4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ

Người Ấn Độ dạy chúng ta về: “Bốn Quy Tắc Tâm Linh” như sau:

1. Quy tắc đầu tiên: "Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp cả".
Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ cả. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
2. Quy tắc thứ hai: "Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra".
Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.
"Không có; Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi..., thì nó hẳn đã khác đi. "
Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta học ra bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.
3. Quy tắc thứ ba: "Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm."
Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn.
Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.
4. Quy tắc thứ tư: "Những gì đã qua, cho qua."
Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.
Tôi nghĩ là không phải là tình cờ mà bạn đang đọc những dòng này.
Nếu bài viết này đánh động tâm hồn bạn, đó là bởi vì bạn đáp ứng được những yêu cầu và hiểu rằng không một bông tuyết nào lại tình cờ rơi xuống sai chỗ cả..
Hãy đối xử tốt với chính bản thân bạn.
Hãy yêu thương với tất cả tâm hồn bạn.
Hãy luôn hạnh phúc.

Chuyện về Đức Phật: Thái tử chịu báo oán

Thuở xưa ở Ấn Ðộ có vua A Dục trị dân rất công bình. Hồi còn trẻ, tính Ngài hay giận dữ nhưng dần dần Ngài trở nên hiền từ dịu dàng.

Nhờ gương sáng của Ngài, nhờ huấn dụ đưa ra, Ngài dạy cho dân tính nhã nhặn đối với mọi người và lòng bác ái đối với kẻ khổ sở.

Đi chùa - Bước đầu của hành trình tâm linh

Sự va chạm này là một cơ hội lớn cho chúng ta thử nghiệm với chính mình.

Đây là một đề tài khá phức tạp và dễ bị hiểu lầm. Có câu nói: “Hành trình ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi”. Vì vậy, vấn đề cần phải nêu ra là khi nào và từ đâu chúng ta bắt đầu cất bước trên con đường tâm linh? Đa phần chúng ta đi tìm con đường tâm linh cho mình khá trễ. Trễ là do mình không cảm thấy nhu cầu cần thiết cho tâm linh lúc trẻ vì quan niệm rằng chùa chiền không thể nào giải quyết được những ưu phiền, đau khổ trong cuộc sống của tuổi trẻ. Chùa là dành cho những người lớn tuổi, xế chiều. Họ cần đến chùa là để vun bồi phước đức như làm việc thiện, bố thí, công quả v.v… để "sau này" được hưởng phước tốt lành.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Chuyển hóa tự ti

Hãy sám hối những ác nghiệp cống cao ngã mạn, khinh khi xem thường người khác.

HỎI: Tôi đã tốt nghiệp đại học và hiện đang đi tìm việc làm nhưng thường hay tự ti về chính mình (hay e ngại, sợ sệt, thiếu tự tin về ngoại hình, tích cách, ăn nói…) nên không dám đi xin việc nhiều nơi. Vừa rồi tôi đọc được một lời dạy của Đức Phật như sau: “Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti”. Tôi muốn quý Báo giải thích rõ hơn ý nghĩa lời dạy này đồng thời giúp tôi vượt qua được căn bệnh tự ti của chính mình.