Vừa báo lãi gần 100 tỷ, Đường sắt Hà Nội lên kế hoạch 2023 chỉ 6 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Năm 2023, Đường sắt Hà Nội lên kế hoạch doanh thu tăng song lợi nhuận lại sụt giảm mạnh tới 94%.

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội công bố báo cáo tài chính năm 2022 với doanh thu thuần tăng vọt gấp 7 lần năm trước khi đạt 483 tỷ đồng.
Cũng cần lưu ý, trong cơ cấu doanh thu, chủ yếu là doanh thu trợ giá chiếm tới 417 tỷ, doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ 66 tỷ đồng.
Trong khi năm trước kinh doanh dưới giá vốn thì năm 2022 công ty có lãi gộp 105 tỷ đồng.
Sau khi trừ chi phí, công ty đạt lợi nhuận sau thuế gần 97 tỷ đồng, trong khi năm trước thua lỗ gần 38 tỷ đồng. 
Dù vậy công ty vẫn đang có lỗ luỹ kế gần 37 tỷ đồng, do vốn góp của chủ sở hữu chỉ 4 tỷ đồng nên vốn chủ sở hữu bị âm 32 tỷ đồng. 
Vua bao lai gan 100 ty, Duong sat Ha Noi len ke hoach 2023 chi 6 ty dong
 Kết quả kinh doanh năm 2022 của Đường sắt Hà Nội
Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản của Đường sắt Hà Nội tăng thêm 177 tỷ lên 3.016 tỷ đồng. Trong đó tiền mặt và gửi ngân hàng chiếm 117 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn gấp 5 lần lên 336 tỷ đồng. Trong cơ cấu nợ, phải trả ngắn hạn khác lên tới 3.026 tỷ đồng trong khi công ty không vay nợ tài chính.   
Với kết quả đó, công ty đặt mục tiêu năm 2023 với tổng doanh thu 519 tỷ đồng (tăng 7% so năm 2022) và lợi nhuận sau thuế gần 6 tỷ đồng (lao dốc 94% so năm 2022).
Vua bao lai gan 100 ty, Duong sat Ha Noi len ke hoach 2023 chi 6 ty dong-Hinh-2
 Kế hoạch kinh doanh 2023 của Đường sắt Hà Nội
Về sản lượng, số lượt tàu chở khách hàng 81.316 lượt. Tổng vốn đầu tư trong năm nay là 87,5 tỷ đồng, còn quỹ tiền lương là 97 tỷ đồng. 
Đường sắt Hà Nội cũng lưu ý, các chỉ tiêu tổng hợp trong năm 2023 chỉ xây dựng với tuyến đường sắt đô thị số 2A và Cát Linh - Hà Đông. Với các chỉ tiêu tổng hợp của tuyến đường sắt đô thị số 3.1 Nhổn - Ga Hà Nội (đoạn trên cao) sẽ tiếp tục cập nhật bổ sung theo thực tế công tác tiếp nhận, vận hành.
Trong năm nay, công ty có 1 dự án chuyển tiếp là dự án hỗ trợ quản lý, vận hành khai thác tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Công ty dự kiến hoàn thiện các thủ tục thanh toán cho nhà thầu thực hiện gói thầu số 3 và số 4 với tổng mức đầu tư 136 tỷ đồng. 

Vì sao Đường sắt Cát Linh - Hà Đông lỗ đến 160 tỷ đồng?

160 tỷ đồng là con số lỗ lũy kế khi vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, vừa được Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) nêu ra tại báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Vi sao Duong sat Cat Linh - Ha Dong lo den 160 ty dong?

Câu chuyện tàu điện Cát Linh "đã chạy là lỗ" từng được các chuyên gia cảnh báo. Tuy nhiên, mức lỗ lên tới 160 tỷ đồng có nguyên nhân từ việc công trình chưa được Hà Nội trợ giá vận hành.

Khách đông kỷ lục vẫn không đủ chi phí vận hành

Trao đổi với Zing, ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Hanoi Metro, cho biết với tính chất "doanh thu không đảm bảo chi phí vận hành", đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được Nhà nước trợ giá tương tự xe buýt.

Vi sao Duong sat Cat Linh - Ha Dong lo den 160 ty dong?-Hinh-2

Lưu lượng khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông đang ở mức 20.000-30.000 lượt/ngày. Ảnh: Thạch Thảo.

Tuy nhiên, đến nay Hanoi Metro vẫn vận hành với đơn giá tạm, chưa chính thức được TP Hà Nội đặt hàng. Ông Trường cho hay công ty đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để thành phố đặt hàng cho tuyến Cát Linh - Hà Đông 2 tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022.

"Sau khi doanh thu được cộng thêm trợ giá theo đặt hàng của thành phố, chắc chắn bức tranh tài chính sẽ khác. Trợ giá không chỉ bù đắp phần thiết hụt do doanh thu không đảm bảo chi phí, mà còn có lãi định mức theo quy định", lãnh đạo Hanoi Metro chia sẻ.

Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán 2021 vừa được công bố, doanh thu của Hanoi Metro khi vận hành chính thức đoàn tàu chạy tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đạt hơn 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí vận hành, quản lý khiến doanh nghiệp lỗ ròng 64 tỷ đồng.

