Vu lan nhớ Phật

Nhớ Phật, hàng đệ tử chúng ta phải thực hiện lời Phật dạy một cách tinh cần.

Mỗi khi mùa Vu lan báo hiếu về chúng ta thường hướng vọng tâm tư tưởng nhớ đến mẹ cha, tổ tiên dòng tộc. Nhưng có lẽ người đong đầy trong ta nỗi nhớ nhiều nhất, đó là mẹ. Tình mẹ được ví như trời rộng bao la, như biển sâu diệu vợi, thế nên “Ngôn ngữ trần gian là túi rách/Đựng sao đầy hai tiếng mẹ ơi”.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã ví ngôn ngữ trên thế gian này như cái túi rách. Túi rách đầy vơi biết đến khi nào chứa đựng cho hết dầu chỉ có một từ mẹ thân thương. Chỉ một từ mẹ thôi mà ngôn ngữ trần gian không chuyên chở nổi. Vậy thì chúng ta còn ngôn từ nào để bày tỏ hay văn tự nào để diễn đạt hết nỗi lòng của một chúng sanh phàm phu thô thiển đối với Đức Phật chí tôn tối thượng.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Âm vang trầm hùng tha thiết, cô đọng trong từng lời kinh Vu lan khiến tôi nhớ Đức Phật với tất cả kính thành và xúc cảm rưng rưng.
Có ai dạy cho chúng ta đạo lý làm người hơn Đức Phật? Ngài chỉ cho chúng ta biết cách “Trên đền bốn ân nặng/Dưới cứu khổ ba đường”. Bốn ân đó là: 1.Ân cha mẹ, 2. Ân chúng sanh, 3. Ân quốc gia, 4.Ân Tam bảo (Kinh Tâm Địa Quán). Đức Phật tuyên dương "Hạnh hiếu đứng đầu trong muôn hạnh". Đức Phật không hề dạy chúng ta báo ân Ngài. Có chăng, vẫn là lời nhắc nhở ân cần, các con tôn kính Như Lai, nhớ tưởng Như Lai thì hãy:
Chớ làm các việc ác
Thực hiện các hạnh lành
Giữ tâm ý trong sạch
Chính lời đức Phật dạy.
Hoặc "Hãy giữ giới, làm phước, tu tuệ". Đơn giản chỉ có vậy. Nhưng sẽ không dễ chút nào nếu chúng ta hiểu và làm đúng theo diệu pháp của Như Lai. Thí dụ: "Khi bố thí tâm không còn bỏn sẻn tiếc nuối, cho mà không thấy người cho, của cho và người nhận. Bố thí với tâm như vậy thì phước đức không thể lường được". Nếu không, sự bố thí ấy sẽ không mang lại phước quả viên mãn.
Đối với ân cha mẹ, đức Phật dạy:
"Đã là con người
đã là Phật tử
thì phải hiếu dưỡng
cha mẹ hiện tại.
Hiếu dưỡng cha mẹ
điều đó khác gì
chân thành hiến cúng
đối với Như Lai.
Vì đó là cách
báo ân cha mẹ
mà chính Như Lai
khuyến khích mọi người"
(Kinh Tâm Địa Quán)
Được làm thân người đã là khó, được gặp Phật pháp là điều khó hơn – Phật đã dạy vậy. Đức Phật đã cho chúng ta nhiều, nhiều vô lượng, dẫu cho cát của vô số sông Hằng cũng không sánh nổi.
Ai đã chỉ cho chúng ta cách sống đạo đức, sống thế nào để không hại vật hại người? Sống thế nào để an lạc tự thân và cuối cùng là chỉ cho chúng ta con đường thoát khổ, con đường an lạc hạnh phúc, giải thoát giác ngộ, nếu không phải là đức Phật từ bi?
"Cha mẹ thương con chỉ một đời, Phật thương chúng sanh tâm không cùng tận. Hơn nữa, cha mẹ thấy con vong ân bội nghĩa thì sinh lòng giận hờn, tình thương giảm xuống. Phật và Bồ tát thương chúng sanh lòng không như vậy. Thấy chúng sanh bội nghịch lòng thương của Phật và Bồ tát càng tăng lên mãi". Các Ngài còn vào trong địa ngục để chịu vô lượng khổ thế cho chúng sanh. Thế nên biết rằng chư Phật và Bồ tát thương chúng sanh hơn cha mẹ thương con (Lương hoàng sám)
Và chỉ có tuệ nhãn của Đức Phật mới có thể thấy: "Tất cả nam giới là cha ta, tất cả nữ giới là mẹ ta, ta đời đời không khi nào không sanh ra từ cha mẹ, nên lục đạo chúng sanh đều là cha mẹ của ta". Nên tôn trọng chúng sanh trong pháp giới cũng là hiếu thuận vậy.
Ân cha mẹ, chúng ta có thể đáp đền trong muôn một nhưng còn ân Tam bảo chúng ta biết phải làm sao? Nhớ Phật, hàng đệ tử chúng ta phải thực hiện lời Phật dạy một cách tinh cần. Thiết nghĩ, đó cũng là cách chúng ta thể hiện tấm lòng thanh tịnh dâng lên Tam bảo và hồi hướng cho tổ tiên, cha mẹ, cho chúng sanh vạn loại đều được thấm nhuần ân đức từ bi của Đấng Cha lành trong khắp cõi.

