13 ngày không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng, thêm 2 bệnh nhân tái dương tính

(Kiến Thức) - Theo Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, đến chiều ngày 29/4, Việt Nam đã tròn 13 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Trong ngày có thêm 2 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, tính từ 6h sáng ngày 16/4 đến 6h ngày 29/4: 13 ngày Việt Nam không có ca mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng. Như vậy, Việt Nam hiện vẫn có tổng 270 ca bệnh COVID-19.
Tính đến 6h ngày 29/4, Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 42.057, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323.
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.643.
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 35.091.
13 ngay khong co ca mac moi COVID-19 trong cong dong, them 2 benh nhan tai duong tinh
Ảnh minh họa. 
Cũng theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị -Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chiều 29/4, Việt Nam có thêm 2 bệnh nhân tái dương tính với SARS-CoV-2:
Đó là bệnh nhân 130, 30 tuổi, nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 ngày 23/3. Bệnh nhân là là 1 ca phức tạp, được điều trị ổn định, công bố khỏi bệnh ngày 30/3, sau đó tiếp tục được theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Đến ngày 4/4, bệnh nhân xét nghiệm cho kết quả dương tính lại sau 6 lần âm tính liên tiếp. Ngày 19/4, bệnh nhân tiếp tục có kết quả xét nghiệm dương tính lại sau 7 lần âm tính liên tiếp. Các xét nghiệm ngày 25-26/4 tiếp tục cho kết quả dương tính.
Bệnh nhân COVID-19 tái dương tính thứ 2 là ca bệnh 50 là nam, 50 tuổi, nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ngày 13/3. Đây là ca bệnh rất nặng phải thở máy qua nội khí quản, nhưng đã được bệnh viện điều trị khỏi bệnh, công bố ra viện ngày 14/4, nhưng vẫn được tiếp tục theo dõi thêm 14 ngày tại Bệnh viện theo quy định. Đến ngày 21/4, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính lại sau 5 lần âm tính liên tiếp; kết quả xét nghiệm ngày 24/4, 27/4 vẫn dương tính.
Hiện cả 2 bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở 2.
Trong khi đó, sáng nay, bệnh nhân 151 cũng được công bố dương tính trở lại với SARS-CoV-2. Bệnh nhân là vợ của bệnh nhân 207. Ca bệnh 151 cũng đã được công bố khỏi bệnh và cùng chồng được ra viện, tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà thêm 14 ngày theo quy định của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, ngày 27/4, sau khi chồng là bệnh nhân 207 dương tính trở lại, bệnh nhân 151 cũng được đưa vào Bệnh viện cách ly. Cũng trong ngày 27/4, bà được xét nghiệm và cho kết quả âm tính. Ngày 28/4, xét nghiệm lại lần 2 và cho kết quả dương tính trở lại.
Hiện bệnh nhân đang được tiếp tục theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
Trước đó, ngày 25/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cũng đã thông báo có 5 bệnh nhân dương tính trở lại sau khi được công bố khỏi bệnh, gồm các bệnh nhân: 188, 52, 149, 137 và 36. Ngày 27/4 có thêm 3 ca tái dương tính là các bệnh nhân 74, 207 và 224.
Như vậy, tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 11 bệnh nhân tái dương tính với SARS-CoV-2.  
Ngoài ra, tới thời điểm hiện tại, trong số các ca bệnh đang điều trị, có 10 ca âm tính 1 lần với SARS-CoV-2 và 4 ca xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính.

Ghi nhận thêm 4 bệnh nhân COVID-19, chủ yếu “nhập khẩu”, VN tổng 249 ca

(Kiến Thức) - 18h chiều ngày 7/4, Bộ Y tế thông báo có thêm 4 bệnh nhân COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc ở nước ta đến nay lên 249 ca. Trong đó, 3/4 ca bệnh mới là người từ nước ngoài về được cách ly tập trung ngay.

Thông tin cụ thể 4 bệnh nhân COVID-19 mới Bộ Y tế công bố ngày 7/4 gồm:

Ca bệnh số 246 là nam, 33 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, làm đầu bếp tại Mátxcơva (LB Nga). Ngày 24/3, bệnh nhân từ Nga trở về Việt Nam trên chuyến bay SU290 (ghế 49F), nhập cảnh Sân bay Nội Bài ngày 25/3.

