Xác người không đầu trên sông Hồng chính là chị Huyền

(Kiến Thức) - Xác người phụ nữ không đầu trên sông Hồng có kết quả giám định thi thể trùng khớp với ADN của chị Huyền - nạn nhân vụ Cát Tường. 


Đêm 4/8, trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) xác nhận chiều cùng ngày, cơ quan này đã nhận được kết quả giám định thi thể được người dân vớt được tại bến đò Vân Đức thuộc địa bàn huyện này hôm 18/7.
Kết quả giám định ADN trùng khớp với ADN của chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.
Trước đó, vào sáng 18/7 những người dân chài ở bến đò Vân Đức, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã phát hiện một xác người bọc trong bọc bất ngờ nổi lên cách khu vực bến đò chừng 1 km. Thi thể đã bị phân hủy mạnh, không có đầu, tay chân rời ra. Nạn nhân được xác định là nữ, mặc áo hoa chấm tím, quần đen.
Khu vực phát hiện xác chết không đầu ngày 18/7 có kết quả AND trùng khớp với nạn nhân Huyền.
 Khu vực phát hiện xác chết không đầu ngày 18/7 có kết quả AND trùng khớp với nạn nhân Huyền.
Sau khi phát hiện thi thể, nhiều người đồn đoán cho rằng đây là thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền - nạn nhân vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường. Tuy nhiên, lãnh đạo Phòng Cảnh sát đường thủy Công an thành phố Hà Nội cho hay, chưa thể khẳng định đây là thi thể chị Huyền, để xác định chính xác phải chờ kết quả khám nghiệm của cơ quan điều tra.
Sau đó, cơ quan công an đã tiến hành giám định ADN. Mẹ đẻ chị Huyền cũng được mời đến để lấy mẫu AND.
Như vậy, sau gần 10 tháng bị ném xác phi tang, thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân vụ án xảy ra tại Thẩm mỹ viện Cát Tường, đã được tìm thấy qua trưng cầu giám định ADN. Hiện gia đình nạn nhân cho viết vẫn chưa nhận được thông báo chính thức từ cơ quan chức năng.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin...

Nghịch tử chém chết 4 người thân ở Hải Dương tự vẫn

(Kiến Thức) - Nghịch tử cuồng sát 4 người thân (gồm bố, mẹ, bà nội và chị họ) vừa treo cổ tại phòng tạm giữ công an tỉnh Hải Dương.

Trao đổi với PV Kiến Thức chiều tối 4/8, Đại tá Cao Ngọc Lan, Phó giám đốc Công an tỉnh Hải Dương, cho biết, Phạm Duy Quý, kẻ ra tay cuồng sát 4 người thân đã tự sát trong phòng tạm giữ.
“Chiều ngày 4/8, Phạm Duy Quý đã được phát hiện treo cổ trong phòng tạm giữ của công an tỉnh Hải Dương. Mặc dù đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương nhưng đối tượng đã tử vong sau đó”, Đại tá Cao Ngọc Lan cho biết.

Cận cảnh nhà vệ sinh gần chục tỷ đồng ở Thái Nguyên

Được đầu tư 9,4 tỷ đồng nhưng không phải lúc nào nhà vệ sinh công cộng cũng mở cửa, mà phụ thuộc vào... giờ làm việc của nhân viên.


Khu nhà vệ sinh công cộng trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) được đầu tư 9,4 tỷ đồng có kiến trúc nửa chìm nửa nổi, song trang thiết bị sử dụng lại... không quá đặc biệt.
 Khu nhà vệ sinh công cộng trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (TP.Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) được đầu tư 9,4 tỷ đồng có kiến trúc nửa chìm nửa nổi, song trang thiết bị sử dụng lại... không quá đặc biệt.

Không phải lúc nào nhà vệ sinh công cộng này cũng mở cửa, mà phụ thuộc vào... giờ làm việc của nhân viên trông coi.
Không phải lúc nào nhà vệ sinh công cộng này cũng mở cửa, mà phụ thuộc vào... giờ làm việc của nhân viên trông coi.

 

Bà Nguyễn Thị Ngân – Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cho biết trang thiết bị của nhà vệ sinh công cộng “hiện đại nhất khu vực Việt Bắc” đều không phải đồ ngoại nhập.
Bà Nguyễn Thị Ngân – Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cho biết trang thiết bị của nhà vệ sinh công cộng “hiện đại nhất khu vực Việt Bắc” đều không phải đồ ngoại nhập.

Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cho rằng suất đầu tư 9,4 tỷ đồng cho nhà vệ sinh công cộng là không đắt, vì đáp ứng việc phục vụ khoảng 150.000 lượt khách tham quan bảo tàng/năm, trong đó có khoảng 3.000 lượt khách nước ngoài.
 Giám đốc Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam cho rằng suất đầu tư 9,4 tỷ đồng cho nhà vệ sinh công cộng là không đắt, vì đáp ứng việc phục vụ khoảng 150.000 lượt khách tham quan bảo tàng/năm, trong đó có khoảng 3.000 lượt khách nước ngoài.

Lối đi dành cho người tàn tật hiếm khi được sử dụng. Giám đốc bảo tàng cho biết, từ khi mở cửa (năm 2012) tới nay mới có 3 người tàn tật sử dụng nhà vệ sinh công cộng này.
 Lối đi dành cho người tàn tật hiếm khi được sử dụng. Giám đốc bảo tàng cho biết, từ khi mở cửa (năm 2012) tới nay mới có 3 người tàn tật sử dụng nhà vệ sinh công cộng này.

Từ khi đưa vào sử dụng, nhà vệ sinh công cộng tiền tỷ mới một lần phải sửa chữa vì bị ngập nước.
 Từ khi đưa vào sử dụng, nhà vệ sinh công cộng tiền tỷ mới một lần phải sửa chữa vì bị ngập nước.

Đến nay dù đã đưa vào sử dụng hơn 2 năm, nhưng nhiều người dân Thái Nguyên vẫn ngạc nhiên khi biết giá trị đầu tư của khu nhà vệ sinh công cộng này.
 Đến nay dù đã đưa vào sử dụng hơn 2 năm, nhưng nhiều người dân Thái Nguyên vẫn ngạc nhiên khi biết giá trị đầu tư của khu nhà vệ sinh công cộng này.

Nhà vệ sinh được xây dựng nổi 1,2m trên mặt đất và phần chìm là 4m, thuộc Dự án khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
 Nhà vệ sinh được xây dựng nổi 1,2m trên mặt đất và phần chìm là 4m, thuộc Dự án khu trưng bày ngoài trời của
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Lối vào phía sau của nhà vệ sinh tiền tỷ thường đóng cửa, nhân viên trông giữ chỉ mở cửa phía trước trong giờ làm việc.
Lối vào phía sau của nhà vệ sinh tiền tỷ thường đóng cửa, nhân viên trông giữ chỉ mở cửa phía trước trong giờ làm việc.

Bác sĩ Cát Tường thất thần kể chuyện ném xác nạn nhân

(Kiến Thức) - Cơ quan CSĐT, Công an TP Hà Nội dẫn giải bị can là Ths.Bs Nguyễn Mạnh Tường tới cầu Thanh Trì để thực nghiệm hiện trường ném xác phi tang.