7 món canh mát bổ từ quả bầu cho bữa cơm mùa hè

Bầu chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Mùa hè ăn các món canh nấu từ quả bầu không chỉ dễ ăn mà còn có tác dụng lợi tiểu, giải độc tốt cho sức khỏe.

Bầu là quả của loại cây leo được trồng ở khắp nơi và là món ăn quen thuộc trong nhiều gia đình. Đặc biệt trong mùa hè, các món canh bầu không chỉ là món ăn thanh mát mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Vì chứa nhiều nước và chất xơ nên bầu còn là một món ăn tốt cho người muốn giảm cân.

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g bầu có chứa: 95% nước, 25% phosphor, 21% canxi, 2,9% glucid, 0,5% protid, 1% cellulos, 0,2mg sắt: 0,02mg caroten, 0,03mg vitamin B2, 0,40mg vitamin PP, 0,02mg vitamin B1, 12mg vitamin C.

Với hơn 90% là nước, quả bầu có thể đáp ứng đầy đủ lượng nước mà cơ thể cần.

7 món canh mát bổ từ quả bầu cho bữa cơm mùa hè ảnh 1

Quả bầu chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Các món ăn từ quả bầu cũng có tác dụng như bài thuốc tốt trong dân gian. Theo y học cổ truyền, quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa.

Canh bầu hoặc bầu luộc không chỉ là món ăn thanh mát, giải nhiệt mà còn có tác dụng lợi tiểu, phòng và chữa táo bón rất tốt.

 Một số món canh mát bổ từ quả bầu

1. Canh bầu nấu trứng

Nguyên liệu

- Bầu 1 quả nhỏ

- Trứng gà 2 quả

- Hành, tỏi, mùi, gia vị, hạt tiêu

Cách làm

Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ. Hành mùi rửa sạch, thái nhỏ. Tỏi 2 tép bóc vỏ, băm nhỏ.

Bắc nồi lên bếp, đun nóng dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm. Thêm nước đun sôi rồi cho bầu vào, nêm gia vị, đun bầu chín tới. Trứng đập vào bát, thêm ít hạt tiêu khuấy đều, đổ trứng vào nồi canh bầu, đun sôi cho trứng chín là được.

2. Canh bầu nấu ngao

Nguyên liệu

- Ngao 1kg

- Bầu 1 quả nhỏ

- Rau thơm, hành tươi, hành tím khô, tỏi, gia vị

Cách làm

Ngao ngâm rửa sạch, cho vào nồi thêm ít nước luộc chín. Vớt riêng ngao tách lấy ruột và lọc lấy nước trong. Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Rau thơm, hành lá cắt nhỏ.

Cho nồi lên bếp, đun nóng dầu, cho tỏi và hành vào phi thơm rồi cho ngao vào nêm gia vị xào cho ngấm gia vị. Đổ nước luộc ngao và thêm nước sạch vừa nồi canh, đun sôi thì cho bầu vào. Đun chín bầu và cho hành, rau thơm là được.

3. Canh bầu nấu tôm

Nguyên liệu

- Dùng tôm tươi hoặc tôm khô

- Bầu 1 quả nhỏ

- Hành lá, rau mùi, gia vị

Cách làm

Tôm tươi bóc vỏ, rửa sạch, để cả con hoặc thái nhỏ. Hoặc tôm khô ngâm nước ấm cho mềm, giã nhỏ, ướp với chút nước mắm và một ít đường. Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái vừa ăn.

Bắc nồi lên bếp, đun nóng dầu, phi hành thơm rồi cho tôm đã ướp gia vị vào đảo đều. Thêm nước đun sôi rồi cho bầu vào đun chín, nêm gia vị và hành, mùi vào rồi tắt bếp.

Canh bầu nấu tôm.

4. Canh bầu nấu thịt băm

Nguyên liệu

- Thịt băm

- 1 quả bầu nhỏ

- Hành khô, hành lá, rau mùi, gia vị

Cách làm

Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Hành khô bóc vỏ băm nhuyễn. Nhặt rửa sạch rau mùi, hành lá, cắt nhỏ.

Cho dầu vào nồi đun nóng phi thơm hành khô. Sau đó cho thịt vào xào đến khi thịt săn lại, đổ vừa nước. Khi nước sôi thì bầu vào, đun chín, nêm gia vị. Tắt bếp và cho rau mùi và hành lá lên trên cho thơm.

5. Canh cua nấu bầu

Nguyên liệu

- Bầu 1 quả nhỏ

- Cua đồng 300g

- Dầu ăn, tỏi, hành lá, gia vị

Cách làm

Cua đồng làm sạch, bóc bỏ mai và yếm, khều lấy gạch cua để riêng. Phần thân cua cho vào xay nhuyễn, lọc qua rây bỏ bã lấy phần nước.

Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi nhỏ. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch cắt nhỏ.