Ngay sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại Trường Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội.

Ngày 5/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 06/4, xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.

Hiện, bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Bệnh nhân COVID-19 số 247 quốc tịch Việt Nam, 28 tuổi, trú tại phường 1, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, là nam quản lý dây chuyền tại công ty giày Gia Định chi nhánh tại số 20A đường Đồng Khởi, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Bệnh nhân hàng ngày từ TP. Hồ Chí Minh đi làm ở Đồng Nai, là đồng nghiệp, có tiếp xúc gần với bệnh nhân 124 và bệnh nhân 151.

Sau khi phát hiện bệnh nhân 124 dương tính với SARS-CoV-2, ngày 24/3 bệnh nhân được cách ly tập trung tại ký túc xá Trường Đại học Đồng Nai theo diện đối tượng tiếp xúc gần.

Ngày 26/3, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đồng Nai lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Tại khu cách ly tập trung, bệnh nhân ở cùng phòng với 4 người khác cũng thuộc đối tượng tiếp xúc gần bệnh nhân 124 và bệnh nhân 151. Trong quá trình cách ly, bệnh nhân và người chung phòng không ghi nhận triệu chứng bệnh.

Ngày 6/4, khi chuẩn bị kết thúc cách ly tập trung bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Hiện bệnh nhân đã được chuyển Bệnh viện Phổi tỉnh Đồng Nai để cách ly, theo dõi với tình trạng sức khỏe ổn, không triệu chứng bệnh. 4 người chung phòng cách ly hiện chưa ghi nhận triệu chứng bệnh, được cách ly riêng trong 14 ngày tiếp theo.

Ghi nhan them 4 benh nhan COVID-19, chu yeu “nhap khau”, VN tong 249 ca
Ảnh minh họa. 
Ca bệnh số 248 quốc tịch Việt Nam, làn nam 20 tuổi. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh Nhật Bản về Việt Nam trên chuyến bay JL079 ngày 23/3/2020 nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tại đây bệnh nhân ở chung phòng với 2 người khác.
Trong quá trình cách ly, bệnh nhân và người chung phòng có sức khỏe ổn. Ngày 5/4, khi chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Dã chiến Củ Chi để cách ly, theo dõi với tình trạng sức khỏe ổn định. 2 người chung phòng cách ly hiện được cách ly riêng trong 14 ngày tiếp theo.
Ca bệnh 249 là nam, 55 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân từ Mỹ, quá cảnh tại Hồng Kông, nhập cảnh ngày 22/3.
Khoảng ngày 10/3, bệnh nhân khởi phát bệnh tại Mỹ, nhưng vẫn về nước và được đưa đi cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
Tại khu cách ly có biểu hiện đau đầu, sốt nhẹ, không ho. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Như vậy, tới thời điểm này, tổng số ca bệnh COVID-19 tại Việt Nam là 249 trường hợp, trong đó 122 người đã được điều trị khỏi.

Đáng chú ý, trong số 249 bệnh nhân COVID-19 của Việt Nam, có 156 người từ nước ngoài chiếm 62,6%; 93 người lây nhiễm thứ phát trong đó 63 người thuộc ổ dịch nội địa.

Ghi nhan them 4 benh nhan COVID-19, chu yeu “nhap khau”, VN tong 249 ca-Hinh-2

Đặc sản độc đáo nên thử khi du lịch Mộc Châu dịp 30/4

(Kiến Thức) - Nếu có ý định du lịch Mộc Châu dịp nghỉ lễ 30/4, bạn nhất định không được bỏ qua các đặc sản độc đáo của nơi này như bê chao, cá suối, ốc đá, nậm pịa…

Dac san doc dao nen thu khi du lich Moc Chau dip 30/4

Bê chao: Đây là đặc sản độc đáo của Mộc Châu nổi tiếng số một. Thịt bê non được xắt thành từng miếng nhỏ, đem ướp với gia vị rồi chao qua lớp dầu sôi. Thành quả thu được là đĩa thịt bê chao vàng ươm, nghi ngút khói. Khi ăn thịt mềm, vị ngọt, không ngấy, da giòn và có mùi thơm hấp dẫn. Ảnh: Internet.

