"Vùng cấm hôn", tuyệt đối đừng chạm vào khi "yêu"

Chỉ hôn ở cổ mà khiến tim ngừng đập? Điều này thực sự có thể xảy ra.

Báo chí từng đưa tin, một đôi vợ chồng mới cưới trong lúc đang “làm chuyện ấy”, chú rể hôn phần cổ cô dâu, đột ngột cô dâu có triệu chứng tim ngừng đập, không thở được sau đó tử vong.

Sự việc này xảy ra tại thành phố Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Sau khi đưa tiễn khách mời, cô dâu chú rể vào động phòng, chú rể họ Uông không kịp chờ đợi, ôm lấy cô dâu hôn mạnh vào phần cổ. Nhưng biến cố xảy ra, cô dâu tay chân lạnh ngắt, tê liệt, nhịp tim và hô hấp cũng ngừng lại.

Gia đình vội vã đưa đến bệnh viện, dù đã hết sức cứu giúp nhưng cô dâu không qua khỏi. Chú rể họ Uông cảm thấy rất đau khổ và tuyệt vọng.

Sau đó bác sĩ nói cho chú rể biết, lúc anh ta hôn cổ cô dâu đã chèn lên xoang động mạch cảnh (tên khoa học là: carotid sinus) ở cổ cô dâu dẫn đến tim ngừng đập và ngừng hô hấp.

1. Vì sao không thể hôn cổ?

Bởi vì cổ là bộ phận yếu ớt nhất trên cơ thể. Có một điểm yếu chí mạng là xoang động mạch cảnh ở cổ, vị trí ở khoảng phần sụn giáp (tên khoa học là: thyroid cartilage), ở trong xoang động mạch cảnh có dây thần kinh có tác dụng điều tiết, khống chế huyết áp và nhịp tim. Dây thần kinh và xoang động mạch cảnh bị ngoại lực tác dụng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não, gây khó thở dẫn đến tử vong.

Phần lớn người gặp tình huống xoang mạch cảnh bị tác động có biểu hiện choáng váng đầu, ngất, là do độ mẫn cảm của dây thần kinh giữa mỗi người khác nhau, một số người nhạy cảm có thể xuất hiện tình trạng tim ngừng đập, khó thở chỉ sau 10 giây.

Khi có các triệu chứng như trên, cần phải sơ cứu kịp thời, bao gồm hô hấp nhân tạo kết hợp với xoa bóp tim ngoài lồng ngực, trong tình huống bình thường, chỉ vài giây là bệnh nhân có thể tự thở và tỉnh lại dần.

2. Một số thời điểm nguy hiểm không thể “làm chuyện ấy”

Trừ việc không thể hôn vào cổ, giữa những cặp đôi còn phải chú ý những việc sau:

Say rượu

Lúc say rượu và đặc biệt là lúc uống nhiều rượu mạnh không nên “làm chuyện ấy”. Do khi uống nhiều cồn, mức testosteron giảm đi gây “mất cảm xúc” và “tiết sớm”. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hòa hợp trong chuyện phòng the. Thụ thai trong khi bố hoặc mẹ có sử dụng đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi.

Trong thời kì kinh nguyệt

Trong kì kinh nguyệt, miệng cổ tử cung ở trạng thái mở ra, quan hệ trong lúc này có thể dẫn đến các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đồng thời dịch tiết trong thời kì kinh nguyệt có thể đi vào niệu đạo của phái nam gây ra một số bệnh viêm nhiễm.

Khi đang có bệnh

Khi cơ thể có bệnh, sức đề kháng hạ thấp, độ nhạy cảm cũng giảm xuống, khi “làm chuyện ấy” sẽ khó lấy được “thăng hoa”. Một số người mắc bệnh truyền nhiễm rất dễ lây cho một nửa kia.

Chuyện phòng the có thể xúc tiến tình cảm đôi lứa trong tình yêu, có tác dụng tốt với sức khỏe tuy nhiên cần phải chú ý một số điều tuyệt đối không được làm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình.

2 khu vực cấm kị được hôn lên kẻo đoản mệnh

Có 2 khu vực trên cơ thể mà bạn nên đặc biệt tránh hôn hoặc gây áp lực quá lớn, nếu không sẽ gây tổn hại tới sức khỏe, thậm chí mất mạng.

Đời sống vợ chồng hòa hợp không chỉ khiến hôn nhân hạnh phúc mà còn rất có lợi cho sức khỏe. Cuộc sống vợ chồng phù hợp có thể giúp thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, giúp thải độc tố, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, đời sống vợ chồng tốt cũng giúp ích rất nhiều trong việc điều chỉnh cân bằng nội tiết, có thể bảo vệ các bộ phận và sức khỏe riêng tư, giúp ngăn ngừa bệnh, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Phản ứng sau tiêm chủng, khi nào cần đưa trẻ đi cấp cứu?

(Kiến Thức) - Theo dõi phát hiện các phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ rất quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả phòng bệnh cao. Cấp cứu kịp thời giúp trẻ tránh gặp những tình huống xấu có thể xảy ra.

Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở độ tuổi chưa đủ ngôn ngữ để biểu đạt các mong muốn, nhu cầu cá nhân, việc theo dõi và chăm sóc trẻ 24h sau tiêm, hay còn gọi là theo dõi phát hiện các phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ rất quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả phòng bệnh cao.
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng là các biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi, thường xảy ra sau khi sử dụng vắc-xin, bao gồm các triệu chứng tại chỗ như: Mẩn ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm; triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39 độ C và một số triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn).