Xe ủi vô tình lật tung mộ cổ, cảnh tượng hãi hùng lộ ra

Chiếc xe ủi vô tình ủi trúng một ngôi mộ cổ nghìn năm thời Xuân Thu Chiến Quốc ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc làm lộ ra cảnh tượng hãi hùng khiến tất cả công nhân có mặt lúc đó đều sợ hãi.

Theo 765news, vào những năm 1990, tại một công trường xây dựng đường cao tốc ở Lâm Truy, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), một chiếc xe ủi đất vô tình ủi trúng một ngôi mộ cổ. Vô số xương lớn nhỏ lập tức lộ ra, cảnh tượng hết sức hãi hùng, khiến các công nhân có mặt đều sợ hãi.

Ngôi mộ được cho là có quy mô vô cùng lớn. Các công nhân đã báo ngay cho Cục Di tích Văn hóa để tới kiểm tra ngôi mộ.

Xe ui vo tinh lat tung mo co, canh tuong hai hung lo ra

Không lâu sau, một đội khảo cổ nhanh chóng đến hiện trường. Ngay cả các chuyên gia cũng vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy đống xương khổng lồ ở đó.

Sau khi xem xét, các nhà khảo cổ khẳng định, đây chắc chắn không phải xương người, nó có thể là xương của một số động vật cổ đại có thể là xương của ngựa hoặc lạc đà.

Sau khi kết quả giám định xương được đưa ra, các chuyên gia xác nhận đây là xương của hàng trăm con ngựa, bò và động vật khác thời cổ đại. Điều này gần như khiến các nhà khảo cổ chắc chắn rằng, đây là một ngôi mộ cổ cực kỳ lớn. Sau quá trình khai quật, các nhà khảo cổ cho biết, có tổng cộng khoảng 600 con ngựa đã được chôn bên trong ngôi mộ.

Xe ui vo tinh lat tung mo co, canh tuong hai hung lo ra-Hinh-2

Xem xét cẩn thận hình dạng các bộ xương ngựa, giới chuyên gia cho rằng, những con ngựa này chắc chắn phải cực khỏe trong suốt cuộc đời của chúng. Chúng là những chiến mã. Không có dấu hiệu chúng chết vì bệnh tật rồi được chôn chung. Những con ngựa này đã bị chém rồi chôn cùng chủ nhân mộ cổ và đây được gọi là tục tế ngựa. Những con ngựa tế thường được chôn cất cùng với một vị quân chủ thời cổ đại.

Đặc biệt, những con ngựa sau khi bị giết còn được sắp xếp theo đúng các tư thế hành động, như ngựa đang sẵn sàng lao vào cuộc chiến trong mộ cổ. Nhiều bộ xương được xếp nằm trước những chiến xa theo kiểu chiến xa ngựa kéo được sử dụng trong các trận chiến.

Chiến mã vốn là biểu tượng cho sức mạnh quốc gia thời Xuân Thu Chiến Quốc. Việc người xưa không tiếc giết 600 chiến mã để hiến tế khiến các nhà nghiên cứu càng chắc chắn chủ nhân ngôi mộ hẳn là một vị quân chủ vô cùng hùng mạnh.

Tất nhiên, ai cũng muốn nhanh chóng tìm ra danh tính của chủ mộ. Nhưng điều này không dễ.

Ngôi mộ cổ được xác định có lẽ đã có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ngoài xương của 600 chiến mã, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một số lượng lớn các đồ tùy táng được chôn theo người quá cố như vũ khí, đồ đồng, bình cổ bằng gốm sứ, vỏ sò...

Vì ngôi mộ đã bị máy ủi đất ủi trúng, không còn nguyên vẹn, các nhà nghiên cứu đã không thể xác định chắc chắn 100% chủ nhân mộ cổ là ai, thân phận thế nào.

Tuy nhiên, để được chôn cất với nghi thức tế ngựa hoành tráng như vậy, thân phận chủ mộ chắc chắn vô cùng cao quý.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu cho rằng, chủ mộ có thể là Tề Cảnh Công hoặc Tề Hoàn Công - 2 vị quân chủ của nước Tề trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Đây là 2 trong những vị quân chủ hùng mạnh nhất thời Xuân Thu. Tề Cảnh Công cai trị nước Tề trong giai đoạn 547 TCN - 490 TCN còn Tề Hoàn Công cai trị trong giai đoạn 715 TCN - 643 TCN).