Vào năm 2020, công ty báo lỗ 23 tỷ đồng khi chưa vận hành. Tính lũy kế, doanh nghiệp đang lỗ tổng cộng 160 tỷ đồng.

Chia sẻ với Zing trước đó, ông Vũ Hồng Trường từng khẳng định việc đường sắt đô thị thu không đủ bù chi là "chuyện đương nhiên" và phổ biến trên thế giới. Ông tiết lộ ngay cả ngày đông khách kỷ lục như dịp 30/4-1/5 (53.000 khách/ngày), doanh thu bán vé của tàu điện Cát Linh - Hà Đông cũng chưa đủ để bù đắp chi phí vận hành.

"Đốt tiền" nếu chỉ chạy đơn tuyến

"Nếu làm đúng quy hoạch, giờ này Hà Nội đã có đến 4 tuyến đường sắt đô thị hoạt động rồi", thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn (Đại học GTVT), nói với Zing.

Vi sao Duong sat Cat Linh - Ha Dong lo den 160 ty dong?-Hinh-3

Việc vận hành đơn tuyến khiến đường sắt Cát Linh - Hà Đông thua lỗ càng lớn. Ảnh: Hoàng Hà.

Ông Tuấn khẳng định nếu tàu điện Cát Linh chỉ chạy một mình, không thể hiệu quả. Hiện nay, bình quân lượng khách đi tàu mỗi ngày chỉ đạt gần 30.000 lượt. Trong khi một tuyến xe buýt lớn cũng đạt khoảng 15.000 khách/ngày. Như vậy, tàu Cát Linh - Hà Đông chỉ đáp ứng được số "chuyến đi" bằng 2 tuyến buýt.

Theo thiết kế, năng lực khai thác tối đa của tàu Cát Linh - Hà Đông là hơn một triệu người/ngày. Mỗi đoàn tàu có thể chở 960 người. "Sản lượng hiện nay chưa đạt nổi 1/10 thì giải quyết được vấn đề gì? Mỗi ngày cả thành phố có 30 triệu chuyến đi mà tàu điện chỉ đáp ứng 30.000, đó là điều cần xem xét?", ông Tuấn nêu vấn đề.

Ông nhìn nhận đến nay, ý nghĩa của đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn dừng lại ở mức độ cho người dân trải nghiệm, làm quen với loại hình vận tải công cộng văn minh.

Theo quan điểm của chuyên gia, metro là loại hình vận tải cộng sinh, đơn tuyến sẽ không thể thu hút được hành khách. Do đó, sự chậm trễ, ì ạch của các dự án metro đang triển khai cũng góp phần kéo dài cả thời gian lẫn mức độ thua lỗ của tuyến Cát Linh - Hà Đông.

"Khi nào Hà Nội có được mạng lưới 4 tuyến metro ở 4 hướng nối nhau thì sản lượng của từng tuyến mới cải thiện được. Cát Linh - Hà Đông từ 30.000 khách có thể tăng lên 100.000 khách. Khi nào có 8 tuyến, sản lượng có thể vọt lên bằng công suất thiết kế", thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn dự báo.

Thời điểm khai trương tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Quyền cho biết thành phố sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417 km.

Tuy nhiên, tiến độ của các tuyến được triển khai sau Cát Linh - Hà Đông đều đang có vấn đề. Trong đó, dự án metro Nhổn - Ga Hà Nội đang gặp bế tắc phải dừng thi công hạng mục khoan hầm. Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) phải đề xuất tăng tổng mức đầu tư dự án Nhổn - ga Hà Nội thêm 4.905 tỷ đồng và lùi thời gian vận hành đến năm 2027.

Dự án metro số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi sau nhiều năm được Ban quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) nghiên cứu đầu tư thì đến nay được bàn giao lại cho MRB. Tiến độ triển khai chưa được MRB cập nhật.

Tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vừa qua đội vốn từ 19.555 tỷ lên 35.679 tỷ đồng, trong khi vẫn chưa rõ ngày khởi công 

Bộ GTVT tiếp tục xin gia hạn tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị gửi Chính phủ cho phép xin gia hạn dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến tháng 11/2023 để hoàn thiện hồ sơ và mua sắm linh kiện dự phòng.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông, dù dự án tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào khai thác giai đoạn đầu, vẫn còn một số công việc Tổng thầu EPC phải tiếp tục thực hiện theo quy định hợp đồng. Chính vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải xin tiếp tục gia hạn để để hoàn thiện hồ sơ và mua sắm linh kiện dự phòng.
Vi sao Bo GTVT tiep tuc xin gia han tuyen duong sat Cat Linh – Ha Dong?
Ảnh minh hoạ. 

Triển vọng ngành thép: Liệu những khó khăn nhất đã ở lại phía sau?

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận cốt lõi của các công ty thép được kỳ vọng sẽ dương trong quý 2/2023. Tuy nhiên triển vọng nửa cuối năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn khi giá bán thép giảm và nhu cầu vẫn phục hồi chậm.

Chứng khoán VNDirect vừa có báo cáo phân tích ngành thép với chủ đề Liệu những gì khó khăn nhất đã ở lại phía sau?