3 kiểu để thực phẩm lâu trong tủ lạnh gây ung thư

Theo các chuyên gia sức khỏe, có một số thực phẩm nên đặc biệt chú ý khi cho vào tủ lạnh bảo quản để tránh gây hại sức khỏe.

Do điều kiện sống ngày càng được nâng cao, tủ lạnh đã trở thành thiết bị điện không thể thiếu trong mỗi gia đình, giúp bảo quản các loại thực phẩm được lâu hơn.
Tuy nhiên, một số loại thực phẩm không thích hợp để bảo quản trong tủ lạnh trong thời gian dài, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể, thậm chí có thể gây ung thư.
Theo các chuyên gia sức khoẻ, có một số thực phẩm nên đặc biệt chú ý khi cho vào tủ lạnh bảo quản, cụ thể như sau:
3 kieu de thuc pham lau trong tu lanh gay ung thu
Ảnh minh họa.  
1. Tránh rã đông thịt nhiều lần
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng P-ammonium dinitrate sẽ xuất hiện trong thịt được rã đông nhiều lần, đây là chất gây ung thư, tần suất đông lạnh nhiều lần càng cao thì chất gây ung thư trong thịt càng nhiều, ăn nhiều có thể gây hại cho sức khỏe.
Chính vì vậy, trước khi cho thịt vào tủ đông, hãy phân chia thành từng phần nhỏ, phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình.
Sau khi lấy thịt ra để rã đông, nên dùng hết ngay, không nên để vào tủ đông bảo quản lại, như vậy thịt vừa mất dinh dưỡng vừa xuất hiện chất gây ung thư, cực kỳ có hại cho cơ thể.
2. Rau lá xanh nên ăn trong vòng ba ngày
Rau không thể bảo quản lâu trong tủ lạnh, lâu nhất chỉ bảo quản được khoảng ba ngày, nếu không hàm lượng vitamin trong rau sẽ giảm đi rất nhiều, đồng thời sinh ra một lượng nitrit nhất định, hàm lượng này càng lớn thì càng nguy hiểm.
3 kieu de thuc pham lau trong tu lanh gay ung thu-Hinh-2
Ảnh minh họa.  
Cụ thể, nitrit sau khi vào cơ thể người sẽ chuyển hóa thành amoni nitrat, trở thành chất gây ung thư mạnh. Theo các chuyên gia, nên ăn rau lá xanh trong vòng ba ngày, không bảo quản lâu hơn trong tủ lạnh.
3. Cố gắng không để cơm, mì, thực phẩm tinh bột trong tủ lạnh
Nếu cơm, mì và các thực phẩm có chứa tinh bột được giữ trong tủ lạnh trong một thời gian dài, bất kể là được chế biến thế nào, chúng sẽ trở thành tinh thể cứng và không thể khôi phục lại hình dạng ban đầu, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn làm tăng gánh nặng cho cơ thể, gây khó tiêu, tác động tiêu cực và trực tiếp lên đường tiêu hoá.
3 kieu de thuc pham lau trong tu lanh gay ung thu-Hinh-3
Ảnh minh họa.  
Các chuyên gia sức khoẻ nhắn nhủ mọi người, tủ lạnh chỉ là một thiết bị bảo quản thực phẩm, mặc dù nhiệt độ tương đối thấp có thể giúp thực phẩm không bị mốc, hỏng trong thời gian ngắn nhưng tủ lạnh không phải là nơi an toàn tuyệt đối.
Bạn phải nắm được những lưu ý cần thiết và chú ý khử trùng, vệ sinh sạch sẽ để tủ lạnh không biến thành nơi vi khuẩn, mầm bệnh sinh sôi gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến ung thư.

Lưu ý 4 kiểu ho báo hiệu ung thư phổi ít người biết

Ho xuất hiện gần như suốt thời gian mắc ung thư phổi. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bị ho đều do căn bệnh này. Ho báo hiệu ung thư phổi có đặc điểm dưới đây.

