Bài thuốc phòng the giúp vua Minh Mạng sinh 142 người con

Tương truyền, đây chính là bí truyền giúp vua Minh Mạng sinh tới 142 người con, khiến hậu thế không khỏi sửng sốt lẫn tò mò. 

Bài thuốc khiến vua Minh Mạng sinh 142 người con: Truyền thuyết hay sự thật?

Trong các vị vua triều Nguyễn có những vị thì con đàn cháu đống, có vị thì lại không có mụn con nào, 3 ông vua đầu nhà Nguyễn đều đông con: Là Vua Gia Long sinh được 31 người con (13 hoàng tử, 18 hoàng nữ); Vua Minh Mạng sinh được 142 người con (78 hoàng tử, 64 hoàng nữ); Vua Thiệu Trị sinh được 64 người con (29 hoàng tử, 35 hoàng nữ) thì vua Tự Đức, ông vua thứ tư, không sinh được một mụn con nào để thừa kế ngai vàng, mặc dù khi vua băng hà, vẫn còn đến 103 cung nữ sống trong Tử Cấm Thành.

Trường hợp vua Minh Mạng thì khác hẳn. Nhìn vào những áo quần mà ông vua này mặc lúc sinh thời và hiện nay Viện Bảo Tàng Huế đang gìn giữ và trưng bày, chúng ta thấy rõ vua Minh Mạng là người to béo, vạm vỡ và thể-chất chắc hẳn là rất khỏe mạnh. Đã cường tráng, sung sức như vậy rồi thì cần dùng thêm thuốc bổ làm gì nữa?

Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791-1841), tức Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn. Ảnh ABS Travel
Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791-1841), tức Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn. Ảnh ABS Travel

Vua Minh Mạng có bao nhiêu bà vợ ? Hiện nay không ai biết được con số ấy một cách chính xác, vì sử sách không ghi rõ. Bộ sách "Minh Mạng chính yếu" của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn chỉ tiết lộ cho biết rằng vào tháng Giêng năm Minh Mạng thứ 6 (tức là tháng 2/1825), "trong kinh kỳ ít mưa, nhà vua lấy hạn làm lo, chỉ dụ cho quan Thượng Bảo khanh là ông Hoàng Quýnh rằng: "Hai ba năm trở lại đây, hạn hán liên tiếp. Trẫm nghĩ xem vì đâu mà đến thế, nhưng chưa tìm ra nguyên nhân; có lẽ trong thâm cung, cung nữ nhiều, nên âm khí uất tắc mà nên vậy ư? Nay bớt đi, cho ra một trăm người, ngõ hầu có thể giải trừ thiên tai vậy"...

Nhưng, theo tương truyền thì đó chưa phải là lý do đầu tiên để các vị "Ngự y" trong triều dâng lên cho vua Minh Mạng thang thuốc bổ mà chúng ta đang nói đến. Một số lương y hiện nay ở Huế có nghe các vị Ngự y tiền bối kể lại rằng vua Minh mạng đã xài phí sức lực vào việc giới tính hơi sớm, ngay từ thời còn là hoàng tử. Một thời gian trước khi lên ngôi vào năm 1820 giữa lúc 29 tuổi, ông rất yếu về đường sinh lý. Cho nên, sau khi đăng quang, vua ra lệnh cho các vị Ngự y phải cố gắng giúp vua lấy lại sức khỏe. Do đó, các Ngự y đã "đối chứng lập phương", làm ra một thang thuốc bổ ngâm rượu để nhà vua dùng hàng ngày và thang thuốc rất hiệu nghiệm.

Cái hiệu nghiệm đầu tiên rất cụ thể là về mặt sinh lý. Trong đời mình, nhà vua đã sinh được 78 người con trai và 64 người con gái như đã nói ở trên. Về sau, vua Thiệu Trị, người con trai trưởng, đã rất tự hào về khả năng to lớn đó của vua cha và đã viết ở trong bài văn bia ở lăng Minh Mạng rằng: "Bách tứ thập nhị, giáo dĩ nghĩa phương" (có 142 người con đều được dạy về đạo nghĩa).

Cái hiệu nghiệm thứ hai là về mặt tinh thần, trí tuệ. Lịch sử cho thấy trong ngót 20 năm trị vì (1820-1840), vua Minh Mạng đã làm việc rất nhiều và đã mang lại nhiều thành quả tốt đẹp cho đất nước về nhiều phương diện: hành chánh, kinh tế, văn hóa, xã hội... Có thể nói thời Minh Mạng là đỉnh cao của triều Nguyễn. Làm thành công được nhiều như thế là nhờ có tâm trí sáng suốt. Có lẽ phương thuốc Ngự y mà vua Minh Mạng dùng hàng ngày đã đóng góp hỗ trợ không nhiều thì ít vào trong các hoạt động tâm trí, các tư duy chính trị thường nhật của nhà vua.

Ngay từ thời Minh Mạng, toa thuốc đã được đặt tên là "Nhất dạ ngũ giao" (Nghĩa là một đêm năm lần gặp), gọi tắt từ một câu thơ tương truyền là nói về hoạt động sinh lý của vua Minh mạng:

- Nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử.

- Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử.

Trong mấy chục năm gần đây, vì nhu cầu phục vụ sức khỏe cho mọi người, một số sách báo Đông y và Y học Dân tộc ở miền Nam, nhất là tại Sài gòn, đã đăng tải toa thuốc đó bằng chữ quốc ngữ với các dị bản khác nhau. Toa này toa kia có thay đổi vài ba vị thuốc. Số lượng vị thuốc cũng không bằng nhau: Có toa gồm 22 vị, có toa lên đến 25 vị.