Gặp lại ni cô Huyền Trang trong “Biệt động Sài Gòn“

Đã trên 30 năm nhưng tình cờ gặp ni sư Huyền Trang dạo cảnh, lạy Phật trong chùa, nhiều người vẫn nhận ra bà.

Phim Biệt động Sài Gòn của đạo diễn Long Vân công chiếu vào những năm 1980 được khán giả náo nức xem. Vì thời điểm ấy có ti vi trắng đen là cả gia tài nên nơi nào mở thì cả xóm bâu lại xem. Theo trí nhớ của nhiều người, vào những ngày tết của những năm 1983 - 1986, lũ trẻ không đi chơi do ghiền phim Biệt động Sài Gòn được phát sóng liên tục trong 7 ngày tết. Lúc đó, khán giả rất ấn tượng với nhân vật ni cô Huyền Trang do Thanh Loan diễn. Một phần do Thanh Loan quá đẹp, một phần do ni cô làm biệt động thật phi thường. Phim gồm 4 tập và ở tập kết Trả lại tên cho em khán giả tiếc ngẩn ngơ vì ni cô Huyền Trang đã hy sinh trong trận đánh.

Về Nam Định, thăm chùa Thư Điền ngày mưa bão

Gặp sư bác Đàm Viết, sư bác hồ hởi đón chúng tôi, như chưa hề có bão xảy ra.

Sớm ngày mùng 7/8, nhóm phật tử chúng tôi chuẩn bị cho chuyến đi cúng dường trường Hạ cuối cùng ở Nam Định, ai cũng thấp thỏm khi nghe thông tin bão sẽ đổ bộ vể Nam Định trong buổi chiều cùng ngày.
Sớm ngày mùng 7/8, nhóm phật tử chúng tôi chuẩn bị cho chuyến đi cúng dường trường Hạ cuối cùng ở Nam Định, ai cũng thấp thỏm khi nghe thông tin bão sẽ đổ bộ vể Nam Định trong buổi chiều cùng ngày. 
Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi trước khi về với chùa Thư Điền là trường Hạ chùa Cổ Lễ, ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Cúng dường trường Hạ xong, chúng tôi tiếp tục lên đường về với chùa Thư Điền, ngôi chùa nghèo nằm giữa đồng không mông quạnh, thuộc xã nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định.10 giờ kém thì chúng tôi về tới chùa Thư Điền. Ảnh: Sư bác vẫn chuẩn bị cơm canh đón các phật tử về. Mưa bão không đi chợ được, nhà chùa còn gì mang ra thết đãi chúng tôi hết. Bữa cơm chay toàn rau, nhưng ai cũng khen...rất ngon.
Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi trước khi về với chùa Thư Điền là trường Hạ chùa Cổ Lễ, ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Cúng dường trường Hạ xong, chúng tôi tiếp tục lên đường về với chùa Thư Điền, ngôi chùa nghèo nằm giữa đồng không mông quạnh, thuộc xã nghĩa Thành, Nghĩa Hưng, Nam Định.10 giờ kém thì chúng tôi về tới chùa Thư Điền. Ảnh: Sư bác vẫn chuẩn bị cơm canh đón các phật tử về. Mưa bão không đi chợ được, nhà chùa còn gì mang ra thết đãi chúng tôi hết. Bữa cơm chay toàn rau, nhưng ai cũng khen...rất ngon.