Xu hướng lên sàn tại Mỹ của các ông lớn công nghệ châu Á

Alibaba, NTT Docomo, Sea cùng hàng loạt ông lớn công nghệ châu Á khác đều chọn Mỹ làm điểm khởi đầu cho hành trình gọi vốn quy mô lớn của mình.

Chiều 29/5 (giờ New York), Chủ tịch kiêm CEO của VNG ký thỏa thuận với ông Bob McCooey về việc startup công nghệ này sẽ IPO trên sàn chứng khoán lớn thứ 2 thế giới. Theo giới phân tích Mỹ, đây sẽ là công ty Việt Nam đầu tiên IPO trên sàn chứng khoán Mỹ.
Quyết định chọn NASDAQ để lên sàn của VNG được xem là phù hợp nhất với một startup công nghệ bởi đây chính là tiền đề để nhiều ông lớn công nghệ châu Á cất cánh.
Theo thống kê của NASDAQ, hiện có khoảng 205 công ty châu Á chọn sàn chứng khoán lớn thứ 2 thế giới này để IPO, trong đó có những gã khổng lồ công nghệ như Alibaba (trị giá 313,7 tỷ USD), China Mobile (227,6 tỷ USD), NTT Docomo (90 tỷ USD), Sony (46,3 tỷ USD).
Mới đây, startup công nghệ lớn nhất Đông Nam Á là Sea (trước đây là Garena) được cho sẽ hoàn tất thủ tục IPO tại Mỹ vào đầu năm 2018, theo Bloomberg, cho thấy trào lưu lên sàn tại Mỹ đang ngày càng thịnh hành với các ông lớn công nghệ châu Á.
Mỹ - điểm đến của các ông lớn công nghệ châu Á
Vào ngày 19/9/2014, tập đoàn Alibaba chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), thu về gần 25 tỷ USD. Đây là cổ phiếu có màn ra mắt ấn tượng nhất thế giới. Trang IPOboutique nhận định nhà đầu tư gần như mất kiểm soát khi đặt lệnh mua liên tục, đẩy giá cổ phiếu BABA cuối ngày lên mức 68 USD/cổ phiếu, tăng 38% so với giá của đầu phiên giao dịch.
Xu huong len san tai My cua cac ong lon cong nghe chau A
Ngày càng nhiều ông lớn châu Á IPO tại Mỹ và thành công. Ảnh: Wall Street Survivor. 
Jack Ma, đồng sáng lập kiêm CEO Alibaba cũng soán ngôi vương của nhà tài phiệt Hong Kong là Li Ka-shing để trở thành tỷ phú giàu nhất châu Á với tổng tài sản được Bloomberg ước tính khoảng 28,6 tỷ USD. Jack Ma kiếm được 25 tỷ USD chỉ trong năm 2014, trong đó hơn một nửa là từ việc sở hữu 6,3% cổ phần của Alibaba.
Ngoài Alibaba, hai ông lớn công nghệ Trung Quốc khác là Weibo và Momo cũng chọn 2014 là năm chính thức IPO. 2 đại gia này hiện có giá trị thị trường lần lượt 16,9 và 7,6 tỷ USD.
Tại Đông Nam Á, thông tin startup lớn nhất khu vực là Sea (trước đây được biết đến với cái tên Garena) rục rịch IPO thu hút sự quan tâm cực lớn của giới đầu tư. Theo Bloomberg, Sea có thể thu hút khoản đầu tư 1 tỷ USD trong lần IPO này. Trong lần gọi vốn gần nhất, hãng thu về 170 triệu USD, đạt giá trị 3,75 tỷ USD ở thời điểm tháng 3/2016, biến công ty này thành startup lớn nhất Đông Nam Á.
Sea cho biết họ sẽ dùng số vốn mới để đầu tư vào thương mại điện tử. Đông Nam Á được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển bùng nổ nhất, theo Techcrunch. Đó cũng là lý do Alibaba quyết định thâu tóm Lazada với giá 1 tỷ USD vào năm 2016.
