Xôn xao chim ăn thịt đáng sợ nhất cao 1,2m, nặng 40kg

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học vừa phát hiện loài chim ăn thịt đáng sợ nhất thời tiền sử (còn gọi là chim khủng bố), có tên là Llallawavis scagliai.

Loài chim ăn thịt đáng sợ nhất thời tiền sử này thuộc nhóm Phorusrhacidae, không thể bay; sinh sống ở Nam Mỹ từ khoảng 62 triệu - 3 triệu năm trước đây, trước khi bị tuyệt chủng khoảng 2,5 triệu năm trước.
Xon xao chim an thit dang so nhat cao 1,2m, nang 40kg
 Chân dung loài chim khủng bố mới, Llallawavis scagliai.
Nhóm chim Phorusrhacidae cao khoảng 3m, có mỏ quặp như chim đại bàng với đầu to bằng đầu ngựa. Chúng sử dụng chiếc mỏ khổng lồ để quắp lấy con mồi hoặc tấn công chính xác vào bộ phận trọng yếu của con mồi, khiến cho đối phương nhanh chóng bị tóm gọn.
Việc phát hiện loài mới Llallawavis scagliai giúp các nhà khảo cổ có được hiểu biết sâu sắc hơn về các thành viên trong gia đình của loài chim ăn thịt đáng sợ thời tiền sử.
Hơn 90% bộ xương hóa thạch của Llallawavis scagliai được phát hiện tại miền đông bắc Argentina vào năm 2010. Nó là mẫu vật loài chim khủng bố hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy.
Xon xao chim an thit dang so nhat cao 1,2m, nang 40kg-Hinh-2
Bộ xương của Llallawavis scagliai được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học tự nhiên Lorenzo Scaglia tại Mar del Plata, Argentina. 
Tiến sĩ Lawrence Witmer, một nhà khảo cổ học Đại học Ohio cho biết: “Việc tìm thấy một hóa thạch hoàn chỉnh như của Llallawavis scagliai là rất hiếm thấy. Đó là một phát hiện rất thú vị”.
Theo các nhà khoa học, Llallawavis scagliai sống vào khoảng 3,5 triệu năm trước, ở gần cuối triều đại của loài chim khủng bố. Loài chim ăn thịt này đứng cao khoảng 1,2m và nặng khoảng 40kg.
Tiến sĩ Federico Degrange, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Trái đất ở Argentina cho biết: “Phát hiện này cho thấy rằng loài chim khủng bố đa dạng hơn trong kỷ Pliocene so với suy nghĩ của giới khoa học trước đây. Nó sẽ giúp chúng ta biết được nguyên nhân suy giảm và tuyệt chủng của nhóm chim thú vị này”.
Kết quả chụp CT cấu trúc bên trong tai của loài chim khủng bố mới cho thấy thính giác của nó tiếp nhận những âm thanh nhỏ, khẽ, trầm, và loài chim này có khả năng phát ra âm thanh giống đà điểu. Tiến sĩ Witmer nói: “Âm thanh tần số thấp giúp cho loài vật giao tiếp được ở khoảng cách xa, đặc biệt là với động vật ăn thịt, nó có thể dễ dàng cảm nhận chuyển động của con mồi”.
Các nhà nghiên cứu hy vọng các phân tích thêm sẽ giúp hiểu rõ thêm về tầm nhìn và các giác quan khác của loài chim khủng bố mới.

Kỳ lạ cô giáo dùng da tay làm bảng vẽ dạy học

(Kiến Thức) - Tiến sĩ Zoe Waller sử dụng da tay làm bảng để vẽ các sơ đồ hóa học dạy cho học sinh của mình.

Tiến sĩ Zoe Waller, 31 tuổi, giảng viên khoa dược tại Đại học East Anglia, Anh có phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh rất kỳ lạ. Nếu các giáo viên khác thường vẽ hình ảnh lên các tấm bảng để giải thích các khái niệm mới cho học sinh, thì cô giáo Zoe sử dụng da tay làm bảng vẽ.

Ky la co giao dung da tay lam bang ve day hoc
Tiến sĩ Zoe Waller và sơ đồ hóa học trên da của mình. 
Sở dĩ cô Zoe có thể làm như vậy là do mắc phải chứng bệnh hiếm, có tên là Dermatographia (da nhạy cảm), có thể gọi là bệnh bản đồ. Khi một người mắc chứng bệnh dermatographia có một vết trầy xước trên da của mình, máu sẽ được gia tăng đến nơi trầy xước hơn bình thường, dù chỉ với áp lực nhỏ nhất.
Thay vì che giấu bệnh tình kỳ lạ của mình, cô Zoe đã sử dụng nó như một công cụ hỗ trợ giảng dạy. Do đó, bất cứ khi nào cô Zoe dùng que vẽ trên da, các đường mẩn đỏ sẽ xuất hiện theo nét vẽ, giúp cô vẽ ra được các sơ đồ hóa học minh họa trực tiếp cho học sinh.
Ky la co giao dung da tay lam bang ve day hoc-Hinh-2
Cô Zoe cảm thấy thích thú với căn bệnh của mình.

