"Vùng đất chết" với dung nham sôi sục nhưng vẫn có người sinh sống

Đây được coi là "một vùng đất chết" với những dòng dung nham sôi sục chỉ cách bề mặt 20km. Tuy nhiên tại đây có người sinh sống và họ coi nơi đây là nhà.

Vùng lõm Danakil (Danakil Depression) nằm trong sa mạc Danakil ở Ethiopia - một quốc gia thuộc châu Phi, được xem là nơi nóng nhất thế giới.
Với nhiệt độ vào khoảng 37-62 độ C quanh năm, lòng chảo Danakil được coi là một vùng đất "chết" hay "nơi khắc nghiệt nhất thế giới". Vùng này nằm ở Tam giác Afar, nơi giao nhau giữa đông bắc Ethiopia, nam Eritrea và vùng tây bắc Somalia.
Một nhà thám hiểm người Anh tên là Wilfred Thesiger đã mô tả về Danakil là "một vùng đất chết". Và điều này là có thể xảy ra. Chỉ có những con chim tuyệt vọng nhất cố gắng để đi qua khu vực cằn cỗi này, và thậm chí thử ít uống nước.
Bên dưới vùng trũng là dòng dung nham sôi sục chỉ cách bề mặt 20km. Lớp đất ở đây cũng đang ngày một mỏng đi do những chuyển động kiến tạo.
Thời tiết khắc nghiệt nhưng nơi đây vẫn có người sinh sống. Ảnh Vivien Cumming
Thời tiết khắc nghiệt nhưng nơi đây vẫn có người sinh sống. Ảnh Vivien Cumming 
Đất ở vùng lõm Danakil không giống với bất kỳ nơi nào trên thế giới, bởi nó được bao bọc bởi lưu huỳnh, muối và khoáng chất nên nó có mùi đặc trưng. Đối với vùng đất này, nước cực kỳ khan hiếm và trở thành mặt hàng quý giá vì vùng đất này có chứa lưu huỳnh nên không nhiều nơi có nước ngọt để uống. Có rất ít hồ chứa nước ngọt và hầu như lượng mưa trong năm là rất ít.
Tuy nhiên, bất chấp thời tiết vô cùng khắc nghiệt, người dân Afar vẫn sinh sống và coi nơi đây là nhà.Vùng lõm này là nơi sinh sống duy nhất của người Afar. Ở vùng lõm Danakil, muối đồng nghĩa với tiền vì toàn bộ nền kinh tế nơi đây phụ thuộc vào hoạt động khai thác và buôn bán muối khoáng.
Người dân trong vùng đất này thường sử dụng phương pháp và công cụ truyền thống như cuốc, dây thừng để khai thác muối. Họ cắt, đóng gói và chuyên chở muối ra khỏi sa mạc bằng lạc đà.
Trong khi du khách và các nhà thám hiểm tỏ ra khá mệt mỏi, người Afar trông vẫn rất thoải mái. Cơ thể của họ đã thích nghi với khí hậu khô nóng, bởi vậy họ cần ít thức ăn và nước uống hơn những người khác.
Dù sống trong cảnh thiếu thốn, người Alar rất hào phóng và sẵn sàng chia sẻ chút nước uống và lương thực ít ỏi của mình cho những vị khách xa lạ. Họ sống một cuộc đời đạm bạc trong những túp lều gỗ và thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác cùng đàn gia súc của mình.

Có gì đang ở dưới đáy "giếng địa ngục" Yemen?

'Giếng địa ngục' hay còn gọi là giếng Barhout ở Al-Mahara, Yemen.

Co gi dang o duoi day

Giếng Barhout đã bị che phủ trong bí ẩn. Nằm ở Al-Mahara, Yemen, hố sụt này được cho là nơi trú ngụ của một thực thể tà ác cổ đại và là cửa ngõ dẫn đến một thế giới khác. Thông qua những truyền thuyết, nó đã làm say đắm người dân địa phương cũng như du khách. Nhưng điều gì thực sự nằm dưới đáy giếng bí ẩn này? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá lịch sử của Giếng Barhout, tình trạng hiện tại của nó và khám phá những bí mật xung quanh nó.

Linh dương Gerenuk có thể sống mà cả đời không cần uống nước

Linh dương Gerenuk là một loài sinh sống ở châu Phi và chúng có thể sống thoải mái mà không cần uống nước trong suốt cuộc đời của mình.

Gerenuk là một loài linh dương độc đáo được tìm thấy ở Đông Phi, chúng được biết đến với khả năng sống sót ở những khu vực có nguồn nước hạn chế. Với thân hình cao, gầy và cổ dài, loài linh dương Gerenuk được coi là một ví dụ về sự thích nghi tiến hóa với môi trường sống của mình.