(Kiến Thức) - Hai xác sinh vật chết khô được cho là giống hệt quái thú Chupacabra (quỷ hút máu dê) trong truyền thuyết vừa được phát hiện ở vùng nông thôn Chile.
Xác hai sinh vật trong tình trạng chết khô được phát hiện bởi một nhóm công nhân ở trong một nhà máy rượu bỏ hoang gần El Palqui, Monte Patria, Chile. Javier Prohens, một trong số các công nhân đã ghé thăm khu vực bỏ hoang và phát hiện hai thi thể kỳ dị.
Hai xác chết khô được cho là giống với quỷ hút máu dê trong truyền thuyết.
Hai thi thể được bao quanh bởi các kiện cỏ khô. Trông nó khá giống những con dơi, nhưng thân hình lại quá to và phần đầu quá nhọn. Do đó, các mối lo ngại và tin đồn về sinh vật kỳ bí chuyên hút máu có tên gọi Chupacabra bắt đầu dấy lên.
Quỷ hút máu dê trong truyền thuyết.
Quái thú Chupacabra, hay còn được gọi là quỷ hút máu dê là một sinh vật được thêu dệt gây nên nhiều huyền thoại vùng núi Gevaudan thuộc Puerto Rico vào giữa những năm 1990, với những mô tả trông giống như một sinh vật kỳ dị có hình dáng giống kangaroo, răng nanh nhọn hoắt và hai mắt đỏ sọc như máu.
Nguồn gốc của hai xác chết khô vẫn chưa được xác nhận. Cũng có nhiều nghi vấn liệu đó có phải là người ngoài hành tinh.
Xem thêm clip: Sinh vật quái đản rất giống với mô tả về quỷ hút máu dê bắt được tại Mỹ tháng 4/2014
Bắt được “quái mập” thời tiền sử có 300 răng nhọn hoắt
(Kiến Thức) - Nhóm ngư dân khá sốc khi kéo được con cá mập thời tiền sử có 300 răng nhọn hoắt đáng sợ từ vùng biển ngoài khơi của Australia.
“Quái vật” dài 2m vừa lọt lưới ngư dân ở Australia là một sinh vật có màu nâu sẫm, thân hình trơn nhẫy giống lươn, nhưng có đuôi lại giống như một con cá mập, thực chất là loài cá mập có mào, một loài cá cổ đại, còn được gọi là “hóa thạch sống” dưới đáy biển.
Sinh vật có 300 răng thanh mảnh như những cây kim.
Con cá mập quý hiếm gây sốc với hơn 300 chiếc răng nhọn hoắt, bị bắt bởi một tàu đánh cá ở vùng biển gần Lakes Entrance trong khu vực Gippsland, tiểu bang Victoria, Australia. Điều lạ là con cá mập bị bắt ở khoảng cách 700m trong lần thả lưới đầu tiên. Thông thường, loài này chỉ được tìm thấy ở độ sâu hơn 1.500m, hiếm khi tìm thấy chúng ở độ sâu dưới 1.200m
Loài cá mập này xuất hiện từ cách đây hơn 80 triệu năm và là một trong hai loài duy nhất vẫn còn sống từ thời kỳ đó. 300 chiếc răng nhỏ của “quái mập” thời tiền sử thanh mảnh như những cây kim, chia thành 25 hàng. Cá mập mào có miệng có thể phồng to giúp chúng có thể nuốt được con mồi bằng nửa kích thước cơ thể.
Ông Simon Boag, Giám đốc điều hành Hiệp hội câu cá South East Trawl cho biết, những ngư dân đánh bắt được “quái mập” đã vô cùng bối rối với thành quả đánh lưới của mình. Ông Simon nói: “Lần đầu tiên trong đời tôi thấy được một con cá mập như thế này. Nó giống như sinh vật đến từ một thời đại khác”.
Loài cá này được biết đến nhiều trong cộng đồng khoa học, nhưng nó vẫn rất hiếm và kỳ lạ đối với ngư dân.
(Kiến Thức) - Bọ ngựa cánh xanh, ve sầu vòi voi cánh vàng… là những loài côn trùng có đôi cánh và cơ thể nhiều màu sắc sặc sỡ nhất ở Việt Nam.
Bọ ngựa cánh xanh Creobroter germmata là loài côn trùng nổi riếng lộng lẫy và "ra tay" độc ác trong tự nhiên Việt Nam. Nó có thể ăn thịt ngay cả bạn tình của mình sau khi mặn nồng.
Lớp cánh trong của bọ ngựa cánh xanh giống như một tác phẩm nghệ thuật của tạo hóa với nhiều họa tiết tuyệt đẹp. Đặc biệt, mặt cánh trên của loài bọ ngựa này có màu nâu với hai đốm mắt màu vàng viền đen rất ấn tượng.
Bộ cánh của loài ve sầu vòi voi cánh vàng Pyrops caldelaria cũng được coi là một trong những kiệt tác của tự nhiên với nhiều đốm màu sắc ấn tượng. Chúng có khả năng bật nhảy rất nhanh.
Ve sầu vòi voi cánh vàng cũng là sát thủ số 1 của các loài côn trùng khác. Loài này được phát hiện sống ở khu vực Bình Phước, Việt Nam.
Ve sầu bụng vàng Aphaena sp. được xem như một cánh hoa sặc sỡ tô điểm cho thiên nhiên hoang dã Việt Nam. Chúng thường được tìm thấy ở Đồng Nai.
Ve sầu bụng đỏ Penthicodes variegata có bộ cánh tương phản về sắc màu rất ấn tượng, gồm các màu đen, đỏ, trắng, vàng trên cánh. Chúng cũng sống ở khu vực Đồng Nai.
Loài côn trùng chậm chạp - ve sầu cánh lam Polydictya johannae. Chúng thường tụ tập thành bầy từ 6-10 cá thể trong những phần lồi ra của những cây họ Dầu Dipterocapsceae trong rừng mưa.
Loài ve sầu Huechys sanguinea giống như một thiên thần rực rỡ trong núi rừng hoang dã với đôi cánh trắng muốt, mỏng manh và thân mình đỏ rực. Loài này thường được tìm thấy ở vùng núi Bà Đen, Tây Ninh.
Bướm đêm cánh tròn Cyclosia papilionaris sở hữu những viền cánh màu xanh ngọc bích đẹp tuyệt vời trên thân hình chỉ có 2 màu trắng và đen chủ đạo. Loài bướm đêm này xuất hiện ở Tây Ninh.
Loài bướm đêm Erasmia pulchera mang vẻ đẹp lộng lẫy mê hồn với màu sắc bài trí lần lượt ở mặt trên cánh. Loài này sống ở vùng có độ cao trên 1200m ở Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà cùng các loài bướm này khác.