40 học sinh nhập viện vì đồ chơi Trung Quốc phát nổ

Đồ chơi phát nổ khiến gần 40 em học sinh Trường tiểu học Chu Văn An, thị trấn Đức An, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông bị choáng váng, ngất xỉu.

Sáng ngày 17-1, gần 40 em học sinh Trường tiểu học Chu Văn An, thị trấn Đức An, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đắk Song với các triệu chứng khó thở, co cứng cả người, một số em bị ngất xỉu.
Được biết, trước đó vào lúc 13 giờ 30 phút, ngày 16-1, các em học sinh đã mua một loại đồ chơi có hình thù gần giống qủa lựu đạn ở gần cổng trường. Trong quá trình chơi do dẫm đạp, quăng ném nên đã phát nổ làm cho gần 40 em học sinh có triệu chứng choáng váng, khó thở, có em bị ngất xỉu...
Cơ quan chức năng đang nghe học sinh kể lại vụ việc tại bệnh viện. Ảnh TTO
 Cơ quan chức năng đang nghe học sinh kể lại vụ việc tại bệnh viện. Ảnh TTO
Trước tình trạng trên, nhà trường đã ngay lập tức đưa các em đến Bệnh viện Đa khoa huyện điều trị kịp thời. Trường cũng đã báo cáo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc.
Qua tìm hiểu thì được biết, sản phẩm đồ chơi này được các em học sinh mua ở quầy tạp hóa bà Đoàn Thị Loan, trú tại tổ 2, thị trấn Đức An. Bà Loan xác nhận: "Số hàng hơn 100 sản phẩm bà mua từ thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) về. Đến nay, cửa hàng đã bán ra được khoảng 40 sản phẩm".
Theo miêu tả thì bên ngoài quả đồ chơi có hình thú khá giống quả lựu đạn, có hình mặt cười... bên trong có chứa một túi bột chất màu trắng, có nước... khi phát nổ nếu trường hợp nào dính phải hóa chất thì toàn thân nổi ngứa, môi, mặt nổi đỏ...
Trường hợp nào ngửi thấy mùi khí thì bị tức ngực, khó thở, thậm chí có những trường hợp bị ngất xỉu.
Hiện nay, cơ quan chức năng đã thu giữ tất cả các sản phẩm đồ chơi nêu trên để điều tra và làm rõ nguyên nhân.

Kiều nữ Hải Dương kiện báo Người Đưa Tin ra tòa?

(Kiến Thức) - “Nếu báo Người Đưa Tin không cải chính, không bồi thường thì chúng tôi khởi kiện ra tòa”, luật sư Hoàng Sang cho biết.

Luật sự Hoàng Cao Sang, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của kiều nữ Phạm Thị Thanh Ngọc cho biết, ngoài tố cáo về dấu hiệu phạm tội hình sự của cá nhân phóng viên báo Người Đưa Tin, bà Ngọc có thể cũng sẽ tiến hành khởi kiện vụ án dân sự đối với tòa soạn báo.
“Đối với những cá nhân, chẳng hạn các tài xế đã thừa nhận mình là nạn nhân và phóng viên nói rõ nhập vai tài xế và đi vào nhà chị Ngọc, sau đó bị chị Ngọc đè lên bụng nhưng đã chạy thoát. Nếu họ không có chứng cứ chứng minh điều họ nói là đúng thì họ có dấu hiệu phạm tội hình sự. Cụ thể ở đây là tội "Vu khống", sự việc không có thật mà họ bịa ra và lan tuyền cho người khác. Còn về trách nhiệm dân sự thì tòa soạn báo đã đưa tin sai phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chị Ngọc,” ông Sang nói.
Ông Sang cũng khẳng định: “Nếu tờ báo này không cải chính, không bồi thường thì khi đó chúng tôi mới khởi kiện ra tòa.
Luật sư Lưu Vũ Anh cho biết thêm: “Trước mắt, bà Ngọc sẽ tố cáo hành vi của phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin. Đối với trường hợp những taxi được cho là đã cung cấp thông tin cho phóng viên tờ báo này, nếu cơ quan điều tra thu thập đủ chứng cứ thì họ có quyền khởi tố những người liên quan".
Kiều nữ Hải Dương kiện báo Người Đưa Tin ra tòa?
 Kiều nữ Hải Dương kiện báo Người Đưa Tin ra tòa?
Chiều qua (15/1), sau buổi gặp gỡ báo chí để thông tin rõ nội tình vụ việc bị vu khống cưỡng dâm hàng loạt tài xế taxi, kiều nữ Phạm Thị Thanh Ngọc cùng hai luật sư bảo vệ đến làm việc tại tòa soạn báo điện tử Người Đưa Tin. Tiếp đón là Tổng Thư ký tòa soạn Nguyễn Thành Lân, được Ban Biên tập báo ủy quyền với tư cách phát ngôn của báo.

Theo ông Lân, ngay từ đầu họ không nói gì đến bà Ngọc; tòa soạn không làm gì trái với pháp luật nên vẫn giữ nguyên quan điểm về những bài báo đã đăng. Nếu bà Ngọc và các luật sư không đồng tình thì cứ khởi kiện ra tòa. “Chúng tôi không có nghĩa vụ, không liên quan gì đến chị Ngọc. Chúng tôi thấy không cần có văn bản trả lời chị Ngọc”, ông Lân nói.

Đáp lại quan điểm của ông Lân, Luật sư Sang đặt câu hỏi: “Vậy theo anh, nhân vật trong bài báo không phải là chị Ngọc?”. Ông Lân đáp: “Chúng tôi không nói như thế và chúng tôi không bình luận”.

Điều 122, Bộ luật Hình quy định về tội vu khống như sau:

1- Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức.

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

c) Đối với nhiều người.

d) Đối với ông bà, cha mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình.

đ) Đối với người thi hành công vụ.

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

“Mặc quần bò TQ nhiễm bệnh nan y“: lỗi dịch sai hay bịa đặt?

Từ hai ngày hôm nay, dư luận xôn xao trước thông tin mặc quần bò Trung Quốc có thể mắc bệnh chết người. Rất đơn giản vì phần lớn quần bò đang bán trên thị trường phổ thông hiện nay là hàng Trung Quốc.

BS Tường thoát tội giết người: Thỏa đáng?

(Kiến Thức) - Trong 2 tội danh mà CA Hà Nội vừa đề nghị truy tố với bác sĩ Tường, không có tội vô ý làm chết người. Liệu điều này có thỏa đáng?

Sau hơn 3 tháng điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội đã ra kết luận dài 8 trang, đề nghị truy tố Nguyễn Mạnh Tường các tội danh “Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” và “Xâm phạm thi thể”. Theo đề nghị truy tố, ông Tường đối diện với mức án cao nhất cho cả hai tội danh trên là 22 năm tù.