8 loại thịt người trẻ thích mê, hay ăn mỗi ngày có thể gây suy thận, đột quỵ

Một nghiên cứu của Đại học Cambridge tại Anh đã theo dõi thói quen ăn uống của gần 2 triệu người tại 20 quốc gia trong 10 năm và xác nhận rằng việc ăn hai thịt nguội mỗi ngày làm tăng 15% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra nghiên cứu cũng nêu 8 loại thịt không nên ăn thường xuyên vì có thể gây tổn thương thận, đột quỵ...

Chỉ 2 lát thịt nguội mỗi ngày, nguy cơ tiểu đường tăng 15%

Để xác định mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt chế biến, thịt đỏ và thịt gia cầm chưa qua chế biến với bệnh tiểu đường tuýp 2, một nhóm nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge dẫn đầu đã sử dụng dự án toàn cầu. Từ đó phân tích dữ liệu ở 31 nhóm nghiên cứu, theo dõi gần 2 triệu người chưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tại 20 quốc gia trong suốt 10 năm với các yếu tố như tuổi tác, giới tính, hành vi sức khỏe, lượng năng lượng tiêu thụ và chỉ số khối cơ thể.

Nhóm nghiên cứu chia lượng thịt tiêu thụ thành ba nhóm: thịt đỏ chưa qua chế biến (như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và thịt bê), thịt chế biến (như: thịt xông khói, giăm bông, xúc xích và xúc xích nóng) và thịt gia cầm (như: thịt gà, vịt, ngỗng và gà tây). Sau thời gian theo dõi trung bình 10 năm, 107.271 trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mới đã được phát hiện.

Việc tiêu thụ thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh minh hoạ).

Kết quả, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc thường xuyên tiêu thụ 50 gram thịt chế biến mỗi ngày, tương đương với 2 lát giăm bông có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 15% trong 10 năm tới. Trong khi đó, tiêu thụ 100 gram thịt đỏ chưa qua chế biến mỗi ngày, tương đương với một miếng bít tết nhỏ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 10%. Và thói quen tiêu thụ 100 gam thịt gia cầm mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 8%. 

Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích sâu hơn để kiểm tra các phát hiện trong các tình huống khác nhau thì mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt gia cầm với bệnh tiểu đường loại 2 lại trở nên yếu hơn, trong khi mối liên hệ giữa căn bệnh này với thịt chế biến và thịt chưa chế biến vẫn tồn tại.

8 loại thịt không nên ăn thường xuyên

Các loại thịt thuộc nhóm thịt đỏ chưa qua chế biến (như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và thịt bê), thịt chế biến (như: thịt xông khói, giăm bông, xúc xích và xúc xích nóng) nếu tiêu thụ quá mức được xem là rủi ro lớn cho sức khỏe. Về cơ chế mà việc ăn thịt ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, các nhà nghiên cứu có những suy luận sau:

- Thịt đỏ giàu axit béo bão hòa nhưng lại ít axit béo không bão hòa đa. Một phân tích đã phát hiện ra rằng việc chuyển từ chế độ ăn giàu axit béo bão hòa sang chế độ ăn giàu axit béo không bão hòa đa có liên quan đến việc cải thiện tình trạng kháng insulin.

- Thịt có hàm lượng protein cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ tiềm ẩn giữa việc tiêu thụ nhiều protein động vật và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.

Thường xuyên các loại thịt này còn làm tăng khả năng viêm mạn tính. (Ảnh minh hoạ).

- Việc nấu các sản phẩm thịt ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như chiên, rán ngập dầu và nướng, sẽ tạo ra các hợp chất có thể gây ra stress oxy hóa, tăng tình trạng viêm và tăng khả năng kháng insulin.

- Thịt là một trong những nguồn cung cấp sắt chính, nhưng các nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng việc bổ sung sắt trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

- Ngoài ra, chất sắt từ thịt đỏ khi tích lũy quá nhiều trong thời gian dài cũng có thể gây tổn thương nội tạng, đặc biệt là thận và mạch máu não, từ đó làm tăng nguy cơ suy thận, đột quỵ, bệnh tim mạch.

Ăn thịt đúng cách để giảm rủi ro sức khỏe

Tuy không cần loại bỏ hoàn toàn thịt khỏi khẩu phần ăn, các chuyên gia khuyến nghị nên:

- Hạn chế ăn thịt chế biến sẵn xuống mức tối thiểu, tránh dùng hằng ngày.

- Thay thế bằng thịt đỏ tươi chưa qua chế biến hoặc thịt gia cầm nấu chín tự nhiên.

- Ưu tiên cách chế biến lành mạnh như luộc, hấp, kho thay vì chiên, nướng, áp chảo.

- Tăng cường thực phẩm thực vật như rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, giúp cân bằng dinh dưỡng và chống viêm.

Bạn có thể quan tâm