5 dấu hiệu ung thư thanh quản ít người để ý

Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết ung thư thanh quản bạn cần biết để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhất.

GS.TS. Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, ung thư thanh quản là một trong các bệnh lý ung thư vòm mũi họng. Ung thư thanh quản giai đoạn đầu không có những triệu chứng rõ ràng, do vậy bệnh nhân thường bỏ qua, dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác.
Ung thư thanh quản chủ yếu thường gặp ở nam giới, chiếm trên 90%; ở độ tuổi 50 – 70 chiếm 72%, từ 40 – 50 tuổi chiếm 12%. Song hiện nay độ tuổi mắc bệnh ngày càng được trẻ hóa và phụ nữ cũng mắc bệnh ung thư thanh quản nhiều hơn.
5 dau hieu ung thu thanh quan it nguoi de y
Ảnh minh họa. 
Nếu được phát hiện triệu chứng ung thư thanh quản sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là 80%, nhưng đa phần các trường hợp chủ quan và thiếu hiểu biết nên bệnh đã tiến triển ở giai đoạn muộn.
Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết ung thư thanh quản bạn cần biết để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhất nếu chẳng may mắc phải.
1. Khàn tiếng
Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo: Nếu chứng khản tiếng kéo dài trên 3 tuần, đặc biệt ở độ tuổi >40 cần được xét nghiệm, thăm khám kịp thời. Đây là triệu chứng ung thư thanh quản sớm, thường gặp và đôi khi là duy nhất ở nhiều bệnh nhân.
2. Ho
Ho là biểu biểu hiện của nhiều bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan,… nhưng cũng là dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh ung thư thanh quản nên cẩn trọng. Khi mắc bệnh này, chứng ho kín đáo hơn và mang tính chất kích thích, đôi khi có từng cơn ho kiểu co thắt. Ở giai đoạn muộn bệnh nhân còn thấy nuốt khó, sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho sặc sụa.
3. Khó thở
Biểu hiện khó thở có thể xuất hiện sớm hoặc cùng lúc với khàn tiếng. Kích thước khối u ngày càng tăng thì khẩu kính của thanh môn ngày càng hẹp. Lúc đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức (lên cầu thang, mang vật nặng…), nhưng về sau chúng biểu hiện rõ rệt và thường xuyên hơn.
4. Khó nuốt
Thường xuất hiện sau chứng khàn tiếng và khó thở, lúc này khối u đã lan ra vùng hầu họng kèm theo dấu hiệu đau tai. Bệnh nhân ở giai đoạn này không ăn cơm được, chỉ ăn cháo hoặc uống sữa, thậm chí phải đặt ống sonde dạ dày để bơm thức ăn.
Sút cân không rõ nguyên nhân kèm theo những bất thường nói trên là bằng chứng rõ ràng cho bệnh ung thư thanh quản. Do đó, bạn cần lưu ý thăm khám kịp thời để xác định tình trạng và có phương án đối phó phù hợp.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết ung thư thanh quản mà mọi người nên cảnh giác với các triệu chứng này khi gặp.

Dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não ai cũng cần biết

(Kiến Thức) - Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bộ bị ngừng trệ đột ngột.

Dau hieu som cua tai bien mach mau nao ai cung can biet

Việc phát hiện sớm những dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Sau đây là một số dấu hiệu sớm của tai biến mạch máu não.

