Vượt trăm km viếng chùa Bà Đen, nhiều người không chen được vào điện

Hàng chục nghìn du khách hành hương đến chùa Bà Đen (Tây Ninh). Khu vực điện thờ bị kẹt cứng do lối đi hẹp, trong khi lượng khách quá đông.

Vuot tram km vieng chua Ba Den, nhieu nguoi khong chen duoc vao dien

Sáng đầu tháng 2, chị Ngọc Hoài (quận Bình Tân, TP.HCM) cùng gia đình đi tham quan Hội xuân núi Bà tại chùa Bà Đen (Tây Ninh), cầu bình an và sức khỏe trong năm mới.

Quãng đường từ nhà chị Hoài đến chùa Bà Đen gần 100 km, mất khoảng 3 giờ di chuyển. Đi lại trong mùa cao điểm du lịch đầu xuân, chị Hoài quyết định thuê nhà trọ nghỉ qua đêm để tranh thủ lễ chùa vào sáng sớm 4/2.

"Đến chùa lúc 6h, gia đình tôi bất ngờ khi thấy lượng khách quá đông so với mọi năm. Tôi phải cúng ở ngoài điện vì không thể chen nổi trong đám đông, ngộp thở quá phải kiếm đường thoát ra ngoài", chị Hoài kể và cho biết dù mệt, năm tới gia đình chị vẫn quay lại chùa Bà Đen.

Nhộn nhịp

Không chỉ chị Hoài, nhiều du khách cũng chung nỗi lòng khi chứng kiến cảnh đông đúc tại núi Bà Đen sáng 4/2.

Ghi nhận của Zing, khu vực nhà ga cáp treo luôn có hàng dài người dân xếp hàng chờ đợi. Tuy nhiên, phần lớn du khách cảm thấy dễ chịu trong khi chờ đợi vé, làm thủ tục không quá lâu, 10-20 phút là di chuyển được đến khu vực đi cáp treo. Đa số người dân hành hương lên chùa bằng hệ thống cáp treo dài hơn 1.000 m hết mất khoảng 10 phút, với giá 250.000 đồng/vé khứ hồi. Nếu muốn đi lên đỉnh núi Bà Đen, du khách phải chi khoảng 550.000 đồng/vé khứ hồi.

Để tránh hiện tượng kẻ gian móc túi, ban quản lý khu di tích liên tục phát loa cảnh báo du khách cần cẩn thận giữ kỹ tư trang, đồ đạc. Một số trẻ em đi lạc cũng được gia đình tìm kiếm qua cổng an ninh tại khu du lịch.

Đặc biệt, trong Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, nhiều người không thể chen chân vào do quá đông hành khách đến. Bên trong điện khói hương nghi ngút, một số người bị chóng mặt nên phải nhanh chóng kiếm đường ra ngoài.

Anh Minh Tân (thị trấn Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) là một trong những du khách hành hương đến chùa Bà Đen sáng 4/2. Gia đình anh Tân luôn duy trì thói quen lễ chùa đầu năm, mong năm mới được mạnh khỏe, phát tài phát lộc.

Anh Tân xuất phát từ nhà lúc 4h. Tưởng rằng mình là một trong những du khách đến đầu tiên, song khi vừa đến nơi, người đàn ông ngỡ ngàng khi thấy hàng dài người xếp hàng lễ chùa.

"Gia đình tôi di chuyển bằng cáp treo. Giá vé cho 4 người khứ hồi lên đến đỉnh hết khoảng 2,2 triệu đồng. Chuyến lễ chùa đầu năm khá thuận lợi. Tuy nhiên, tại khu du lịch không có chỗ dừng chân, tôi phải trải bạt ngay lối đi lại để gia đình nghỉ ngơi", anh Tân cho biết.

Theo anh Tân, giá vé gửi ôtô tại khu du lịch núi Bà Đen hợp lý, chỉ khoảng 20.000 đồng/xe, không có tình trạng chặt chém. Tuy nhiên, do quá đông du khách kéo đến, người đàn ông phải chờ 15-20 phút mới đưa được xe vào làn.