Bắc nồi lên bếp, đun nóng dầu rồi cho tỏi băm vào phi thơm. Cho nước lọc cua đồng vào đun nhỏ lửa cho đến riêu cua đông lại, kết dính vào nhau. Khuấy đều nhẹ tay cho cua không bị dính vào đáy nồi.

Khi riêu cua đã chín thì cho bầu vào nấu trong 2 - 3 phút, khi bầu chín tới, nêm thêm gia vị, rắc hành lá vào là ăn được.

6. Canh bầu nấu bề bề

Nguyên liệu

- Bầu 1 quả nhỏ

- 100g thịt bề bề

- 1 củ hành khô băm nhỏ

- 1 cây hành lá thái nhỏ

- Hạt nêm, muối, dầu ăn

Cách làm

Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Thịt bề bề ướp với hạt nêm. Đổ một ít dầu ăn vào nồi đun nóng, phi hành thơm rồi cho thịt bề bề vào xào đến khi thịt săn lại. Đổ nước canh vừa ăn, đun sôi sau đó cho bầu vào nấu chung, nêm thêm gia vị. Nấu cho đến khi bầu vừa chín tới thì thêm hành lá thái nhỏ là ăn được.

7. Canh bầu nấu hến

Nguyên liệu

- Thịt hến 150g

- Bầu 1 quả nhỏ

- Cà rốt 50g

- Hành khô băm nhỏ, hành lá, thì là, gia vị

Cách làm

Bầu gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Thịt hến rửa sạch, ướp gia vị. Cà rốt bào mỏng, cắt sợi. Hành lá, thì là rửa sạch, cắt nhỏ.

Cho dầu nào nồi đun nóng, phi thơm hành, cho thịt hến vào xào, thêm nước vào đun sôi rồi cho cà rốt vào, đợi sôi lại cho bầu vào, bầu chín thì cho thịt hến vào, nêm thêm gia vị, hành lá, thì là cho thơm.

Canh bầu nấu hến. 

Khi mua bầu, bạn nên chọn mua những quả có cuống to, vết nhựa còn mới, hình dáng quả thẳng, có lông tơ, cầm lên thấy nặng tay. Không chọn quả già, héo hay có biểu hiện dập nát. Nếu ăn quả lúc còn non có hạt nhỏ, vỏ mềm, nấu canh sẽ ngọt thanh; quả bầu già có vị chua và có xơ, nhiều ruột ăn không ngon.

Lưu ý, quả bầu tươi ngon sẽ có phần vỏ màu xanh nhạt, bấm móng tay vào thấy rất mềm, chảy nhựa. Tránh mua quả bầu có kích thước to nhưng cầm lại nhẹ, không có lông tơ là những quả già.

Quả bầu tươi non có thể ăn cả ruột, do đó bạn không nên bỏ ruột vì ruột bầu non trắng mềm, ăn ngon và chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Bề bề chúa khổng lồ, cá lạ kêu eng éc giá cao vẫn đắt khách

Loại bề bề chúa khổng lồ, thịt thơm, ngọt chẳng thua gì tôm hùm, giá gần 2 triệu/kg vẫn đắt khách. Còn loài cá lạ có tiếng kêu giống heo, giá tới 800.000/kg vẫn nườm nượp người mua.

Bề bề chúa khổng lồ giá gần 2 triệu/kg vẫn đắt khách

Bề bề (hay còn gọi là tôm tít, tôm tích, tôm thuyền) là một loại hải sản thơm ngon thuộc họ nhà tôm. Loại bề bề thường có kích thước chỉ khoảng 30cm, mỗi cân thường được từ 15-20 con và có giá từ 200-250.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, thị trường còn có loại bề bề siêu to khổng lồ với kích thước khủng, được dân sành ăn gọi là bề bề chúa. Mỗi con có chiều dài khoảng 40-45cm, từ 2-3 con là đã đủ 1 cân. Loại bề bề chúa này sống hoàn toàn ngoài tự nhiên, không thể nuôi được. Vì sống lâu năm nên có màu sắc khác hẳn với những con bề bề thông thường. Lớp vỏ bên ngoài có vằn rõ rệt, to ngang tôm hùm và thuộc dòng hải sản cao cấp. Nhiều người đánh giá thịt bề bề chúa dai thơm, ngọt chẳng thua gì tôm hùm nên được chuộng mua.

Be be chua khong lo, ca la keu eng ec gia cao van dat khach

Những con bề bề chúa này rất quý hiếm, số lượng ít nên giá thành cao (Ảnh: Tổ Quốc)

Những con bề bề chúa này rất quý hiếm, số lượng ít nên giá thành cao dao động từ 1,6-2 triệu/kg. Loại bề bề này có số lượng rất ít và hiếm nên khách mua thường phải đặt trước.

