Xoáy cực của Mặt Trời- phiên bản địa ngục trên Trái Đất

Hiện tượng chưa từng thấy vừa được Đài quan sát Mặt Trời (SDO) của NASA ghi nhận là phiên bản địa ngục của một hiện tượng trên Trái Đất mà nhân loại luôn khiếp sợ: Xoáy cực.

Đoạn clip ngắn mà NASA vừa công bố đã gây kinh ngạc cho giới khoa học khi thể hiện một "xúc tu" bằng plasma vươn ra khỏi Mặt Trời. Theo Science Alert, khối plasma đó đã vỡ ra và tạo thành một cơn lốc dạng vương miện ngay phía trên cực Bắc của ngôi sao.

Tốc độ của cơn lốc lên tới hàng ngàn dặm mỗi phút. Nhà khoa học Tamitha Skov từ Tập đoàn Hàng không vũ trụ California (Mỹ), người đã đăng tải đoạn phim từ SDO - tàu vũ trụ đang quay quanh Mặt Trời của NASA, cho biết đó là một kiểu xoáy cực lớn.

Xoay cuc cua Mat Troi- phien ban dia nguc tren Trai Dat

Hiện tượng lạ lùng vừa được ghi nhận trên Mặt Trời - Ảnh: SDO/NASA

Theo Live Science, một số nhà nghiên cứu cho biết lốc xoáy plasma này hoạt động cũng tương tự như xoáy cực của Trái Đất, thứ tạo thành bởi một hệ thống áp suất thấp tạo nên các vòng không khí lạnh giá lớn trên các cực của Trái Đất vào mùa đông.

Ở Trái Đất, đó là một hiện tượng thường xuyên gây thiên tai vào mùa đông, ví dụ nước Mỹ cuối năm 2022 đã hứng trọn một quả "bom lốc xoáy" - chính là khối khí lạnh từ xoáy cực bị đẩy về phương Nam, mang theo nhiệt độ âm sâu chết người.

"Xoáy cực" ở Mặt Trời đương nhiên là một phiên bản trái ngược, nóng bỏng. Nhà vật lý năng lượng Mặt Trời Scott Mclntosh từ Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia ở Boulder, Colorado - Mỹ nói với tờ Space rằng ông chưa từng thấy Mặt Trời hoạt động theo cách này, nhưng các sợi plasma dài thì vẫn thường xuyên phun trào gần các đường vĩ độ 55 của ngôi sao.

Các "xúc tu" plasma phổ biến hơn khi chu kỳ hoạt động 11 năm của Mặt Trời đang dần đạt mức cực đại (vào năm 2025). Trong vài tháng qua, ngôi sao mẹ của chúng ta đặc biệt mạnh mẽ.

Các sợi plasma này sẽ không đe dọa Trái Đất tuy nhiên đôi khi chúng kích thích việc giải phóng các đốm plasma dưới dạng quả cầu lửa khổng lồ, gọi là vụ phóng khối lượng đăng quang (CME). Nếu không may nằm ở phía quả cầu lửa này bắn ra, Trái Đất có thể xuất hiện cực quang rực rỡ kèm theo nhiễu loạn hệ thống định vị - viễn thông.

May mắn là hiện tượng "xoáy cực Mặt Trời" vừa được SDO chụp được - xảy ra vào khoảng ngày 2-2 - đã không giải phóng thêm một CME nào.

Triển vọng về phương pháp chữa trị bệnh ung thư máu ác tính

Đa u tủy là căn bệnh ung thư máu ác tính mà chưa có cách chữa. Nhưng gần đây, thử nghiệm với kháng thể Talquetamab cho ra kết quả rất tích cực trong việc điều trị u tủy.

Trien vong ve phuong phap chua tri benh ung thu mau ac tinh

Những bệnh nhân mắc đa u tủy kháng trị giờ đây đã có hy vọng sống sót. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm loại thuốc mới và nhận được nhiều kết quả khả quan. Ảnh: Cancerhealth.

Đa u tủy là căn bệnh ung thư tế bào plasma. Những tế bào này có nguồn gốc từ tủy xương và là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ mắc đau tủy là khoảng 1/132. Căn bệnh này hiếm khi được chẩn đoán ở những người dưới 65 tuổi.

Triển vọng về phương pháp chữa trị bệnh ung thư máu

Đa u tủy là căn bệnh ung thư máu ác tính mà chưa có cách chữa. Nhưng gần đây, thử nghiệm với kháng thể Talquetamab cho ra kết quả rất tích cực trong việc điều trị u tủy.

Trien vong ve phuong phap chua tri benh ung thu mau

Những bệnh nhân mắc đa u tủy kháng trị giờ đây đã có hy vọng sống sót. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm loại thuốc mới và nhận được nhiều kết quả khả quan. Ảnh: Cancerhealth.

Đa u tủy là căn bệnh ung thư tế bào plasma. Những tế bào này có nguồn gốc từ tủy xương và là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ mắc đau tủy là khoảng 1/132. Căn bệnh này hiếm khi được chẩn đoán ở những người dưới 65 tuổi.