A tu la là gì?

A tu la là gì? Có mấy loại A tu la? Thân hình của chúng ra sao?

A Tu La tiếng Phạn là Asura. A Tu La có nhiều tên gọi khác nhau: A tác la, A tô la, A tố la, A tố lạc, A tu luân. Trong Kinh thường nêu ra ba loại A Tu La:
1. A Tu La thiên đạo.
2. A Tu La quỉ đạo.
3. A Tu La súc đạo.
Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, quyển 1, trang 84 giải thích: “A Tu La là 1 trong 6 đường, 1 trong 8 bộ chúng, 1 trong 10 giới, một trong những vị thần xưa nhất ở Ấn Độ.
Một loại quỷ thần hiếu chiến, thường bị coi là ác thần và thường tranh đấu với trời Đế Thích không ngừng nên có danh từ A Tu La trường, A Tu La chiến v.v…
Ảnh minh họa về A tu la.
 Ảnh minh họa về A tu la.
Theo phẩm A Tu La Luân trong Kinh Tăng Nhất A Hàm 3: Thân hình của A Tu La cao 84.000 do tuần, miệng rộng mỗi bề 1.000 do tuần. Còn phẩm A tu La Luân trong Kinh Trường A Hàm 20, phẩm A tu luân trong Kinh Đại Lâu Thán 2. Kinh Khởi Thế Nhân Bản 5 v.v…đều ghi rõ chỗ ở và sự tích của A Tu La.
Về nghiệp nhân của A tu la, các Kinh thường nêu ra 3 thứ nhân làm cho chúng sinh sinh trong loại này: Sân, mạn, nghi.
Theo Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt thì liệt kê ra 10 thứ nhân làm cho chúng sinh sinh trong loài A tu la.
1.Thân làm việc ác nhỏ.
2. Miệng nói lời ác nhỏ.
3. Ý nghĩ điều ác nhỏ.
4. Khởi tâm kiêu mạn.
5. Khởi tâm ngã mạn.
6. Khởi tâm tăng thượng mạn.
7. Khởi tâm đại mạn.
8. Khởi tâm tà mạn.
9. Khởi tâm mạn mạn.
10. Hướng về các căn lành.
Hình tượng của A tu la có nhiều thuyết khác nhau. Có chỗ cho rằng: A tu la có 9 đầu, 1.000 mắt, miệng phun lửa, có 990 tay, 6 chân, thân to gấp 4 lần núi Tu di. Có chỗ cho rằng: A tu la có 1.000 đầu, 2.000 tay; 10.000 đầu, 20.000 tay; 3 đầu, 6 tay. Có chỗ cho rằng: A tu la có 3 mặt màu xanh đen, giận dữ, lõa hình và có 6 cánh tay.
Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả.

Độc giả nghe pháp âm, xem pháp thoại ở đâu?

Nhiều độc giả muốn nghe pháp âm, xem pháp thoại của chư Tôn đức giảng sư, các Thiền sư nổi tiếng nhưng không biết vào trang nào để xem cho phù hợp.

Đây là một số trang tin chuyên nội dung pháp âm, pháp thoại để cho độc giả tham khảo: 1. Pháp âm thường chuyển: Đây là chuyên trang Media pháp âm Phật giáo, bao gồm các bài giảng của chư Tôn đức, ca nhạc Phật giáo, kinh tụng,...Chịu trách nhiệm nội dung: Đại đức Thích Chí Giác Thông. Ban biên tập: Vương Chân - Phương Mai. Webisite: http://www.phapamthuongchuyen.com/

Đây là một số trang tin chuyên nội dung pháp âm, pháp thoại để cho độc giả tham khảo: 1. Pháp âm thường chuyển: Đây là chuyên trang Media pháp âm Phật giáo, bao gồm các bài giảng của chư Tôn đức, ca nhạc Phật giáo, kinh tụng,...Chịu trách nhiệm nội dung: Đại đức Thích Chí Giác Thông. Ban biên tập: Vương Chân - Phương Mai. Webisite: http://www.phapamthuongchuyen.com/

Huyền Không Sơn Thượng - chốn thanh bình nơi cửa Phật

Về Huyền Không Sơn Thượng, giữa đất trời bao la, được trải lòng mình với thiên nhiên dân dã, để sống thật với chính mình, gạt bỏ những âu lo, phiền muộn.

Huế nổi tiếng không chỉ vì là nơi tập trung những đền đài lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, nơi có những ngôi chùa, nhà thờ, đền đài nổi danh, nơi có những con người với danh xưng “người Huế trầm mặc”, mà Huế còn nổi tiếng vì có một thiên nhiên tươi đẹp