Loài cá lạ có tiếng kêu giống heo, giá 800.000/kg người mua nườm nượp

Từ tháng 7-10 âm lịch, vùng nước nổi miền Tây xuất hiện một loại cá đặc sản có tiếng kêu lạ, đó là cá heo. Sở dĩ loài cá này tên gọi là cá heo bởi khi bơi dưới nước hay khi bắt đem lên bờ, chúng sẽ kêu kêu eng éc như tiếng heo kêu.

Cá heo mình dẹp, kích thước nhỏ, to nhất cỡ 3 ngón tay người lớn. Thịt cá thơm ngon, da dầy, rất béo, được mọi người ưa chuộng nên có giá khá cao. Cá heo giờ thành đặc sản, giá lên tới 800.000/kg.

Loài "cua" lạ chân đỏ rực thành đặc sản nổi tiếng

Cáy thuộc họ cua, gồm nhiều loại: càng đỏ, cáy gió, cáy đen và cáy lông. Nhưng ngon nhất là cáy gọng đỏ. Cáy khá giống với cua đồng nhưng kích thước nhỏ hơn. Chúng thường sống chủ yếu ở những vùng nước lợ, ngập mặn ven biển.

Be be chua khong lo, ca la keu eng ec gia cao van dat khach-Hinh-2

Cáy mật đỏ là đặc sản nổi tiếng, được bán với giá cao (Ảnh: Người Đưa Tin)

Cáy mật đỏ nhiều thịt, nhiều riêu và gạch, không tanh như cua đồng, hợp nhất là nấu với rau đay mồng tơi, ăn sẽ rất ngọt. Trước đây, cáy là thực phẩm của người nghèo, giá cực kỳ rẻ. Nhưng giờ cáy là đặc sản nổi tiếng, được bán với giá cao. Đến mùa, cáy được bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg. Nếu gặp ngày không được con nước, lượng cáy khan hiếm, giá bán lên tới 150.000 đồng/kg.

Độc lạ món cá sống ủ chua thành đặc sản

Cá thính (hay còn gọi cá muối chua) là món ăn nổi tiếng của huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Trước đây, cá sống được người dân ở Vĩnh Phúc sơ chế sạch và đem ủ với thính để muối chua nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Lâu dần, món ăn này trở thành đặc sản có vị lạ miệng, hút khách thập phương.

Món cá muối chua được làm từ hai nguyên liệu chính là cá sống và thính gạo. Trải qua quá trình chế biến tỉ mỉ, kỳ công, món ăn này toát lên hương vị khác lạ mà chẳng đâu có. Mất khoảng 3-4 tháng, cá mới ngấm thính và lên chua, nếu trời lạnh thì cần ủ cá lâu hơn. Món ăn này để càng lâu càng ngon. Cá thính Lập Thạch hiện có giá dao động từ 150.000-190.000 đồng/kg.

Đào, na khổng lồ giá cao vẫn đắt hàng

Đào tuyết Lệ Giang (Trung Quốc) là loại ngon nhất trong các loại đào vì ăn giòn như táo nhưng lại thơm mùi đào và vị ngọt. Loại quả này mỗi lần xuất hiện trên thị trường lại “gây sốt”. Đặc biệt, loại đào này có kích thước rất to, có quả nặng hơn nửa cân. Dù giá bán lên tới 200.000 đồng/kg vẫn được nhiều người ưa chuộng, dân buôn bán vài tấn quả mỗi vụ.

Be be chua khong lo, ca la keu eng ec gia cao van dat khach-Hinh-3

Na sầu riêng là loại na có giá đắt đỏ nhất trên thị trường Việt hiện nay (ảnh: Hữu Tứ)

Còn loại na dai khổng lồ thơm nức mùi sầu riêng xuất xứ Đài Loan xuất hiện tại thị trường Việt cách đây 3 năm. Loại trái cây này được dân Hà thành ráo riết lùng mua với giá 500.000 đồng/kg cũng bởi vì mùi vị quá lạ so với các loại na truyền thống ở nước ta. Những quả na sầu riêng trọng lượng 2kg trở lên, giá có thể lên tới hơn 1 triệu đồng.

Đến nay, ngoài hàng của Đài Loan, thị trường còn xuất hiện na dai thơm mùi sầu riêng và dứa kết hợp. Loại na này đang được người tiêu dùng Việt ưa chuộng mua bởi trái to, ít hạt, vị ngọt đậm lại có hương vị vô cùng đặc biệt. Giá bán na dai thơm mùi sầu riêng và dứa tại vườn đã lên tới 450.000-500.000 đồng/kg.

Bí kíp pha nước chấm đa năng ngon tuyệt đỉnh

Công thức món nước chấm đa năng này có thể dùng để trộn mỳ, chấm há cảo, đồ chiên ngon tuyệt hảo lại tiện lợi, có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Ớt bột, muối, tiêu, nước, đậu phộng, tỏi, hành lá, quế , lá nguyệt quế, hoa hồi, hạt tiêu, dầu hạt cải, mè trắng, hành lá, xì dầu nhạt, giấm balsamic, dầu hào chay, bột ngọt.