Dac san doc dao nen thu khi du lich Moc Chau dip 30/4-Hinh-2
Cá suối: Món cá suối Mộc Châu có nguyên liệu là những chú cá suối có mình và miệng tròn vo, thân hình bé như ngón tay được đánh bắt đem về chiên vàng hoặc kẹp vào thanh tre đem nướng trên bếp than hồng. Khi cá chín có mùi thơm của thịt, lớp thịt chín vàng và ngọt. Cá nướng được chấm với nước mắm ăn cả đầu lẫn xương nhai giòn tan. Ảnh: Internet.
Dac san doc dao nen thu khi du lich Moc Chau dip 30/4-Hinh-3
Ốc đá: Món ngon ở Mộc Châu này thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến cuối tháng 8. Ốc đá có mình dẹp, to trung bình bằng hai đốt ngón tay, miệng loe ra có màu trắng sữa. Ốc được chế biến đơn giản như luộc ăn chấm với nước chấm xả ớt. Ảnh: Toidi.
Dac san doc dao nen thu khi du lich Moc Chau dip 30/4-Hinh-4
Nậm Pịa: Đây là món đặc sản của vùng cao nhưng không phải thực khách nào cũng dám thử. Nguyên liệu để tạo ra nậm pịa bao gồm: tiết đông, thịt, sụn, đuôi, bạc nhạc, lòng, dạ dày, gan và phần ruột non có chứa phân non của bò hoặc dê được nấu nhừ sền sệt. Chính vì vậy, nó có mùi rất đặc trưng. Ảnh: Dulichmocchau.
Dac san doc dao nen thu khi du lich Moc Chau dip 30/4-Hinh-5
Thịt trâu gác bếp: Đây là món đặc sản của người Thái đen trên mảnh đất Mộc Châu được làm từ thịt của những chú trâu, bò chăn thả tự do trên cao nguyên. Thịt được cắt thành miếng to đem ướp qua gia vị như: ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén đem để lên gác bếp. Thịt được làm chín bởi khói bếp và hơi nóng từ bếp tỏa ra. Ảnh: Blogdacsanvietnam.
Dac san doc dao nen thu khi du lich Moc Chau dip 30/4-Hinh-6
Xôi ngũ sắc là món ăn đậm chất văn hóa của người dân tộc Dao và đây cũng là một món ăn lý tưởng khi bạn đến Mộc Châu.. Xôi được làm từ gạo nếp thơm dẻo, trộn với các loại lá cây khác nhau tạo ra màu đen, đỏ, vàng, tím, cam…Ảnh: Internet.
Dac san doc dao nen thu khi du lich Moc Chau dip 30/4-Hinh-7
Cải mèo ở Mộc Châu: Loại rau này được trồng quanh năm. Lúc đầu ăn ngăm đắng nhưng càng ăn lại càng thấy ngọt và giòn. Cải mèo được chế biến thành nhiều món khác nhau như: luộc chấm xì dầu, nấu canh, nhúng lẩu hoặc xào tỏi cùng thịt bò, thịt gà…Ảnh: Internet.
Dac san doc dao nen thu khi du lich Moc Chau dip 30/4-Hinh-8
Cá hồi: Đến với Mộc Châu bạn có thể thưởng thức món đặc sản cực ngon bổ là cá hồi. Thực ra, cá hồi là đặc sản mới xuất hiện ở Mộc Châu vài năm nay với nhiều cách chế biến như gỏi, xông khói, chả, chiên, lẩu... rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Ngon nhất là món gỏi cá hồi ăn kèm với rau cải, gừng, xoài xanh, lá chua chấm xì dầu. Ảnh: Cattour.
Dac san doc dao nen thu khi du lich Moc Chau dip 30/4-Hinh-9
Khoai sọ mán: Đây là đặc sản của người Dao ở Mộc Châu. Khoai củ to, ruột vàng ươm, ninh chóng nhừ, khi chín màu vàng ươm như mỡ gà nhưng không bở tung, ăn vào vừa dẻo vừa thơm. Khoai sọ mán có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất là nấu canh xương. Ảnh: Dulichmocchau.
Dac san doc dao nen thu khi du lich Moc Chau dip 30/4-Hinh-10
Sữa Mộc Châu: Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, váng sữa, bánh sữa… là những thứ du khách hay mua về làm quà. Mỗi sản phẩm sữa Mộc Châu đều mang hương vị đặc trưng riêng, thơm ngon, bổ dưỡng được lấy từ sữa của giống bò sữa Hà Lan trên những thảo nguyên Mộc Châu. Ảnh: dacsanmocchau.
Dac san doc dao nen thu khi du lich Moc Chau dip 30/4-Hinh-11
Dâu tây: Đến Mộc Châu bạn đừng quên dành thời gian đi thăm những vườn dâu tây trĩu quả ở đoạn gần đồi thông bản Áng. Dâu tây là thứ quả mới được trồng thử nghiệm ở Mộc Châu khoảng chục năm trở lại đây nhưng đã trở thành thương hiệu có tiếng trong lòng người tiêu dùng bởi hương vị thơm ngon đặc biệt. Ảnh: Emdep.
Dac san doc dao nen thu khi du lich Moc Chau dip 30/4-Hinh-12
Chè xanh: Những đồi chè xanh trải dài ngút tầm mắt ở Mộc Châu không chỉ tạo nên cảnh đẹp cho du khách đến tham quan, chụp ảnh kỷ niệm, hơn 3000 ha trồng chè ở Mộc Châu còn mang đến giống chè ngon đặc sản. Những giống chè đặc sản ngon nức danh như San Tuyết, Bát Tiên, Ô Long... đều góp mặt trên vùng chè này. Ảnh: Phunuvietnam. 

