Vua Hùng nào cũng thọ vài trăm tuổi, có người sống 420 năm

Theo Ngọc phả Hùng Vương, các vua Hùng đều rất thọ, thậm chí có vị sống đến 420 tuổi, vua Hùng mất sớm nhất cũng sống cả trăm năm.

Triều Hùng - vương triều đầu tiên của người Việt, được cho là tồn tại từ khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên cho đến khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Các hiểu biết của chúng ta về triều đại này không đến từ chính sử mà từ truyền thuyết và những văn bản ghi chép sự tích trong dân gian. Một trong những văn bản cổ ghi lại nhiều thông tin nhất về triều đại này là cuốn Ngọc phả Hùng Vương do Hàn lâm trực học sĩ Nguyễn Cố phụng soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470, thời vua Lê Thánh Tông).

Ngọc phả Hùng Vương gồm 21 tờ, 42 trang chữ Hán, tổng cộng gần 10.000 chữ, không chỉ nêu rõ vương hiệu, công tích của từng đời vua Hùng mà còn ghi chép cả tuổi thọ, số năm trị vì của các vị.

Vua Hung nao cung tho vai tram tuoi, co nguoi song 420 nam

Các vua Hùng đều sống rất thọ, theo Ngọc phả Hùng Vương.

Theo đó, ngôi báu của Hùng Vương truyền 18 đời, đầu tiên là Kinh Dương Vương (các truyền thuyết khác coi cháu nội của Kinh Dương Vương, tức con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ, mới là vua Hùng đầu tiên) ở ngôi 215 năm, thọ 260 tuổi. Con trai ngài là Lạc Long Quân - vị vua thứ hai của triều Hùng, hiệu Hùng Hiền Vương, là người có tuổi thọ cao nhất - 420 tuổi. Ông ở ngôi 400 năm.

Vua Hùng thứ ba - Hùng Quốc Vương - có tuổi thọ bằng ông nội - 260 tuổi. Ngài trị vì 221 năm. Đời tiếp theo là Hùng Việp Vương, Ngọc ngả không ghi tuổi, chỉ nói ngài ở ngôi 300 năm, điều này cho thấy tuổi thọ của ngài còn cao hơn cả ông Bành Tổ của Trung Quốc.

Một trong những vua Hùng có tuổi thọ khiêm tốn nhất, theo Ngọc phả, là Hùng Huy Vương (đời thứ 6), "chỉ" 100 tuổi, ở ngôi 87 năm. Bù lại, con trai ngài, người mà mọi con dân Việt Nam đều biết đến với cái tên Lang Liêu, lên ngôi với hiệu Hùng Chiêu Vương, lại cai trị đất nước Văn Lang những 200 năm.

Các vị vua khác không được nêu rõ tuổi thọ, nhưng thời gian trị vì cũng trên dưới 1 thế kỷ:

Đời thứ 8: Hùng Vĩ Vương, ở ngôi được 100 năm. Đời thứ 9: Hùng Định Vương ở ngôi 80 năm. Đời thứ 10: Hùng Uy Vương ở ngôi 90 năm. Đời thứ 11: Hùng Trinh Vương ở ngôi 170 năm. Đời thứ 12: Hùng Vũ Vương ở ngôi 96 năm. Đời thứ 13: Hùng Việt Vương ở ngôi 105 năm. Đời thứ 14: Hùng Anh Vương ở ngôi 99 năm. Đời thứ 15: Hùng Triều Vương ở ngôi 94 năm. Đời thứ 16: Hùng Tạo Vương ở ngôi 92 năm. Đời thứ 17: Hùng Nghị Vương ở ngôi 160 năm. Đời thứ 18: Hùng Tuyền Vương ở ngôi 115 năm.

Trong khi đó trên thực tế, tuổi thọ trung bình của con người sống cách đây mấy nghìn năm rất thấp. Ngay cả các vua chúa đời sau - được ghi chép trong chính sử, cũng có tuổi thọ rất khiêm tốn. Một nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của các vua chúa Việt Nam (tạm tính dựa trên 90 vị có số liệu về tuổi thọ) là 44,2 năm; và số trường hợp sống qua tuổi 60 chỉ chiếm 12%.

Về tuổi thọ mấy trăm năm của các vua Hùng, sử gia Ngô Thì Sĩ từng thắc mắc trong cuốn Việt Sử tiêu án viết năm 1775: "Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được".

Lý giải điều này, có một quan điểm đang được nhiều nhà sử học tạm chấp nhận: 18 đời vua Hùng không phải là 18 cá nhân cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành), mỗi chi này lại có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Nhiều ý kiến cho rằng con số 18 chỉ mang tính tượng trưng ước lệ vì nó là bội số của 9 - con số thiêng đối với người Việt; 18 đời vua có nghĩa là rất nhiều đời vua Hùng thay nhau trị vì.

Dù sao, khi tìm hiểu về các vị vua trong truyền thuyết, chúng ta không nên "đo đếm" bằng các số liệu thống kê chính xác. Mặt khác, chuyện các vị vua, các vị thủ lĩnh thời cổ đại được gán cho tuổi thọ "không tưởng" như vậy rất phổ biến ở nhiều nền văn hóa. Chẳng hạn, cả 3 vị vua huyền thoại của Trung Quốc thời cổ đại (thường gọi là Tam Hoàng) đều siêu trường thọ. Trong đó, Phục Hy ở ngôi 115 năm (có sách chép 121 năm); Thần Nông làm vua 140 năm, còn Hoàng Đế (Hiên Viên) thọ 113 tuổi, làm vua 99 năm.