Ky la co giao dung da tay lam bang ve day hoc-Hinh-3
 
Sinh viên của cô Zoe cần học 100 loại thuốc trong một khóa học, do đó, mỗi ngày, cô sẽ vẽ một tên thuốc mới lên làn da của mình. Phương pháp giảng dạy khác thường của cô Zoe đã lan ra khắp các trường đại học cũng như các phương tiện truyền thông xã hội và thu hút sự tò mò.
Cô Zoe nói: "Tôi được chẩn đoán mắc căn bệnh hiếm gặp Dermatographia hai năm trước đây, tuy nhiên, tôi thấy đó là một căn bệnh khá tuyệt vời. Một số người nhìn vào cánh tay của tôi và nghĩ rằng tôi đang tự làm tổn thương chính mình, nhưng nó không phải như thế, tôi không thấy đau, tôi chỉ sử dụng bút chì hoặc một cái que cùn để vẽ ra các chi tiết cần thiết của thành phần thuốc”.
Ky la co giao dung da tay lam bang ve day hoc-Hinh-4
Sơ đồ hóa học trên da dường như thu hút sinh viên hơn trên bảng. 

Cô Zoe phát hiện ra tình trạng da khác thường của mình khi bắt đầu làm việc tại khoa dược trường đại học, cô nhận thấy làn da của mình ngứa và khó chịu, nhưng ban đầu bác sĩ chỉ kết luận nó là dị ứng.

Trên thế giới từng có nghệ sĩ người Mỹ Ariana Russell sử dụng cơ thể và chứng bệnh dermatographia của mình để tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Lấy cảm hứng từ Ariana, cô Zoe đã nghĩ ra phương pháp giảng dạy đặc biệt. Cô cho biết: "Da của tôi có thể không như thế này mãi mãi, nhưng đó là một niềm vui và là phương pháp dạy học đầy thú vị của tôi, nó thu hút sự chú ý của học sinh nhiều hơn một sơ đồ”.

Linh cẩu liều lĩnh tranh mồi sư tử... chết thảm

(Kiến Thức) - Linh cẩu liều lĩnh tranh mồi sư tử, nhưng nó phải nhận cái chết thảm, bị sư tử cắn đứt cuống họng.

Linh cau lieu linh tranh moi su tu... chet tham
Sư tử cắn vào yết hầu linh cẩu. 
Những hình ảnh đối đầu kịch liệt giữa hai kẻ săn mồi đáng gờm là linh cẩu và sư tử được Thulani Sibuyi, một người săn thú ở tại Etali Safari Lodge chụp được trong khu bảo tồn thiên nhiên Madikwe, Nam Phi.
Những con sư tử đực đang hào hứng ăn thịt con trâu cái vừa săn được thì phát hiện linh cẩu tìm cách tiếp cận và cướp con mồi.
Linh cau lieu linh tranh moi su tu... chet tham-Hinh-2
 Đàn sư tử vui vẻ chén thịt con trâu rừng.
Linh cẩu được coi là một trong những loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn, có thể giết chết các loài vật to lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng… tuy vậy, linh cẩu hiếm khi tự đi săn mồi mà chủ yếu theo sau các động vật săn mồi khác như sư tử, báo... và cướp lấy thức ăn của chúng.
Linh cau lieu linh tranh moi su tu... chet tham-Hinh-3
 Linh cẩu chết thảm, tứ chi buông thõng sau nhát cắn chí mạng của sư tử.
Ở khu vực châu Phi, linh cẩu hay đụng độ với sư tử, thường là linh cẩu nhòm ngó con mồi sư tử đã săn được. Và trường hợp lần này là một điển hình. Thông thường, linh cẩu luôn tránh đối đầu trực tiếp với sư tử mà dựa vào số đông hoặc nhân lúc sư tử sơ hở mà tấn công hoặc cướp mồi. Tuy nhiên, con linh cẩu liều lĩnh này đã phải nhận lấy kết cục thảm.
Linh cau lieu linh tranh moi su tu... chet tham-Hinh-4
 Sư tử bỏ lại xác linh cẩu cho các loài ăn thịt khác "hôi của".

Sau khi chơi đùa với con linh cẩu trong vài phút, sư tử đực ra đòn dứt khoát, cắn vào yết hầu của đối thủ. Vết cắn khiến linh cẩu tử vong, cổ và xương sống cũng gãy.

Sư tử không thường ăn thịt các loài săn mồi khác mà chúng giết. Nó bỏ lại xác con linh cẩu cho chim kền kền, chó rừng hay những loài ăn thịt khác đánh chén.