Vụ trộm quốc khố lớn nhất lịch sử Thanh triều

Tháng Giêng năm Đạo Quang thứ 23 (tức năm 1843), tâm trạng của vua Đạo Quang khá tốt, sau khi kết thúc chiến tranh nha phiến, quốc khố quốc gia được phục hồi, lúc này trong quốc khố có tổng cộng 1.218 vạn lượng bạc.

Vu trom quoc kho lon nhat lich su Thanh trieu

Số tiền này dù không thể so sánh với thời của vua Càn Long nhưng suy cho cùng vẫn là một lượng tài sản lớn trong triều. Nhưng ngay sau đó, vua quan nhà Thanh đã phải chứng kiến một vụ trộm lớn nhất trong lịch sử của triều đại này và đến khi biết được sự thật, Đạo Quang đế đã "tức muốn chết".

Rốt cục khi ấy đã xảy ra chuyện gì?

Mọi việc phải bắt đầu kể từ người có tên là Trương Hưởng Trí. Người này muốn bỏ tiền ra để lo cho con trai mình được làm quan. Thế nhưng trong tay ông ta lại không có tiền, cho nên đã tìm đến nhờ người em trai là Trương Thành Bảo.

Trương Thành Bảo tuy không phải là quan nhưng có tiền, bởi vì ông ta là người trông coi ngân khố của Hộ bộ.

Trương Thành Bảo cùng Đới Đại câu kết với vài người trông ngân khố khác, trộm 4000 lượng bạc trắng từ ngân khố của Hộ bộ. Tuy nhiên, vì những người này chia chác không đồng đều, xảy ra mâu thuẫn nội bộ, khiến mọi việc đến tai quan phủ.

Ngày 18 tháng Giêng, Đạo Quang Đế cử Quân cơ Đại thần, Hình bộ Thượng thư cùng tra rõ việc này. Trong quá trình điều tra, Hình bộ Thượng thư đã phát hiện ra một vấn đề rất lớn khác.

Vụ trộm quốc khố lớn nhất lịch sử Thanh triều ảnh 2

Ảnh minh họa.

Theo ghi chép trong sổ sách của Hộ bộ, quốc khố có 1.218 vạn lượng bạc, nhưng trên thực tế chỉ có 293 vạn lượng bạc, cũng tức là nói quốc khố đã bị trộm mất 925 vạn lượng bạc. Tổ điều tra còn phát hiện, vì để che giấu việc này, những kẻ trông coi quốc khố đã dùng vải trắng bọc các khúc gỗ để giả làm bạc trắng.

Khi tổ điều tra trình bày sự việc trên với Đạo Quang đế - người nổi tiếng là vị vua rất tiết kiệm, Đạo Quang đế đã nổi trận lôi đình, quát lớn:

"Bỗng chốc lại thâm hụt 925 vạn lượng bạc, quả là chuyện chưa từng thấy trên thế gian. Vận nước đang suy vi mà các ngươi lại cả gan thông đồng làm bậy lấy cắp tiền bạc quốc gia, lòng lang dạ sói phản nước hại dân, thật là quá quắt!".

Ông lập tức cho điều tra và xử nghiêm những kẻ có liên quan.

Vậy cuối cùng số tiền ấy đã đi đâu?

Thì ra số tiền này phần lớn đã bị những kẻ trông coi quốc khố ăn trộm. Để đối phó với việc kiểm tra của cấp trên, chúng đã thường xuyên hối lộ lên các đại thần quản lý quốc khố, quan ngự sử phục trách việc khiểm tra. Mỗi khi hoàng đế phái người đến kiểm tra quốc khố, những người này cũng đều có "quà khủng" mang về.

Thậm chí có một số viên quan quèn vì biết được thông tin về việc này đã chủ động tìm đến những kẻ trông coi giám sát quốc khố hạch sách đòi chia chác.

Vụ trộm quốc khố lớn nhất lịch sử Thanh triều ảnh 3

Ảnh minh họa.

Khi vụ việc này được đưa ra xử lý, vua Đạo Quang tiếp tục phát hiện ra rằng, thời gian hoạt động ăn cắp quốc khố này đã diễn ra quá lâu, kéo dài đến hơn 60 năm.

Thì ra từ cuối thời Càn Long trị vì, đội ngũ quản lý quốc khố chưa từng được "thanh lọc", lũ sâu bọ gặm nhấm quốc khố Thanh triều, đời nọ truyền cho đời kia, ông truyền lại cho cha, cha truyền lại cho con, rồi con lại truyền cho cháu, cứ như thế kéo dài hơn 60 năm, công tác kiểm kê cũng diễn ra qua loa đại khái cho xong việc.

Theo trang Qulishi, vụ việc này sau đó Đạo Quang đế đã giao cho quận vương Tái Thuyên xử lý và cũng phải mất nhiều tháng điều tra thu thâp chứng cứ, mới có thể đưa ra giải pháp xử lý vấn đề này.