Còn theo truyền thuyết của người Do Thái (thể hiện trong kinh thánh Do Thái và kinh Cựu ước), thủ lĩnh bộ tộc, cũng là một trong các tổ phụ của họ - Abraham, sống 175 tuổi. Con số này không là gì so với các tổ tiên của ông: Adam thọ 930 tuổi; Noah - người đóng tàu vượt qua đại hồng thủy - sống 950 năm. Có vẻ như khi huyền thoại hóa những nhân vật lớn, người cổ đại thường gán cho họ tuổi thọ siêu nhiên để nhấn mạnh đó là những nhân vật khác hẳn người thường.

Người Việt chúng ta đối với triều đại Hùng Vương - các vị vua huyền thoại thời dựng nước - cũng vậy.

  • Tham khảo thêm
    “Tứ trấn” và “Tứ quán” huyền thoại của thành Thăng Long nằm ở đâu?

    Vua Hung nao cung tho vai tram tuoi, co nguoi song 420 nam-Hinh-2

  • Nam Phương Hoàng hậu có gu ăn mặc tinh tế và đẳng cấp cỡ nào?

    Vua Hung nao cung tho vai tram tuoi, co nguoi song 420 nam-Hinh-3

  • Dưới thời vua Lê Thánh Tông, nền giáo dục Đại Việt hưng thịnh ra sao?

    Vua Hung nao cung tho vai tram tuoi, co nguoi song 420 nam-Hinh-4

  • Vị Tiến sĩ nước Việt nào có 3 con rể đỗ đại khoa?

    Vua Hung nao cung tho vai tram tuoi, co nguoi song 420 nam-Hinh-5

  • Danh tướng nào của Lê Lợi đã vẽ ra chiến lược đánh chiếm Nghệ An?

    Vua Hung nao cung tho vai tram tuoi, co nguoi song 420 nam-Hinh-6

  • Cán bộ trường đẩy nữ sinh và loạt vụ giáo viên thiếu kiểm soát

    Thời gian gần đây, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng liên quan đến bạo lực học đường, mà người gây ra lại chính là thầy, cô của các em.

    Can bo truong day nu sinh va loat vu giao vien thieu kiem soat
     Cán bộ trường túm cổ áo, đẩy nữ sinh vào tường: Ngày 11/4, trên mạng xã hội lan truyền clip về một cán bộ Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) có hành động túm cổ áo, kéo, đẩy học sinh vào tường, áp sát vào mặt học sinh và lớn tiếng. Trong clip, nữ sinh chỉ biết khóc, sợ hãi. UBND quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) cho biết, giáo viên là tổng phụ trách đội có mời 3 học sinh lớp 6 lên phòng truyền thống để răn đe liên quan đến việc gây gổ, đánh nhau trong trường. 
    Can bo truong day nu sinh va loat vu giao vien thieu kiem soat-Hinh-2

    Thầy giáo đánh hàng chục học sinh bị kỷ luật: Ngày 16/1, đại diện cha mẹ học sinh lớp 9 của Trường THCS Hòa Bình (Bạc Liêu) cho biết, họ không đồng tình trước việc xử lý thầy giáo V.Q.H (giáo viên dạy môn Toán) khi đánh học sinh ngay trong lớp học. Theo đó, thầy giáo này đã đánh hàng chục học sinh. Phòng GD&ĐT huyện Hòa Bình điều giáo viên này về trường khác mà không có hình thức kỷ luật nào. Trưởng phòng GD&ĐT khẳng định đây là hình thức kỷ luật vì từ một trường trung tâm về trường vùng sâu. 


    Chiêm ngưỡng bức phù điêu 'Bác Hồ nói lời bất hủ' tại Đền Hùng

    Công trình đại phù điêu bằng đồng cao 10m, rộng 27m, mới hoàn thiện mô tả khung cảnh Bác Hồ nói câu bất hủ với Đại đoàn quân Tiên Phong tại Đền Hùng.

    Chiem nguong buc phu dieu 'Bac Ho noi loi bat hu' tai Den Hung

    Công trình phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên Phong” được khởi công từ tháng 6/2023 tại khu vực ngã năm đền Giếng thuộc khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ). Đến nay, công trình được khánh thành vào ngày 8/4.

    Chiem nguong buc phu dieu 'Bac Ho noi loi bat hu' tai Den Hung-Hinh-2

    Phù điêu được tạo tác bằng chất liệu đồng dựa trên nền khung bê tông, cốt thép. Công trình cao 10m, rộng 27m, mô tả cuộc nói chuyện của Bác Hồ với Đại đoàn quân Tiên Phong năm 1954 tại Đền Giếng.

    Những bí ẩn xuyên suốt lịch sử Việt Nam, đến giờ tất cả vẫn là một dấu hỏi lớn

    Lịch sử Việt Nam đã kéo dài được hàng ngàn năm. Cho đến nay vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp chính xác.

    Thời gian trị vì của các vua Hùng

    Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết triều đại các vua Hùng ở Việt Nam bắt đầu khi vua King Dương Vương lên nắm ngôi năm Nhâm Tuất (2879). Liền sau đó là 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau và kết thúc vào năm Quý Mão (258 TCN). Tính ra, 18 đời vua Hùng trị vì kéo dài 2.622 năm. Như vậy thì trung bình mỗi vị vua Hùng trị vì khoảng 150 năm.