Tại sao chọn IPO tại Mỹ?
Trung Quốc là thế lực kinh tế hàng đầu thế giới, Hong Kong là trung tâm tài chính kinh tế châu Á nhưng nhiều công ty lớn chọn New York làm nơi IPO. Trong năm 2014, thời điểm Alibaba IPO trên sàn NASDAQ, có đến 30 công ty khác của Trung Quốc chính thức tham gia sàn chứng khoán Mỹ, mở ra làn sóng IPO tại Mỹ lớn chưa từng có của các ông lớn châu Á.
Một điều đơn giản mà ai cũng thấy được đó là các nhà đầu tư phương Tây luôn có sẵn tiền trong túi và đích ngắm của họ lại chính là các công ty mới nổi châu Á, theo Valuewalk. Thay vì chọn Thượng Hải (SE), Hong Kong (Hang Seng) hay Tokyo (Nikkei), thị trường phương Tây có quy mô lớn hơn nhiều (tất nhiên đi kèm với đó là nhiều đòi hỏi khắt khe).
Xu huong len san tai My cua cac ong lon cong nghe chau A-Hinh-2
Quy mô thị trường lớn, nhiều nhà đầu tư tiềm năng và cơ chế thông thoáng cho các công ty niêm yết là lý do nhiều startup châu Á chọn Mỹ làm nơi để IPO. 
Thị trường chứng khoán Mỹ thực sự khổng lồ và là mảnh đất của những nhà đầu tư lớn nhất thế giới, những người sẵn sàng đổ tiền vào các công ty IPO mới. Quan trọng hơn, việc nhiều công ty châu Á có những màn IPO thành công như Alibaba khiến các startup càng có niềm tin mạnh mẽ.
Hong Kong, trong khi đó – đưa ra những yêu cầu niêm yết được cho là không hấp dẫn đối với công ty. Cụ thể, Hong Kong luôn đặt quyền lợi của nhà đầu tư làm ưu tiên hàng đầu. Về cơ bản, nó mang đến nhiều lợi ích nhưng nó khiến các nhà sáng lập công ty không tự bảo vệ được mình trước các nhà đầu tư.
Chẳng hạn, trong trường hợp của Alibaba, lãnh đạo công ty này muốn nắm quyền tự quyết về việc bầu ai làm Chủ tịch hội đồng Quản trị. Luật của Hong Kong – trong khi đó – đối xử với mọi nhà đầu tư như nhau. Do đó, nhà sáng lập công ty không có tiếng nói lớn hơn so với các nhà đầu tư khác.
Trong khi đó, The Street đánh giá IPO tại Mỹ mang đến cảm giác an toàn và phát triển bền vững cho các công ty châu Á.
Tại sao phải là NASDAQ?
Sàn NASDAQ ra đời năm 1971. So với NYSE (1792), nó chỉ như một hậu bối. Tuy nhiên, NASDAQ được coi là điểm đến của những kẻ tân tiến, chẳng hạn các ông lớn công nghệ trong khi NYSE phù hợp với các công ty cổ điển.
Những công ty niêm yết tại NYSE thường có quy mô lớn, hướng đến phát triển chậm nhưng bền vững. Trong khi đó, công ty niêm yết tại NASDAQ thường hướng đến mục tiêu tăng trưởng, theo Investopedia. Tất nhiên, nhận định này không đúng trong mọi trường hợp.
Chi phí là một vấn đề khác khiến nhiều công ty NASDAQ. Chẳng hạn, một công ty muốn niêm yết 75 triệu cổ phiếu tại NYSE, họ phải bỏ ra 300.000 USD kèm phí thường niên là 69.750 USD trong khi nếu niêm yết tại NASDAQ, mức phí nhiều nhất họ phải bỏ ra là 225.000 USD kèm 68.500 USD phí thường niên.