Bên cạnh đó, anh Tân cho biết một điểm bất tiện khác là người dân không được mang theo đồ ăn và nước uống khi di chuyển từ chùa Bà Đen lên đỉnh núi. Điều này khiến gia đình anh phải bỏ lại một số đồ ăn đã mua ở chùa.

Đón 1 triệu du khách

Trao đổi với Zing, anh Nguyễn Châu Tuấn, đại diện ban quản lý khu du lịch, cho biết trong 10 ngày đầu Xuân Quý Mão, có gần một triệu lượt hành khách đến hành hương, viếng chùa Bà Đen. Trong đó, ngày đông nhất ghi nhận vào mùng 4 Tết, khoảng 160.000 lượt du khách. Đây cũng là thời điểm khai mạc lễ hội hoa Xuân núi Bà Đen.

Theo anh Tuấn, ban quản lý chùa Bà Đen kết hợp với lực lượng an ninh của cơ quan chức năng nên công tác trật tự an ninh luôn được đảm bảo trong suốt những ngày diễn ra lễ hội. Trong ngày cao điểm, khi lượng du khách tăng đột biến, ban quản lý mở 2 cổng đi lại để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Thông thường, thời gian cao điểm trong ngày khách đến tham quan núi Bà Đen là sáng sớm và buổi tối.

Vuot tram km vieng chua Ba Den, nhieu nguoi khong chen duoc vao dien-Hinh-2

Trong 10 ngày đầu Xuân Quý Mão, lượng khách hành hương đến núi Bà Đen ghi nhận gần một triệu lượt. Ảnh: Quỳnh Danh.

Trong khi đó, ông Phạm Đình Duy (tổ bảo vệ) cho biết do lượng khách quá đông, khu vực trong Điện Bà hẹp, nên nơi này xuất hiện tình trạng chen lấn, một số người khó vào được bên trong.

Theo ông Duy, trong sáng 4/2, đội bảo vệ ghi nhận một số trẻ em bị lạc cha mẹ khi đi tham quan chùa. Tổ bảo vệ đã nhanh chóng phát loa thông báo, đưa những em bé này về với gia đình.

Chủ tịch tỉnh Tây Ninh nói về nguyên nhân sạt đất ở núi Bà Đen

Theo ông Nguyễn Thanh Ngọc, mưa lớn nhiều ngày cộng với việc đơn vị thi công không san gạt đất, đá bằng phẳng khiến lượng lớn đất chuồi xuống sườn núi Bà Đen.

Chiều 16/11, trao với Zing về vụ sạt đất ở núi Bà Đen, ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, cho biết thời điểm xảy ra vụ việc, đơn vị thi công đang tập kết đất, đá phục vụ xây dựng hạng mục vườn thượng uyển trên đỉnh núi Bà Đen.

Bữa ăn bàn chuyện rút 50 tỷ chia nhau tại Bộ Tư lệnh cảnh sát biển

Tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, ông Nguyễn Văn Sơn (cựu trung tướng, cựu Tư lệnh cảnh sát biển) đã trao đổi với 4 ông tướng khác về việc chỉ đạo rút 50 tỷ đồng để chi cho các Thủ trưởng Bộ Tư Lệnh...

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát quân sự trung ương, ngày 21/2/2019, Bộ Quốc phòng giao cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển dự toán ngân sách nhà nước chi quản lý hành chính năm 2019, tổng số tiền 450 tỷ đồng.

Ngày 8/3/2019, tại phiên họp của Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển mở rộng đã quyết nghị phân bổ cho Cục Kỹ thuật 150,1 tỷ đồng để mua sắm vật tư, thiết bị cung cấp cho các đơn vị.

Khi đó, ông Nguyễn Văn Sơn (cựu trung tướng, cựu Tư lệnh cảnh sát biển) đã gặp ông Nguyễn Văn Hưng (cựu đại tá, cựu Cục trưởng Kỹ thuật) yêu cầu khi mua sắm vật tư, thiết bị, phải rút ra 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh cảnh sát biển sử dụng.

Ông Hưng báo cáo với ông Nguyễn Văn Sơn rằng, Cục Kỹ thuật chưa bao giờ thực hiện việc này, rút ra 50 tỷ đồng là rất lớn, khó thực hiện và phải thống nhất trong Thủ trưởng Bộ Tư lệnh thì Cục mới thực hiện.