Dưới đây xin chọn toa thuốc bổ của vua Minh Mạng được chép theo sách "Những phương thuốc bổ và trường xuân trong Y học cổ truyền Đông phương" của lương y Lê Văn Sơn, xuất bản tại tỉnh Sông Bé vào năm 1987:

Thành phần các vị thuốc:

1. Sa Sâm: 5 chỉ 2. Cẩu kỷ tư: 2 - 3. Bạch truật: 3 -4. Đào nhân: 5 -5. Đương qui: 3 - 6. Mộc qua: 2 - 7. Thục địa: 5 - 8. Tục đoạn: 2 -9. Phòng phong: 3 - 10. Nhục quế: 1 - 11. Tần giao: 2 - 12. Độc hoạt: 2 - 13. Bạch thược: 3 -14. Trần bì: 3 - 15. Khương hoạt: 2 - 16. Phục linh: 3 - 17. Đại hồi: 2 - 18. Cam thảo: 3 - 19. Đại táo: 2 - 20. Xuyên khung: 3 -21. Đỗ trọng: 2 - 22 Thương truật: 2.

Theo toa thuốc "Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử" đăng ở Nhật báo Sống tại Sài gòn số ra ngày 27.4.1968, thì ngoài 22 vị thuốc kể trên, toa thuốc Minh Mạng còn có thêm 3 vị khác nữa:

1. Cao hổ cốt: 1 chỉ 2. Cao ly tử: 3 - 3. Hồng cúc: 2.

Theo lương y Phan Quật hiện đang hành nghề ở Huế thì thang thuốc này là một tổng hợp của nhiều vị thuốc, gồm có thang Bát trân (sâm, linh, truật, thảo, địa, thược, khung, qui) chủ trị khí huyết suy nhược và một số vị thuốc có tác dụng làm mạnh gân xương, trị nhức mỏi, kích thích tiêu hóa, an thần và nhất là bổ thận, cường dương. Xét kỹ dược tánh của nó có thể kết luận đây là một toa thuốc bổ dùng để trợ lực, sanh tính khí, tạo điều kiện tốt hầu thỏa mãn cho cuộc sống và ý muốn sinh nhiều con cái của một đấng quân vương.

Công trình kiến trúc lộng lẫy và cảnh sắc nên thơ tạo nên vẻ đẹp riêng có của Hiếu Lăng, nơi an nghỉ của Vua Minh Mạng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam.
Công trình kiến trúc lộng lẫy và cảnh sắc nên thơ tạo nên vẻ đẹp riêng có của Hiếu Lăng, nơi an nghỉ của Vua Minh Mạng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam.

Vua Minh Mạng “tinh giản biên chế”: Quan lười đều mất ghế

Dưới triều Minh Mạng, việc phân loại địa phương theo mức độ phức tạp để bố trí quan lại cho thấy tầm nhìn quản trị sâu sắc.

3 anh em họ Đinh ở Thanh Hoá, vào sinh ra tử cùng Lê Lợi đánh tan giặc Minh

Tổ chức nào có quyền lực, sự tàn nhẫn lớn hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ?

Vẻ đẹp tuyệt tác của lăng vua Minh Mạng

Giữa xứ Huế mộng mơ, lăng Minh Mạng nổi bật với kiến trúc đường bệ, uy nghi, mang đậm giá trị truyền thống. Bên cạnh đó, cảnh vật cùng không gian bình yên, cổ kính cũng là điểm thu hút đông đảo du khách.

Ve dep tuyet tac cua lang vua Minh Mang
Được xếp vào hạng mục những di tích lịch sử đẹp nhất của Huế, lăng Minh Mạng chính là tâm huyết của vị vua thứ hai dưới triều Nguyễn cùng sự góp sức của hơn 10.000 thợ xây dựng. Ảnh Thanh Tâm
Ve dep tuyet tac cua lang vua Minh Mang-Hinh-2
Sinh thời, vua Minh Mạng đã chọn ngọn núi Cẩm Khê cao xanh, hùng vĩ làm nơi an trú, biến lăng Minh Mạng trở thành một nơi có địa thế vô cùng thuận lợi và sở hữu tổng thể kiến trúc tuyệt đẹp. Ảnh Tay Le Van
Ve dep tuyet tac cua lang vua Minh Mang-Hinh-3
 Nhìn từ trên cao, lăng Minh Mạng như mang dáng hình người đang trải mình trên tấm nệm nhung, gối đầu lên núi Kim Phụng, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông dài tận hưởng cuộc sống ung dung tự tại. Ảnh Trần Đình Đức Hiếu
Ve dep tuyet tac cua lang vua Minh Mang-Hinh-4
 Lăng Minh Mạng nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12km, du khách có thể chọn cách di chuyển bằng xe máy, ô tô để đến đây. Ảnh 

Cận cảnh thanh kiếm thời vua Minh Mạng vừa được đấu giá tại Pháp

Người đấu giá thành công thanh kiếm này là một nhà sưu tập Việt Nam đang ẩn tên tuổi và địa chỉ. Sàn đấu giá cũng không tiết lộ mức giá được gõ búa là bao nhiêu.

Đầu tháng 3/2025, sàn đấu giá Giquello tại Paris (Pháp) đưa ra đấu giá bộ sưu tập của Philippe Missillier, gồm 484 hiện vật. Trong đó, đáng chú ý là một thanh kiếm thuộc triều vua Minh Mạng của nhà Nguyễn có giá khởi điểm 44.000 euro.
Can canh thanh kiem thoi vua Minh Mang vua duoc dau gia tai Phap
Thanh kiếm thời Minh Mạng vừa được mang ra đấu giá tại Pháp. Ảnh: Sàn đấu giá Giquello.