Dau hieu som cua tai bien mach mau nao ai cung can biet-Hinh-2
Dấu hiệu ở mắt: Tai biến mạch máu não có thể gây ra ảo ảnh kép, mất thị lực một bên mắt, hoặc thị lực mờ ảo. Một cuộc khảo sát 1.300 người ở Anh, họ đều cho rằng đột quỵ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực. Người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
Dau hieu som cua tai bien mach mau nao ai cung can biet-Hinh-3
Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
Dau hieu som cua tai bien mach mau nao ai cung can biet-Hinh-4
Dấu hiệu ở tay: Biểu hiện thường thấy của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
Dau hieu som cua tai bien mach mau nao ai cung can biet-Hinh-5
Một cơn đau nửa đầu bất chợt, dữ dội: Trong cơn đột quỵ, máu lưu thông đến não hoặc bị chặn hoặc bị ngắt hoàn toàn do một sự gián đoạn trong mạch máu. Điều này có thể gây rách hoặc hủy hoại mạch máu, dẫn đến một cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu đột ngột. 
Dau hieu som cua tai bien mach mau nao ai cung can biet-Hinh-6
Gặp khó khăn khi nói: Một trong những dấu hiệu phổ biến ở người bị đột quỵ là nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
Dau hieu som cua tai bien mach mau nao ai cung can biet-Hinh-7
Huyết áp tăng cao: Tăng huyết áp quá cao có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ bằng cách hủy hoại các dây thần kinh não hoặc làm yếu các mạch máu và dẫn đến rách hoặc vỡ mạch máu. Bên cạnh đó, huyết áp cao là nguyên nhân hình thành cục máu đông trong dòng lưu thông máu và đưa chúng đến não bộ, gây ra đột quỵ.
Dau hieu som cua tai bien mach mau nao ai cung can biet-Hinh-8
Chóng mặt, mệt mỏi không rõ nguyên nhân: Một nghiên cứu đã cho thấy chóng mặt và hoa mắt cũng là triệu chứng phổ biến ở những người mắc đột quỵ. Tình trạng choáng váng này có thể bị gây ra bởi phần não bị ảnh hưởng.
Dau hieu som cua tai bien mach mau nao ai cung can biet-Hinh-9
Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ. 
Dau hieu som cua tai bien mach mau nao ai cung can biet-Hinh-10
Đau cổ hoặc đau vai: Một mạch máu bị rách trong não có thể gây đau cổ hoặc vai. Nếu bạn không thể chạm cằm vào ngực (với điều kiện bạn không béo phì hoặc có bệnh lý nào khác), hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Dau hieu som cua tai bien mach mau nao ai cung can biet-Hinh-11
Khó thở: Bệnh nhân có thể thấy khó thở, thở hổn hển, tim đập nhanh. Mỗi người có thể có một vài dấu hiệu tai biến trên, tùy từng vùng não bị ảnh hưởng do thiếu oxy. Những dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian rất nhanh và có thể biến mất hoàn toàn sau đó khiến người bệnh không để ý hoặc cho rằng cơ thể mình đã ổn. Tuy nhiên, đó chính là lời cảnh báo cho “cơn mưa giông” tai biến sắp xảy đến. Ảnh minh họa: Internet. 

Video "Vì sao người trẻ khở cũng bị đột quỵ". Nguồn: VTC.

Sản phụ sinh con dù ung thư vú nguy kịch: BS khuyên nên tầm soát sớm

(Kiến Thức) - Trước câu chuyện sản phụ bị ung thư vú giai đoạn muộn vẫn quyết sinh con, bác sĩ Trần Quốc Khánh, phẫu thuật viên khoa phẫu thuật cột sống, BV Hữu nghị Việt Đức, rất xúc động và đưa ra thông tin về cách tầm soát căn bệnh ung thư vú quái ác.

Mới đây, không ít người rơi nước mắt trước câu chuyện một sản phụ ở Hà Nam biết mình mắc ung thư giai đoạn cuối vẫn quyết sinh con bất chấp tính mạng. Sản phụ này là chị Nguyễn Thị Liên, 28 tuổi ở Lý Nhân, Hà Nam phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn cuối khi mang thai được 4 tháng.
Sau khi nghe bác sĩ sản cùng bác sĩ chuyên khoa ung bướu tư vấn giữ thai cả mẹ và con sẽ gặp nguy hiểm, song vợ chồng chị Liên vẫn quyết định không bỏ thai, với hy vọng có thể cầm cự đến khi thai nhi đủ lớn để con có thể chào đời. 
San phu sinh con du ung thu vu nguy kich: BS khuyen nen tam soat som
Sản phụ Nguyễn Thị Liên phát hiện mình bị ung thư vú giai đoạn cuối khi đang mang thai nhưng vẫn bất chấp tính mạng để sinh con.
Ngày 22/5 vừa qua, bác sĩ đã phẫu thuật bắt con cho sản phụ Liên. May mắn, ca phẫu thuật đã thành công và bé trai chào đời nặng 1,5kg, đặt tên là Bình An.
Trước hình ảnh người mẹ tiều tuỵ ngồi mổ đẻ lấy đứa con ra, bác sĩ Khánh đã không cầm được được mắt. Theo anh, ung thư vú là kẻ “giết người” đứng số 1 ở nữ giới trong nhóm bệnh lý ung thư. Dù việc dự phòng và phát hiện sớm ung thư vú vô cùng đơn giản nhưng chị em phụ nữ lại thường khá lơ là và ít quan tâm đến “kẻ giết người thầm lặng” này.
Do vậy, bác sĩ Khánh đã đưa ra một bài viết về những nguy cơ mắc ung thư vú và khuyến cáo chị em cách tầm soát căn bệnh. Sau đây là chia sẻ của nam bác sĩ BV Việt Đức:

5 bệnh ung thư người Việt Nam mắc phải nhiều nhất hiện nay

(Kiến Thức) - Theo công bố mới nhất của WHO, 5 loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư đại tràng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19 châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.