Luu y 4 kieu ho bao hieu ung thu phoi it nguoi biet
 Lý Thiến Sơn là giáo viên tiểu học tâm huyết. Mỗi ngày, cô đều nỗ lực làm việc tới đêm mới ngủ, mong trau dồi kiến thức để truyền tải đến học sinh. (Ảnh minh họa)

Những tổn thương “tiền ung thư” không được bỏ qua

Bỏ qua những tổn thương “tiền ung thư”, nhiều người lỡ mất “giai đoạn vàng” chữa bệnh. Thực vậy, phát hiện và can thiệp sớm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị.

Nhung ton thuong “tien ung thu” khong duoc bo qua
 Tiểu Hồ (32 tuổi, ở Trung Quốc) thường cảm thấy đau chân. Nghĩ bản thân bị căng cơ vì hoạt động quá sức nên anh không quan tâm nhiều. Gần đây, tình trạng ngày càng chuyển biến xấu nên Tiểu Hồ dùng thuốc thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm đau. Dù vậy, tình hình sức khỏe không tốt lên mà còn trầm trọng hơn. Khám ở viện, anh bàng hoàng nhận kết quả mắc ung thư xương. (Ảnh: Toutiao)

Xem xét nhiều nội dung cấp bách trong kỳ họp Quốc hội bất thường

Sáng 28/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến một số vấn đề về việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội.

Xem xét 5 nội dung quan trọng tại kỳ họp bất thường
Sáng 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 17 (phiên họp thường kỳ tháng 11/2022).
Xem xet nhieu noi dung cap bach trong ky hop Quoc hoi bat thuong
 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: QH.
Liên quan tới nội dung xem xét tổ chức kỳ họp bất thườngChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay, về nguyên tắc, kỳ họp bất thường chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, hoặc 2/3 đại biểu Quốc hội kiến nghị. Tại kỳ họp bất thường cũng chỉ xem xét, quyết định những vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, đã chín, đã rõ, được sự đồng thuận, thống nhất cao.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội 5 nội dung đưa ra tại kỳ họp bất thường lần thứ 2.

Cụ thể:

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch;

Xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi);

Xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XV (Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách phòng, chống COVID- 19);

Xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách, gồm giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT; việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan năm 2021; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2021; điều chỉnh vốn vay lại của các địa phương năm 2022.

Cuối cùng, Quốc hội sẽ cho ý kiến về ba dự án: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.

Đối với nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (thay thế Nghị quyết 54/2017), Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Chính phủ đề nghị chưa đưa nội dung này vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2 do chưa chuẩn bị kịp và chưa có kết luận của Bộ Chính trị.

Hai phương án họp
Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất hai phương án tổ chức kỳ họp bất thường. Theo đó, phương án 1: Đối với trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường chưa kịp xem xét đủ điều kiện trong tháng 12/2022, sẽ tổ chức họp sau Tết Nguyên đán (trong tháng 2/2023). Hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Phương án 2 thực hiện trong trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường được xem xét xong trong tháng 12/2022 và đủ điều kiện trình, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị tổ chức họp trước Tết Nguyên đán (đầu tháng 1-2023). Hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trung. Trong đó, họp trực tuyến để thảo luận, cho ý kiến, còn họp tập trung để biểu quyết các nội dung.

Tuy nhiên, theo ông Cường, nếu việc đi lại dịp Tết khó khăn thì có thể họp trực tuyến cả kỳ. Ngoài ra, để phù hợp với thời điểm các địa phương phải tập trung vào việc triển khai công tác năm 2023 và các hoạt động trước Tết Nguyên đán.

Dự kiến Quốc hội sẽ làm việc 4 ngày, hoặc 6,5 ngày nếu xem xét cả nội dung số 5. 
Mời quý độc giả xem video: "Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nói về việc cần có quỹ bình ổn giá xăng dầu". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.