Mộ cổ bất ngờ lộ ra, trong quan tài chỉ còn nửa chiếc đầu lâu

Ngôi mộ cổ được tìm thấy vào năm 2005, thế nhưng bên trong quan tài các chuyên gia khảo cổ chỉ tìm được một nửa đầu lâu còn lại.

Vào đêm giao thừa năm 2005, sau một loạt tiếng nổ ầm ầm, dân làng Quách Trang thuộc tỉnh Hà Nam đã tìm thấy một ngôi mộ cổ lộ ra bên dưới cái hố lớn trên núi Long Cương. Họ lập tức thông báo cho Cục di tích văn hóa của tỉnh.

Truyền thuyết cho rằng đây là ngôi mộ của một vị hoàng đế. (Ảnh: Kknews)

Người già trong làng cho hay, trước đây tổ tiên của họ thường nhắc tới truyền thuyết về một ngôi mộ cổ là nơi an táng của một vị hoàng đế. Tuy nhiên, danh tính của hoàng đế thì không ai biết. Hóa ra truyền thuyết này là thật.

Đoàn chuyên gia khảo cổ lập tức tiến hành khai quật ngôi mộ và nhận định nó có từ thời Chiến Quốc. Thế nhưng ngôi mộ đã bị nhiều nhóm trộm đột nhập cướp bóc và phá hoại nghiêm trọng.

Sau khi dọn sạch sẽ bên trong, đoàn khảo cổ phát hiện ra cấu trúc của ngôi mộ cổ rất đặc biệt. Không chỉ khác lạ trong thiết kế và phương hướng, phía trên của ngôi mộ còn có một tầng đất nện (do đất, phấn, vôi và sỏi trộn với nhau) dày tới 5-7m. Quét hết lớp đất đá, các chuyên gia còn kinh ngạc hơn khi thấy bên dưới quan tài còn có một lớp cát mịn.

Bên trong lăng mộ, các chuyên gia tìm thấy vô số cổ vật giá trị. (Ảnh: Kknews)

Các chuyên gia cho rằng, lớp đất này là cơ chế chống trộm mà chủ nhân ngôi mộ tạo ra. Nếu những kẻ trộm mộ đào trúng lớp cát, quan tài sẽ sập xuống khiến chúng bị chôn vùi. Những tên trộm sợ bị dính bẫy nên không dám đào quá sâu. Bởi vì thiết kế vô cùng tinh xảo, các chuyên gia cho rằng một bậc thầy về trộm mộ đã tham gia thiết kế ngôi mộ cổ này.

Tìm một hồi, các chuyên cũng thấy quan tài, nhưng sau khi mở ra, họ chỉ thấy nửa hộp sọ ở bên trong. Theo nhận định của các chuyên gia, để lấy được miếng ngọc, những tên trộm mộ đã bẻ miệng của chủ nhân ngôi mộ nên mới xảy ra tình trạng trên.

Một trong số những cổ vật quý giá mà chuyên gia tìm thấy dưới ngôi mộ. (Ảnh: Kknews)

Sau 6 tháng miệt mài khai quật, các chuyên gia khảo cổ đã tìm được thêm một số di vật văn hóa quý giá như chuông đồng thời Tây Chu, biên khánh, thăng đỉnh, chậu gốm 4 tai, lư đồng tai rồng chân hổ…

Trong đó giá trị nhất chính là cặp lư đồng tai rồng chân hổ, bởi chúng chính là cặp lư đồng duy nhất dưới hình dạng như vậy được tìm thấy tại Trung Quốc.

Do chưa tìm được danh tính của chủ nhân, các chuyên gia quyết định đặt tên cho ngôi mộ cổ là lăng Quách Trang. Lăng Quách Trang hiện đã được công nhận là di tích văn hóa trọng điểm cấp quốc gia của Trung Quốc.  

Cực choáng mộ cổ cách 2.000 năm có "bồn cầu xả nước và tủ lạnh"

Lăng mộ của vị vua này được cho là xa hoa và đi trước cả thời đại lúc bấy giờ.