Điểm danh 10 tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới

10 tỷ phú công nghệ giàu nhất đều có mẫu số chung: Là nam giới, mang một trong hai quốc tịch Mỹ hoặc Trung Quốc và phân nửa bỏ dở đại học.

Diem danh 10 ty phu cong nghe giau nhat the gioi
10. Pony Ma (Tencent Holdings - tài sản ròng: 18,2 tỷ USD). Với số vốn ban đầu có được từ việc chơi chứng khoán, Ma Huateng (Pony Ma) khởi nghiệp Tencent cùng bạn bè đại học. Sản phẩm lớn đầu tiên của công ty là dịch vụ nhắn tin trực tuyến miễn phí ở Trung Quốc có tên gọi QQ. Từ đó đến nay, Tencent đã phát triển không ngừng, tiến hành đầu tư vào một loạt các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ phân phối âm nhạc tới phát triển game.
Diem danh 10 ty phu cong nghe giau nhat the gioi-Hinh-2
9. Michael Dell (Dell - tài sản ròng: 18,9 tỷ USD). Năm 1984, chàng sinh viên Dell thành lập công ty TNHH PC tiền thân của Dell bây giờ. Không lâu sau, cậu sớm dừng hẳn việc học ở trường để toàn tâm toàn ý xây dựng PC trở thành một trong những công ty phát triển nhanh nhất cả nước. Đặt trụ sở tại bang Texas, Dell từng là công ty phi dầu mỏ lớn thứ hai chỉ sau AT&T với hơn 100.000 nhân viên làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Diem danh 10 ty phu cong nghe giau nhat the gioi-Hinh-3
8. Steve Ballmer (Microsoft - tài sản ròng: 25,9 tỷ USD). Năm 1980, Steve Ballmer thôi học ngành kinh doanh tại trường Đại học danh tiếng Stanford để tham gia quản lý Microsoft – công ty của người bạn thân Bill Gates với mức lương 50.000 USD cùng một lượng cổ phần nhất định. Số cổ phần ấy đưa Ballmer trở thành người giàu thứ hai theo giá trị cổ phiếu thu được với vai trò là nhân viên của tập đoàn mà ông không phải là người sáng lập.
Diem danh 10 ty phu cong nghe giau nhat the gioi-Hinh-4
7. Jack Ma (Alibaba - tài sản ròng: 26,3 tỷ USD). Được mệnh là Jeff Bezos của Trung Quốc, tỷ phú công nghệ Jack Ma thành lập và đích thân điều hành trang mua sắm trực tuyến Alibaba. Công ty chính thức trở thành công ty đại chúng, có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán với tổng giá trị lên tới 25 tỷ USD.
Diem danh 10 ty phu cong nghe giau nhat the gioi-Hinh-5
6. Sergey Brin (Google - tài sản ròng: 36,2 tỷ USD). Sergey Brin là đồng sáng lập Google cùng với Larry Page vào năm 1998. Mặc dù đã thay da đổi thịt trong suốt nhiều năm, nhưng phần lớn các thiết bị và sản phẩm của công ty vẫn được xây dựng dựa trên nền tảng do 2 nhà sáng lập xây dựng – công cụ tìm kiếm Google. Ngày nay, Brin là người giám sát Alphabet - công ty mẹ của Google. Ông tập trung phát triển những ý tưởng đột phá, tiêu biểu là dự án cung cấp Wi-Fi cho người dân ở vùng sâu vùng xa bằng khinh khí cầu (Project Loon).
Diem danh 10 ty phu cong nghe giau nhat the gioi-Hinh-6
5. Larry Page (Google - tài sản ròng: 37,8 tỷ USD). Có khối tài sản nhỉnh hơn một chút so với đồng nghiệp, CEO của Alphabet - Larry Page chịu trách nhiệm xử lý các thuật toán của công cụ tìm kiếm Google, giúp phân loại kết quả thành những danh sách cụ thể. Trở thành tỷ phú công nghệ ở tuổi 30, Page đã chứng tỏ tài năng của bản thân khi thực hiện thành công thương vụ mua lại Android của Google từ những năm 2005.
Diem danh 10 ty phu cong nghe giau nhat the gioi-Hinh-7
4. Larry Ellison (Oracle - tài sản ròng: 46,1 tỷ USD). Ellison là đồng sáng lập của Oracle Corp - một trong những công ty phần mềm hàng đầu hiện nay. Phần lớn các sản phẩm của Oracle được phát triển nhằm phục vụ các tập đoàn, doanh nghiệp và chính phủ. Công ty này chỉ đứng sau Microsoft về mức độ phủ sóng phần mềm trên toàn cầu. Từng có thời điểm, Ellison là CEO có mức lương cao nhất thế giới. Ellison được mọi người nhận xét là người đàn ông thú vị nhất trong những người thú vị.
Diem danh 10 ty phu cong nghe giau nhat the gioi-Hinh-8
3. Mark Zuckerberg (Facebook - tài sản ròng: 46,2 tỷ USD). Năm 2010, The Social Network - bộ phim về cuộc đời của Mark và sự ra đời của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook đã gây sốt trong một thời gian dài. Hiện Mark đã bước sang tuổi 31, có vợ là Priscilla Chan, cùng cô con gái Max. Zuckerberg hứa sẽ dành 99% tài sản của họ để phục vụ cộng đồng thông qua các hoạt động tình nguyện.
Diem danh 10 ty phu cong nghe giau nhat the gioi-Hinh-9
2. Jeff Bezos (Amazon - tài sản ròng: 51,2 tỷ USD). Từ khởi đầu khiêm tốn trong garage chật chội, Jeff Bezos đã trở thành tỷ phú thông qua hoạt động mua bán trực tuyến. Ngoài trang bán lẻ Amazon, Jeff còn sở hữu tờ Washington Post, thậm chí còn đưa tên lửa vào không gian (Blue Origin).
Diem danh 10 ty phu cong nghe giau nhat the gioi-Hinh-10
1. Bill Gates (Microsoft - tài sản ròng: 89,4 tỷ USD). Bill Gates không chỉ là người giàu nhất trong danh sách này mà ông còn là người giàu nhất thế giới. Danh xưng tỷ phú đã gắn liền với ông từ khi 30 tuổi. Mặc dù vẫn giữ một vị trí quan trọng trong công ty, Bill Gates chủ yếu dành thời gian của mình cho các hoạt động từ thiện. Gates hy vọng, trong 15 năm tới, con người sẽ tìm ra những nguồn năng lượng xanh, rẻ thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Những sự kiện lịch sử công nghệ quan trọng 30 năm qua

Những sự kiện lịch sử làm thay đổi thế giới công nghệ được Network World bình chọn nhân kỷ niệm 30 thành lập của tờ báo này.

Nhung su kien lich su cong nghe quan trong 30 nam qua
30 năm của lịch sử ngành công nghệ đã chứng kiến nhiều thay đổi, nhiều thành công ngoạn mục nhưng cũng không ít kết thúc bi thảm. Tuy nhiên các ngành công nghệ đã phản ánh những gì đang diễn ra trong xã hội, sự phát triển và đào thải là tất yếu.