Theo đó, những kẻ trông coi quốc khố trực tiếp ăn cắp tiền của triều định đều bị nghiêm trị, trong khi đó những quan viên từng đảm nhiệm việc quản lý quốc khố, nhân viên kiểm tra đều phải bồi thường những khoản tiền lớn, bắt đầu tính từ năm Gia Khánh thứ năm.

Những quan viên này căn cứ theo số năm tại chức để tính toán ra số tiền phải đền bù và mức tiền một người phải đền bù nhiều nhất là 11 vạn lượng bạc. Bản thân người phụ trách xử lý vụ án này là Tái Thuyên cũng phải bồi tường 6.000 lượng bạc vì từng tham gia kiểm kê nhưng không làm hết trách nhiệm.

Tính đến cuối cùng, số bạc các quan viên bồi thường là hơn 150 vạn lượng, số bạc thu được từ nhóm đối tượng trực tiếp trông coi quốc khố là 38 vạn lượng.

Vụ trộm quốc khố lớn nhất lịch sử Thanh triều ảnh 4

Chân dung vua Đạo Quang của nhà Thanh.

Trong vụ án này, có một nhân vật không thể không nhắc đến, đó chính là Từ Hi Thái hậu.

Đương nhiên thời điểm này, bà mới chỉ 8 tuổi, không liên quan trực tiếp nhưng cụ của Từ Hi từng đảm nhiệm chức hộ bộ viên ngoại lang 3 năm, mặc dù người này đã qua đời nhưng gia đình cũng vẫn phải nộp lại hơn 2 vạn lượng bạc trắng.

Bố của Từ Hi không muốn giao nộp số tiền này nên đã bị bắt vào tù, cho đến khi giao nộp 1,2 vạn lượng bạc mới có thể giữ được mạng sống.  

Những món ăn kinh dị do Từ Hy Thái Hậu nghĩ ra

Người phụ nữ quyền uy và xa hoa bậc nhất Thanh triều – Từ Hy thái hậu dẫu đã yên giấc ngàn thu bao năm qua, nhưng những món ăn kinh dị nhất lịch sử do bà vẫn nghĩ ra vẫn còn ám ảnh nhiều người.

1. Chuột Bao Tử

Chuột đồng được bắt về nuôi cho ăn toàn các vị thuốc bổ, gạo trộn trứng gà và uống nước sâm, lê ép. Chuột được tắm rửa 2 lần/ngày bằng dầu hương liệu hảo hạng và nước trầm hương.

Chuột bao tử được lấy từ lứa con, cháu của những con chuột trên. Các đầu bếp sẽ bọc chuột bằng lớp bột giống như bánh bao. Khi thực khách đưa bánh lên miệng sẽ nghe được tiếng kêu của chuột bao tử còn sống bên trong. Món này giúp bổ tỳ và bổ mắt.

Tuy vậy, có rất nhiều sứ thần không dám ăn và đã từ chối món này hoặc là ăn để lấy lòng thái hậu. Điển hình là sứ thần Bồ Đào Nha khi nhìn thấy đuôi con chuột ngo ngoe trong miệng sứ thần nước bạn đã khiếm lễ từ chối.

Nhung mon an kinh di do Tu Hy Thai Hau nghi ra
Ảnh minh họa.

2. Óc Khỉ

Gần núi Thiên Hoa ở Sơn Đông có bầy khỉ ăn hết cả rừng lê. Lê ở đây trị được các bệnh cam, thận, nhiệt uất và ho nên ăn thịt khỉ rất thơm lại trị được bệnh, nhưng óc khỉ là bổ nhất.

80 con khỉ choai choai chưa thay lông được bắt về đãi khách. Trước giờ đãi khách, mỗi con khỉ được đặt vào cái lồng nhỏ, được khoét một lỗ vừa đủ để đầu khỉ ló lên được. Khỉ không được nhúc nhích do có gông. Khi ăn, người phục dịch sẽ giáng chiếc chày ngà xuống đầu khỉ khiến con khỉ chết ngay và không kịp kêu một tiếng, sau đó, rưới sâm nóng lên đầu khỉ để óc tái đi một chút. Cứ 5 vị khách ăn một bộ óc khỉ bằng cách dùng muốn bạc múc để ăn.

