Những bí ẩn xuyên suốt lịch sử Việt Nam, đến giờ tất cả vẫn là một dấu hỏi lớn

Lịch sử Việt Nam đã kéo dài được hàng ngàn năm. Cho đến nay vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa có lời giải đáp chính xác.

Thời gian trị vì của các vua Hùng

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết triều đại các vua Hùng ở Việt Nam bắt đầu khi vua King Dương Vương lên nắm ngôi năm Nhâm Tuất (2879). Liền sau đó là 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau và kết thúc vào năm Quý Mão (258 TCN). Tính ra, 18 đời vua Hùng trị vì kéo dài 2.622 năm. Như vậy thì trung bình mỗi vị vua Hùng trị vì khoảng 150 năm.

Điều này nghe có vẻ vô lý vì tuổi thọ của con người hiện tại chỉ khoảng 70 – 80 tuổi. Thời xưa y tế chưa phát triển nên việc con người có tuổi thọ cao là rất khó.

Mặc dù vô lý nhưng không phải là không có cơ sở. Trong lịch sử cũng từng ghi chép về những người sống rất thọ. Chẳng hạn như người đàn ông tên là Trần Tuấn tự Khắc Minh sống ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ông này sinh năm 881 niên hiệu Hy Tông Trung nhà Đường, mất năm 1324 niên hiệu Thái Định Giáp Tử nhà Nguyên, hưởng thọ 443 tuổi.

Hay như danh y Lý Khánh Nguyên, vị danh y nổi tiếng cuối đời nhà Minh, sinh năm 1677, mất năm 1933, hưởng thọ 256 tuổi.

Như vậy, rất có thể 18 vị vua Hùng của chúng ta cũng là những người có tuổi thọ cao.

Nhung bi an xuyen suot lich su Viet Nam, den gio tat ca van la mot dau hoi lon

Ai là thủ phạm trong thảm án Lệ Chi Viên?

Dù đã trải qua hàng trăm năm nhưng vụ án Lệ Chi Viên với cái chết bí ẩn của vua Lê Thái Tông và việc tru di tam tộc quan đại thần Nguyễn Trãi vẫn là đề tài được giới sử học trong nước bàn luận sôi nổi.

Sử sách ghi chép lại, ngày 4/8/1442, vua về Lệ Chi cùng với Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi. Khi ấy Nguyễn Thị Lộ đã 40 tuổi, rất được nhà vua yêu quý vì sắc đẹp, văn hay. Tại Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà.

Ngay sau đó, Nguyễn Thị Lộ bị triều đình quy cho tội giết mua. Cả gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Năm 1464, vua Lê Thành Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tạng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người con còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ.

Nhiều sử gia sau này tán đồng giả thuyết cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh – vợ thứ vua Lê Thái Tông.

Động cơ của Nguyễn Thị Anh có thể là do có sẵn tư thù với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Cũng có thể vì bị dị nghị rằng đã có thai trước khi vào cung và Thái tử Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông, Nguyễn Thị Anh sợ Nguyễn Trãi gièm pha nên sai người sát hại vua rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.

Ai là tác giả bài thơ Nam Quốc Sơn Hà?

Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà gắn liền với tên tuổi của danh tướng Lý Thường Kiệt. Vì vậy mà nhiều người ngộ nhận Lý Thường Kiệt chính là tác giả của bài thơ này.

Tuy nhiên, trong tất cả các sử liệu Việt Nam đều không nhắc đến tác giả bài thơ. Trong Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi rằng, vào một đêm, quân sĩ nhà Lý chợt nghe thấy có tiếng đọc to bài thơ này được phát ra từ đền Trương tướng quân. Trong sách Lĩnh Nam Chích Quái lại cho rằng “Thần nhân tàng hình ở trên không” đã đọc bài thơ. Cũng theo sách này, bài thơ đã xuất hiện từ thời Lê Hoàn chống Tống và cũng được đọc trên con sông Như Nguyệt.

Cho đến nay, Nam Quốc Sơn Hà vẫn là bài thơ Thần có nguồn gốc bí ẩn.

Cái chết của cha con Lý Tiểu Long được dự báo từ sớm?

Cha con Lý Tiểu Long đều đột ngột qua đời khi đang ở độ tuổi trẻ trung. Cái chết của họ còn có một số chi tiết bí ẩn. Trong số này có việc người ta nghi ngờ sự ra đi của họ đã được dự báo từ sớm. 

Cai chet cua cha con Ly Tieu Long duoc du bao tu som?
 Cuộc đời cha con Lý Tiểu Long và Lý Quốc Hào trở thành một đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng khi gắn liền với nhiều bí ẩn khó giải.

Những bí ẩn chưa có đáp án trong lịch sử Việt Nam

Có rất nhiều sự kiện, nhân vật trong cả ngàn năm lịch sử dân tộc Việt Nam cho đến nay, hậu thế vẫn chưa có lời giải đáp.

Xuyên suốt chặng đường lâu dài hàng nghìn năm lịch sử dân tộc Việt Nam, có biết bao câu chuyện bí ẩn, biết bao điều uẩn khúc mà qua lớp bụi phủ dày của thời gian có thể khiến hậu thế sẽ không bao giờ lý giải được. Đi tìm câu trả lời cho những ẩn số thiên cổ ấy, xét đến cùng mà nói, chính là cách lưu truyền, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vẹn toàn nhất.

Mục sở thị cụm tháp Chăm ngàn tuổi siêu độc đáo ở Bình Định

Đất Bình Định, từng là kinh đô của vương quốc cổ Chăm Pa nên còn lưu giữ được nhiều dấu tích về kiến trúc của người Chăm xưa, nổi bật là các cụm tháp còn sừng sững sau hàng ngàn năm.

Muc so thi cum thap Cham ngan tuoi sieu doc dao o Binh Dinh
Hệ thống tháp Chăm tỉnh Bình Định được hình thành trong khoảng thế kỷ XI-XIII, đến nay đã có tuổi thọ lên tới 1.000 năm. 
Muc so thi cum thap Cham ngan tuoi sieu doc dao o Binh Dinh-Hinh-2
Hiện nay, Bình Định còn lại 14 công trình tháp Chăm, tập trung thành 8 cụm tại các địa điểm khác nhau: Bánh Ít, Dương Long, Tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông. 
Muc so thi cum thap Cham ngan tuoi sieu doc dao o Binh Dinh-Hinh-3
Mỗi cụm tháp Chăm thể hiện trình độ kiến trúc và nghệ thuật Chămpa ở từng giai đoạn phát triển khác nhau; có sự hấp dẫn riêng bởi những bí ẩn cũng như vẻ đẹp lạ lùng mà rêu phong và thời gian không thể nào phủ lấp.