3 loại thực phẩm giúp giảm cảm giác “nghiện ngọt”

Chỉ cần giảm được lượng đường tiêu thụ mỗi ngày là bạn có thể duy trì vóc dáng luôn cân đối và ngăn ngừa tình trạng lão hóa da.

Đường ngọt là kẻ thù của làn da, nhưng lại là loại thực phẩm khoái khẩu không thể thiếu trong cuộc sống. Việc nạp quá nhiều đường chẳng những gây hại cho sức khỏe mà còn dễ tăng cân và làm đẩy nhanh quá trình lão hóa da do phản ứng glycation hóa. Điều này khiến làn da của bạn dễ xuất hiện nếp nhăn sớm, bị sạm da và vàng da.
Muốn giảm bớt lượng đường tiêu thụ thì bạn cần học cách kiểm soát cơn thèm đồ ngọt đến bất chợt. Có 3 loại thực phẩm sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm đồ ngọt một cách hiệu quả, từ đó duy trì thân hình và làn da hoàn hảo hơn.
1. Trà xanh
Nhiều người khi có ý định từ bỏ đường sẽ gặp phải tình trạng đau đầu, bồn chồn, thiếu tỉnh táo. Lúc này, hãy thử uống một ly trà xanh hoặc nước pha từ bột matcha. Các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng, hàm lượng EGCG và catechin có trong trà xanh hoặc bột matcha có thể làm tăng Cholecystokinin (CKK) một cách hiệu quả, từ đó giúp bạn thoát khỏi cảm giác thèm ngọt.
2. Các loại thực phẩm giàu chất béo tốt
3 loai thuc pham giup giam cam giac “nghien ngot”
 
Đường tinh luyện thường kích thích não sản xuất hormone dopamine nên khiến con người dễ bị phụ thuộc vào loại thực phẩm này. Nếu muốn giảm bớt đường, bạn có thể tìm đến các loại thực phẩm lành mạnh khác để thúc đẩy quá trình sản xuất hormone dopamine.
Việc tăng tỷ lệ chất béo tốt trong chế độ ăn hàng ngày không chỉ giúp gia tăng lượng hormone dopamine mà còn tăng cảm giác no, từ đó khiến bạn không còn thèm ngọt nữa. Một số loại thực phẩm giàu chất béo tốt mà bạn có thể bổ sung là cá hồi, dầu olive, các loại hạt...
3. Các loại rau lá xanh, quả mọng
Các loại rau tươi vốn rất giàu chất xơ, đặc biệt là rau lá xanh như cải xoăn, bông cải xanh, rau bina... Trong đó, hàm lượng chất xơ hòa tan có thể lưu lại ở đường tiêu hóa lâu hơn, từ đó mang đến cảm giác no sau khi ăn. Điều này có thể trì hoãn sự thèm ngọt, giúp bạn cân bằng lượng đường trong máu và insulin.
Ngoài ra, những ai yêu thích trái cây cũng có thể ăn thêm các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, nam việt quất vì chúng cũng chứa nhiều chất xơ.

Sáng 27/2, Việt Nam không có ca mắc COVID-19

Bản tin 6h ngày 27/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19. Việt Nam vẫn đang có 2.426 bệnh nhân. Đến thời điểm này đã có 1.839 bệnh nhân được chữa khỏi

Tính từ 18h ngày 26/02 đến 6h ngày 27/02, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Việt Nam hiện vẫn có 2.426 bệnh nhân.

- Tính đến 6h ngày 27/02: Việt Nam có tổng cộng 1524 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 831 ca.

8 sai lầm phổ biến khi sử dụng kem mắt khiến chị em "xấu tệ"

(Kiến Thức) - Kem mắt là sản phẩm cứu cánh cho những vấn đề ở vùng da dưới mắt như quầng thâm, mắt sưng phồng, bọng mắt, vết chân chim. Tuy nhiên, nếu không chú ý bạn có thể mắc những sai lầm khiến cho việc làm đẹp lại tác dụng ngược.

Những sai lầm nhỏ khi sử dụng kem mắt thường bị bỏ qua có thể khiến bạn không tận dụng được toàn bộ lợi ích của sản phẩm tuyệt vời này. Đã đến lúc, bạn cần tránh lặp lại những sai lầm phổ biến khi sử dụng kem mắt dưới đây.

Hải Dương: Mỗi cơ quan, đơn vị thành lập một tổ chống COVID-19

UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thành lập ít nhất một tổ phòng chống dịch COVID-19. Chỉ những người có liên quan trực tiếp mới làm việc và tiếp xúc với khách, đối tác từ bên ngoài đến làm việc tại cơ quan, đơn vị.

Ngày 26/2, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái đã ký quyết định số 636/QĐ-UBND ban hành quy định về phòng, chống dịch COVID -19 tại nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Theo đó, phạm vi áp dụng gồm tất cả nơi làm việc của các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các đơn vị sự nghiệp; các doanh nghiệp, cơ sở lao động, ký túc xá cho người lao động trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp) cho tất cả các đối tượng như: Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động, người sử dụng lao động, khách đến làm việc; Bộ phận y tế, người làm công tác y tế tại cơ sở lao động.