái tử (vua Minh Mạng sau này) và ban cho Kim sách, Kim bảo. Kim sách dùng 5 tờ vàng, dài 5 tấc 6 phân 6 li, ngang 2 tấc 2 phân 4 ly, mỗi tờ dày 2 ly; ấn đúc bằng vàng, núm bằng con rồng ngồi, vuông 2 tấc 4 phân 3 ly, dày 3 phân 2 ly, khắc bốn chữ triện “Hoàng Thái tử bảo”. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng.
Sách làm bằng bạc mạ vàng được ban cho các hoàng thân (con cháu hoàng tộc), hoàng tử, hoàng tôn (cháu vua). Mỗi khi được phong tước công hầu, triều đình sẽ dùng sách bạc mạ vàng 5 tờ, dài 5 tấc 4 phân, ngang 3 tấc 2 phân 4 ly, mỗi tờ dày 2 ly để ban cho từng người. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Sách làm bằng bạc mạ vàng được ban cho các hoàng thân (con cháu hoàng tộc), hoàng tử, hoàng tôn (cháu vua). Mỗi khi được phong tước công hầu, triều đình sẽ dùng sách bạc mạ vàng 5 tờ, dài 5 tấc 4 phân, ngang 3 tấc 2 phân 4 ly, mỗi tờ dày 2 ly để ban cho từng người. Ảnh: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
Dưới triều Nguyễn, các bà hoàng cũng được ban sách vàng, bạc theo phẩm trật mỗi người. Năm 1836, vua Minh Mạng ra quy định: Hoàng quý phi dùng sách vàng, lục phi dùng sách bạc mạ vàng, cửu tần cùng các tiệp dư, quý nhân, mỹ nhân, tài nhân dùng sách bạc, tài nhân không vào ban thứ nào dùng lụa màu, nữ quan, từ thủ đẳng đến hạ đẳng dùng giấy vẽ rồng. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản.
Dưới triều Nguyễn, các bà hoàng cũng được ban sách vàng, bạc theo phẩm trật mỗi người. Năm 1836, vua Minh Mạng ra quy định: Hoàng quý phi dùng sách vàng, lục phi dùng sách bạc mạ vàng, cửu tần cùng các tiệp dư, quý nhân, mỹ nhân, tài nhân dùng sách bạc, tài nhân không vào ban thứ nào dùng lụa màu, nữ quan, từ thủ đẳng đến hạ đẳng dùng giấy vẽ rồng. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản.
Kim sách làm theo khổ chữ nhật đứng, bìa trước và sau trang trí hình rồng năm móng hoặc hình phượng đóng bốn khuyên tròn. Ngày nay, mỗi quyển kim sách là độc bản, không những chứa đựng các thông tin giá trị về lịch sử, văn hóa của triều đại mà còn là một di sản vô giá. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản.
Kim sách làm theo khổ chữ nhật đứng, bìa trước và sau trang trí hình rồng năm móng hoặc hình phượng đóng bốn khuyên tròn. Ngày nay, mỗi quyển kim sách là độc bản, không những chứa đựng các thông tin giá trị về lịch sử, văn hóa của triều đại mà còn là một di sản vô giá. Ảnh: Báo Đảng Cộng sản.

Bạn có thể quan tâm

Tượng cổ Viking 1.200 tuổi tiết lộ bí ẩn chưa từng được biết

Tượng cổ Viking 1.200 tuổi tiết lộ bí ẩn chưa từng được biết

Cỗ xe kỳ dị hé lộ bí mật thị tẩm 'động trời' của hoàng đế

Cỗ xe kỳ dị hé lộ bí mật thị tẩm 'động trời' của hoàng đế

7 cây cảnh thầy lang xưa trồng để dưỡng thân, giữ tài lộc

7 cây cảnh thầy lang xưa trồng để dưỡng thân, giữ tài lộc

Quyền năng vô song của tộc Elf trong thần thoại Bắc Âu

Quyền năng vô song của tộc Elf trong thần thoại Bắc Âu

Kỳ quan thế giới cổ đại trỗi dậy từ đáy biển Ai Cập

Kỳ quan thế giới cổ đại trỗi dậy từ đáy biển Ai Cập

Vì sao Tam Thái tử Long cung không giúp Ngộ Không cầu mưa?

Vì sao Tam Thái tử Long cung không giúp Ngộ Không cầu mưa?

Da hóa thạch cổ đại 289 triệu tuổi tiết lộ bí mật sốc

Da hóa thạch cổ đại 289 triệu tuổi tiết lộ bí mật sốc

Huyền thoại người thợ dệt bị Nữ thần Athena biến thành nhện

Huyền thoại người thợ dệt bị Nữ thần Athena biến thành nhện

Trồng 3 cây Thanh Long đúng hướng, đời đời hưởng lộc tổ tiên

Trồng 3 cây Thanh Long đúng hướng, đời đời hưởng lộc tổ tiên

Vì sao tháng 6 Âm lịch năm Tỵ bị xem là “tháng hạn”?

Vì sao tháng 6 Âm lịch năm Tỵ bị xem là “tháng hạn”?

Giải mã hang động tiền sử tuyệt mỹ nhất từng được phát hiện

Giải mã hang động tiền sử tuyệt mỹ nhất từng được phát hiện

Thất bại quân sự thê thảm của La Mã: Hoàng đế bị bắt sống

Thất bại quân sự thê thảm của La Mã: Hoàng đế bị bắt sống

Top tin bài hot nhất

Vì sao Tam Thái tử Long cung không giúp Ngộ Không cầu mưa?

Vì sao Tam Thái tử Long cung không giúp Ngộ Không cầu mưa?

11/07/2025 06:42
Kỳ quan thế giới cổ đại trỗi dậy từ đáy biển Ai Cập

Kỳ quan thế giới cổ đại trỗi dậy từ đáy biển Ai Cập

11/07/2025 07:12
Cỗ xe kỳ dị hé lộ bí mật thị tẩm 'động trời' của hoàng đế

Cỗ xe kỳ dị hé lộ bí mật thị tẩm 'động trời' của hoàng đế

11/07/2025 12:25
Huyền thoại người thợ dệt bị Nữ thần Athena biến thành nhện

Huyền thoại người thợ dệt bị Nữ thần Athena biến thành nhện

10/07/2025 19:08
Da hóa thạch cổ đại 289 triệu tuổi tiết lộ bí mật sốc

Da hóa thạch cổ đại 289 triệu tuổi tiết lộ bí mật sốc

10/07/2025 20:10

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status