Thói quen tắm nước nóng giúp người Nhật giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ

(Kiến Thức) - Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, tắm nước nóng ít nhất 5 lần trong một tuần có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ hoặc các bệnh tim mạch khác; làm giảm huyết áp cao.

Trong nghiên cứu được đăng tải trong tạp chí Heart, tắm nước nóng hàng ngày có thể giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tim và 26% nguy cơ đột quỵ. Kết quả này được phát hiện sau một quá trình theo dõi thói quen tắm nước nóng hàng ngày và kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tim mạch của hơn 61.000 người Nhật ở độ tuổi trưởng thành trong vòng 20 năm.
Thoi quen tam nuoc nong giup nguoi Nhat giam nguy co dau tim, dot quy
Không chỉ giúp cơ thể thư giãn, tắm bồn còn đem lại lợi ích về sức khỏe. Ảnh: Internet. 

Theo đó, những người tham gia có độ tuổi từ 40-59 và không có tiểu sử bệnh tim được các nhà khoa học Nhật theo dõi từ năm 1990 đến 2009. Họ được tách làm các nhóm dựa trên tần suất tắm bồn nước nóng như: ít hơn 1 tuần 1 lần, từ 1-2 lần một tuần, gần như hàng ngày.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng thu thập các thông tin được cho là yếu tố gây ảnh hưởng như cân nặng, tình trạng hút thuốc, tần suất tập thể dục, mức độ uống rượu, trạng thái công việc, giáo dục, thời gian ngủ, mức độ căng thẳng và hưng phấn trong cuộc sống.

Cuối năm 2009, trong hơn 30.000 người được chọn lọc cuối cùng, các nhà nghiên cứu thống kê được 2.097 trường hợp mắc bệnh tim mạch, trong đó 275 người bị bệnh tim và 1.769 người có nguy cơ đột quỵ. Các nhà khoa học phát hiện rằng nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ càng giảm nếu người đó càng ngâm mình thường xuyên trong nước nóng.

Hơn nữa, nhiệt độ của nước cũng đóng vai trò quan trọng khi nguy cơ mắc bệnh tim giảm 26% nếu tắm nước ấm và 35% nếu ngâm trong nước nóng.

Thoi quen tam nuoc nong giup nguoi Nhat giam nguy co dau tim, dot quy-Hinh-2