Xung đột miền Đông Ukraine: Hơn 5.000 người thiệt mạng

(Kiến Thức) - Chiến sự ác liệt ở miền đông Ukraine khiến nhiều người thương vong và buộc nhiều người khác phải rời bỏ quê hương.

Hơn 1,5 triệu dân thường bị buộc phải rời khỏi quê hương do xung đột ở đông nam Ukraine, Văn phòng điều phối nhân đạo Liên Hợp Quốc (OCHA) đưa ra thông tin trên trong báo cáo mới nhất. “Các cuộc đụng độ ở miền đông Ukraine là nguyên nhân chính gây ra làn sóng này bởi mạng sống người dân bị đe dọa, cơ sở hạ tầng bị phá hủy”, báo cáo cho hay. 
Xung dot mien Dong Ukraine: Hon 5.000 nguoi thiet mang
 Người dân miền đông Ukraine đi sơ tán.
Tính đến ngày 21/1/2015, có tổng cộng 21.921.640 người đã đi sơ tán và 600.000 người khác tị nạn sang các nước láng giềng, chủ yếu là Nga. Hơn thế nữa, việc Kiev hạn chế nhập cư từ các khu vực phía đông “đã tạo ra các khó khăn mới trong việc thiết lập cơ chế trong việc trợ cấp cho các chương trình mục tiêu quốc gia và phân phát viện trợ”. 
OCHA khẳng định ít nhất 5.086 người đã thiệt mạng và 10.948 người bị thương từ giữa tháng 4/2014 đến ngày 21/1/2015.

Lãnh đạo ly khai Ukraine: “Hầu hết người sơ tán trở về”

(Kiến Thức) - Hầu hết những người chạy đi sơ tán để tránh cảnh bom đạn vừa mới quay trở lại, một lãnh đạo phe ly khai miền đông Ukraine cho biết.

Đừng đánh giá thấp tham vọng của ông Putin ở Ukraine

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia nhận định, Tổng thống Putin chưa có kế hoạch lâu dài đối với miền đông Ukraine nhưng điều này có thể thay đổi.

Có một số chuyên gia quốc tế tin rằng mục đích của ông Putin ở miền Đông Ukraine là không nhiều. Giáo sư Stephen Walt từ ĐH Havard nghi ngờ liệu ông Putin có ý định nào khác ngoài việc ngăn chặn Ukraine đi theo quỹ đạo của phương Tây hay không. Vị giáo sư này cho rằng, Moscow đang cố gắng thực hiện tham vọng bành trường lãnh thổ của mình.
Sau những động thái bất ngờ và quyết đoán trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga, ...
 Sau những động thái bất ngờ và quyết đoán trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga, ...
Giáo sư Walt cho rằng, các quốc gia có xu hướng muốn giữ sự cân bằng quyền lực giữa bản thân họ với các nước đối thủ. Như vậy, các nhà lãnh đạo thường phải giữ sự tham vọng của họ trong một mức nhất định. Nếu không làm vậy thì các nước sẽ có nguy cơ phải gánh chịu những ảnh thưởng tiêu cực về sau. Theo lý thuyết này, tấn công không phải là hình thức phòng thủ tốt nhất trong thời gian dài.