3. Sơn Dương Trùng

Các thợ săn Hồ Bắc đã bắt được 6 con dê núi đang có bầu tại cánh rừng vùng Thiên Tân. Đàn dê này được chăm sóc rất được biệt, chỉ cho ăn cỏ Vân Nam. Giống như Đông Trùng hạ thảo- một loại cỏ quý có tác dụng bổ can thận. 6 con dê được ăn cỏ quý cộng thêm ăn các lá cây thuốc bổ khác thì càng mập và đẻ ra lứa con khá khỏe mạnh, to lớn hơn so với các con dê khác

Dê con được 2 tháng tuổi sẽ được chọn lấy 14 con giao cho nhà bếp làm lông , rồi moi ruột và ngâm chúng vào thùng gỗ to đựng rượu quý và nước gừng. Sau 2 ngày, dê được vớt ra bỏ vào bể sữ chứa sữa dê tươi và nước sâm nhung. 2 ngày tiếp theo, họ cắm hoa sen trắng cắm đầy mình dê. Cứ thế, ngâm đến ngày thứ 10 (đúng ngày mùng 7 tiệc tàn) xuất hiện những con trùng trắng muốt đầy trong hoa sen.

Những người trong nhà bếp sẽ nhặt lấy trùng sơn dương chế biến thành món ăn có tác dụng bổ, trị các bệnh lao phổi, bán thân bất toai, tê bại..

4. Cỏ Phương Chi

Cỏ Phương Chi chỉ mọc vào những năm nhuận, vào ngày trung thu và soongsraats ngắn( chỉ 1-1,5 tháng) ở trên đá của ngọn núi Thái Hoàng. Nếu gặp phải gió bắc đầu mùa thì khô héo ngay. Vì vậy, muốn lấy được cỏ, phải dắt ngựa đực trắng tuyền lên đó trước 1 ngày. Khi mặt trời vừa mọc,dẫn ngựa tới phiến đá ăn cỏ, khi ngựa ăn xong chém ngựa chết ngay và mổ bụng lấy dạ dày đem về phơi khô, chế thuốc

Trong bữa tiệc đãi khách, cỏ phương chi được nấu với Long Tu. AI ăn được món này sẽ sảng khoái tinh thần và không thấy mệt mỏi cả tháng.

5. Tinh Tượng

Những tai yến to, tốt được nấu với nước nhân sâm và đường cao Ly. Sau đó nhồi bột phấn Kiết Châu nấy với nước lê Vân Nam cho khô lại, rồi nặn thành từng hình voi nhỏ, nung chín, cứng đặc. Sau đó khoét trên voi ấy một lỗ nhỏ cho vừa 1 bong bóng cá đã ngâm thuốc bắc khô. Đem đi hấp. Khi khách ăn, sẽ lấy kim vàng chọc thủng rồi cho chất ấy vào trong chén bạc để uống. uống món này sẽ giúp bổ lục phủ ngũ tàng, trị các chứng nhức mỏi.

6. Trứng Công

Trứng công rất khó lấy vì công sẽ chống cự dữ dội để bảo vệ trứng của nó. Nhiều khi không lấy được trứng do công phá vỡ ổ trứng. Muốn đãi khách món này cần 100 con khỉ đã được huấn luyện để lấy trộm trứng công. Kết quả là lấy được 500 trứng công để đãi khách, nhưng khỉ lại bị chết mất 1/3.

7. Heo Sữa Phúc Châu

Có một giống heo quý, thịt thơm , chỉ ăn một loại củ mọc ở đồi Châu Tịch Xương ở vùng Phúc Châu của Trung Quốc.

Trong bữa tiệc đãi khách, 100 con heo sữa nuôi được 2 tháng được đập chết mà không cần chọc tiết hay làm lông, sau đó thui qua 1 lượt để hết lớp lông. Rồi mổ bụng bỏ hết ruột gan ướp với các loai thuốc quý trong 3 ngày đem cách thủy. Ăn vào sẽ rất ngon, xương mềm. 

Hoàng đế nhà Thanh: Mỗi bữa 120 món, tiêu tốn "cả núi tiền"

Hoàng đế nhà Thanh mỗi bữa dùng 120 món, dùng bát bạc thìa ngọc tiêu tốn "cả núi tiền". Nguồn nước nấu ăn chỉ dùng nước nằm ở núi Ngọc Tuyền.

Trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của ta", vị vua Thanh triều cuối cùng là Phổ Nghi từng tiết lộ sự thật khó tin: Ở vào thời điểm còn ngồi trên ngai vàng, số tiền được chi ra cho việc ăn uống của một mình ông về cơ bản đã tiêu tốn 14.794 lượng bạc trắng mỗi năm, đó là chưa kể tới tiền mua hoa quả hay chế biến các món ăn vặt.

Thái giám, ngoại thích chuyên quyền phổ biến trong lịch sử Trung Hoa

Những lý do đặc biệt này đã khiến Thanh triều trở thành vương triều hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa không xuất hiện tình trạng ngoại thích chuyên quyền, hoạn quan loạn chính.

Thai giam, ngoai thich chuyen quyen pho bien trong lich su Trung Hoa

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Thanh triều được xem là một vương triều tồn tại không ít ngoại lệ.