Bộ GTVT tiếp tục xin gia hạn tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Bộ GTVT vừa có văn bản kiến nghị gửi Chính phủ cho phép xin gia hạn dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến tháng 11/2023 để hoàn thiện hồ sơ và mua sắm linh kiện dự phòng.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông, dù dự án tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào khai thác giai đoạn đầu, vẫn còn một số công việc Tổng thầu EPC phải tiếp tục thực hiện theo quy định hợp đồng. Chính vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải xin tiếp tục gia hạn để để hoàn thiện hồ sơ và mua sắm linh kiện dự phòng.
Vi sao Bo GTVT tiep tuc xin gia han tuyen duong sat Cat Linh – Ha Dong?
Ảnh minh hoạ. 
Cụ thể, Tổng thầu phải mua sắm vật tư linh kiện dự phòng, phương tiện chuyên ngành khu depot, hoàn thiện các hồ sơ hoàn công còn lại, tiếp tục đánh giá an toàn hệ thống đối với hạng mục thông tin, tín hiệu trong giai đoạn đầu khai thác và thực hiện công tác bảo hành công trình... Mốc gia hạn 6/11/2023 mà Bộ GTVT kiến nghị cũng là thời điểm kết thúc công tác bảo hành dự án - Báo Công Thương đưa tin.
Zing.vn cũng đưa tin, trước đó, cuối năm 2020, Bộ này cũng xin gia hạn thực hiện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đến ngày 31/3/2021. Như vậy, tính đến nay, thời gian thực hiện dự án theo yêu cầu của Chính phủ đã hơn một năm.
Trước đó, dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ. Đến ngày 15/9/2021, Tổng thầu EPC mới ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình và ngày 6/11/2021 Bộ GTVT mới bàn giao công trình cho UBND Hà Nội đưa vào khai thác.
Cát Linh - Hà Đông là dự án đường sắt đô thị đầu tiên và thí điểm được thực hiện tại Việt Nam, sử dụng vốn vay ưu đãi của Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam, Hiệp định khung được ký kết ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ hai nước. Bộ GTVT phê duyệt dự án tháng 10/2008 và ký hợp đồng EPC vào tháng 8/2010 với tổng thầu được chỉ định là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.
>>> Xem thêm video: Chạy thử toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Nguồn: VTV 24.

Đường sắt Việt Nam 30 năm trước qua ống kính người Pháp

Cuối thập niên 1980 - đầu thập niên 1990 là thời hoàng kim của ngành đường sắt Việt Nam. Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về những chuyến tàu giai đoạn này được phóng viên Pháp Francoise De Mulder ghi lại.

Hoai niem duong sat Viet Nam 30 nam truoc qua ong kinh nguoi Phap
Khung cảnh bên ngoài một chuyến tàu Bắc - Nam khi đoàn tàu đi vào khúc cua, Việt Nam năm 1989. Ảnh: Francoise De Mulder/ Getty Images.
Hoai niem duong sat Viet Nam 30 nam truoc qua ong kinh nguoi Phap-Hinh-2
Người đàn ông đạp xe trên con đường đất, nhìn từ cửa sổ toa tàu Bắc - Nam, 1989.

Cận cảnh tuyến đường sắt trăm tuổi, dài 1/4 vòng trái đất của Nga

Không phải là cường điệu khi nói rằng, chỉ trên tuyến đường sắt xuyên Siberia, người ta mới khám phá và cảm nhận trọn vẹn được sự rộng lớn của nước Nga.

Can canh tuyen duong sat tram tuoi, dai 1/4 vong trai dat cua Nga
Kết nối thủ đô Moscow với thành phố Vladivostok, Đường sắt xuyên Siberia (Транссибирская железнодорожная магистраль) là tuyến đường sắt trực tiếp dài nhất thế giới. Tuyến đường này đã có tuổi đời hơn một thế kỷ, là một kỳ quan công nghiệp khiến thế giới nể phục người Nga. Ảnh: Викигид.
Can canh tuyen duong sat tram tuoi, dai 1/4 vong trai dat cua Nga-Hinh-2
Ngược dòng thời gian, vào tháng 3/1891, Thái tử Nikolai - người sau này trở thành Sa hoàng Nikolai II - đã chủ trì lễ khởi công xây dựng phân khúc Viễn Đông của tuyến đường sắt xuyên Siberia trong thời gian dừng lại tại Vladivostok, sau khi tới thăm Nhật Bản vào cuối cuộc chu du thế giới. Ảnh: Iinosmi.ru.

Mỗi tuần một doanh nghiệp: Cổ phiếu TCB của Techcombank được định giá ở mức 46.700 đồng

(Vietnamdaily) - BVSC ưa thích TCB do đây là ngân hàng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm với mức tăng trưởng kép 10 năm qua là 19%/năm.

Công ty chứng khoán Bảo Việt – BVSC cho rằng, Techcombank (TCB) là ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao với ROA cao nhất hệ thống và ROE bình quân 5 năm gần đây lên tới 21,3%, trong khi đòn bẩy tài chính thấp nhất trong hệ thống ở mức 6,1 lần.

Do đó, BVSC khuyến nghị tích cực cho cổ phiếu TCB với giá mục tiêu là 46.700 đồng/cp, tương đương với mức P/B 2022 là 1,47 lần.