Bua an ban chuyen rut 50 ty chia nhau tai Bo Tu lenh canh sat bien

Ông Nguyễn Văn Sơn

Thời điểm đó, do Bộ Quốc phòng điều chỉnh về việc giảm nguồn ngân sách chi cho quản lý hành chính phân bổ cho Bộ tư lệnh cảnh sát biển năm 2019 còn 444 tỷ đồng và để tạo điều kiện cho ông Hưng dễ thực hiện việc rút 50 tỷ đồng nên trước phiên họp Thường vụ Đảng ủy ngày 26/4/2019, ông Sơn chỉ đạo ông Bùi Văn Hòe (cựu thượng tá, cựu Phó Phòng Tài chính) cắt toàn bộ nguồn kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của 4 Vùng Cảnh sát biển để phân bổ thêm 29 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật.

Do đó, nguồn ngân sách cho Cục Kỹ thuật được tăng lên 179,1 tỷ đồng.

Đến đầu tháng 4/2019, tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, ông Sơn trao đổi với các ông Hoàng Văn Đồng (cựu trung tướng, cựu Chính ủy); Doãn Bảo Quyết (cựu thiếu tướng, cựu Phó Chính ủy); Phạm Kim Hậu (cựu thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng); Bùi Trung Dũng (cựu thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh) về việc chỉ đạo ông Hưng rút 50 tỷ đồng từ nguồn kinh phí cho quản lý hành chính năm 2019 phân bổ cho Cục Kỹ thuật để chi cho các Thủ trưởng Bộ Tư Lệnh. Khi đó, tất cả đồng ý và không có ý kiến gì khác.

Ngày 4/5/2019, ông Nguyễn Văn Sơn ký quyết định giao dự toán ngân sách cho Cục Kỹ thuật 179,1 tỷ đồng và tiếp tục yêu cầu ông Hưng rút lại 50 tỷ đồng để chuyển về Bộ Tư lệnh.

Chấp hành chỉ đạo, ông Hưng trao đổi và yêu cầu 6 trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Kỹ thuật khi thực hiện chi tiêu nguồn ngân sách quản lý hành chính phải rút lại tổng số tiền 50 tỷ đồng để ông Hưng chuyển lại cho Thủ trưởng Bộ Tư lệnh sử dụng vào việc chung.

Các trưởng phòng đều báo cáo với ông Hưng là khó thực hiện, nhưng ông Hưng tiếp tục yêu cầu 6 trưởng phòng này phải xác định việc rút lại 50 tỷ đồng là nhiệm vụ mà Thủ trưởng Bộ tư lệnh giao và phải hoàn thành.

Tiếp đó, các trưởng phòng đã phân chia nguồn ngân sách được giao thành 29 gói thầu, trong đó có 9 gói giá trị dưới 10 tỷ đồng để thuộc thẩm quyền Tư lệnh Cảnh sát biển phê duyệt, không phải báo cáo Bộ Quốc phòng.

Các trưởng phòng cũng liên hệ với các nhà thầu để nâng giá nhằm hỗ trợ đơn vị có nguồn quỹ vốn sử dụng vào mục đích phúc lợi. Để được tham gia dự thầu và trúng thầu, các doanh nghiệp đồng ý nâng giá vật tư, thiết bị hoặc trích lại lợi nhuận từ giai đoạn khảo sát giá để xây dựng giá gói thầu nhằm mục đích rút lại 50 tỷ đồng nộp về Bộ tư lệnh Cảnh sát biển.

Sau khi nhận được 50 tỷ đồng, ông Nguyễn Văn Sơn đã chia cho mình và các ông Đồng, Hậu, Quyết và Dũng mỗi người 10 tỷ đồng.

Đến ngày 19/6/2020, ông Phạm Kim Hậu (cựu thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh, cựu Tham mưu trưởng) đã làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm theo 2 file ghi âm phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của bản thân và các đồng phạm.

Cáo buộc cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội là do các bị can chấp hành kỷ luật, pháp luật không nghiêm và lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để chiếm đoạt tiền nhằm mục đích vụ lợi cá nhân. Hơn nữa, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn nhiều thiếu sót là điều kiện làm phát sinh tội phạm và vi phạm kỷ luật.