Vụ ám sát Tổng thống Mỹ bí ẩn nhất lịch sử - John F. Kennedy

Suốt 60 năm qua, câu hỏi ai thực sự đứng sau vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy vẫn còn là một bí ẩn. Đồng thời, không ít người thắc mắc rằng bộ não của ông Kennedy đang ở đâu?

Những bí ẩn xung quanh vụ ám sát Kennedy
Cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị bắn vào lúc 12h30 ngày 22/11/1963 khi ông và phu nhân đang di chuyển trên chiếc xe Limousine trong chuyến thăm thành phố Dallas, bang Texas.
Cuộc điều tra sau đó tốn nhiều giấy mực của báo chí. Lee Harvey Oswald (sinh năm 1939) đã bị cáo buộc là tay súng đã ám sát Tổng thống Kennedy. Tuy nhiên, Oswald sau đó liên tục khai rằng y không sát hại ông Kennedy. Và một điều gây tranh cãi nữa là Jack Rubinstein, một chủ hộp đêm ở thành phố Dallas, bắn chết Oswald ngay tại đồn cảnh sát thành phố chỉ sau đó vài ngày.
Jack Rubinstein, là một kẻ đồng tính luyến ái, có quan hệ với mafia và các băng đảng Cuba lưu vong. Y giải thích hành động giết Oswald là để báo thù cho Tổng thống.
Vu am sat Tong thong My bi an nhat lich su - John F. Kennedy
Tổng thống Kennedy với vợ ngồi trên xe hơi ngay trước thời điểm bị ám sát. Ảnh: AP. 
Cuối năm 1966, Rubinstein khi đó đang bị tống giam, đột ngột ngã bệnh. Y lại được đưa vào quân y viện Parkland và chết ở đó ngày 3/1/1967, theo bác sĩ là do bệnh ung thư.
Tuy vậy, có một chi tiết đáng chú ý hơn là: Trước khi Rubinstein chết ít lâu, phóng viên truyền hình Dorothy Kengalan đến gặp y. Sau cuộc gặp, Kengalan tuyên bố là sẽ cho đăng tải một thông tin giật gân. Nhưng bài báo chưa kịp đăng thì xảy ra vụ "Nhật thực New York" nổi tiếng lúc bấy giờ - do trục trặc kĩ thuật mà cả vùng Manhattan bị mất điện suốt 30 phút đồng hồ. Khi điện sáng trở lại thì Kengalan đã chết, đến nay vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Người ta cho rằng, rất có thể Kengalan đã bị thủ tiêu để bịt đầu mối cho một âm mưu cực kì to lớn.
Cục Hình sự Moscow (Liên Xô trước đây) đã có một nghiên cứu độc đáo là xem xét lại vụ ám sát Kenndy theo hướng xuất phát của phát súng - từ phía sau hay từ phía trước Kennedy. Xem xét các bức ảnh chụp khẩu súng, đầu đạn, vỏ đạn, các vết thương và trang phục của Tổng thống Kennedy và Thống đốc Connally, các chuyên gia ở đây khẳng định: có hai phát súng được bắn đi từ phía sau Kennedy, một từ trên xuống và một từ phía phải. Kết luận này là trái ngược với công bố chính thức cho rằng Oswald đã bắn vào Tổng thống từ phía trước.
Nhiều chuyên gia cho rằng chết rồi, Kennedy còn bị bắn 2 phát đạn nữa và chính 2 phát đạn này mới là của Oswald bắn, vì nơi Oswald ẩn nấp nằm ở hướng phía sau xe của Kennedy. Như vậy, Kennedy đã chết trước khi bị dính đạn của Oswald, bởi một tay súng khác.
Ngoài ra, điều tra chính thức cho rằng viên đạn đầu đã bắn trúng cả Kennedy, cả Connally. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng Connally bị thương sau phát đạn thứ nhất (bắn vào Kennedy) là 1,6 giây, tức không phải là do Oswald bắn. Lí do là khẩu súng sử dụng gây án (khẩu Manliker-Carcano) không thể bắn với tốc độ lớn hơn 2,3 giây.
Việc Oswald bị giết bí ẩn cùng những lời khai mập mờ liên quan đến vụ ám sát khiến dư luận Mỹ bùng lên nhiều nghi hoặc. 60 năm sau ngày Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát cũng là từng ấy năm tồn tại câu chuyện bí ẩn nhất trong lịch sử Mỹ và những cuộc tranh cãi không dứt về động cơ của kẻ đã giết ông.
Vu am sat Tong thong My bi an nhat lich su - John F. Kennedy-Hinh-2
Tổng thống thứ 35 của nước Mỹ, John F. Kennedy. Ảnh: The Sun. 
Hàng chục năm qua, nhiều người ở Mỹ vẫn tự hỏi ai thực sự đứng sau vụ ám sát Kennedy. Ngoài ra, một số người khác còn thắc mắc về bí ẩn khác: Điều gì đã xảy ra với bộ não của Kennedy mất tích vào năm 1966?
Bộ não của ông Kennedy đang ở đâu?
Sau khi bị bắn chết vào tháng 10/1963, não của cố Tổng thống Kennedy không được chôn cùng thi hài mà được lưu trữ tại Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ.
Tuy nhiên, gần ba năm sau đó, Thư ký của cựu Tổng thống Kennedy phát hiện thấy bộ não cùng các tài liệu khám nghiệm tử thi khác đã biến mất. Một cuộc điều tra sau đó vẫn không thể xác định được tung tích của chúng.
Mặc dù không ai biết chắc chắn bộ não của ông Kennedy đang ở đâu nhưng một số giả thuyết đã xuất hiện trong vài thập kỷ qua.
Những người theo thuyết âm mưu cho rằng não của Kennedy nắm giữ sự thật về cái chết của ông. Về mặt chính thức, khám nghiệm tử thi cho thấy Tổng thống đã bị bắn hai phát từ “phía trên và phía sau”. Điều này phù hợp với kết luận rằng Lee Harvey Oswald đã bắn chết Tổng thống từ tầng 6 của Kho lưu ký Sách Texas.
Tuy nhiên, một thuyết âm mưu cho rằng bộ não của Kennedy chỉ ra điều ngược lại - rằng Tổng thống đã bị bắn từ phía trước, do đó củng cố cho thuyết "gò cỏ" (có một sát thủ thứ hai, ngoài Lee Harvey Oswald, nấp ở gò cỏ). Trên thực tế, đó là kết luận của các bác sĩ tại Bệnh viện Parkland ở Dallas. Theo những người tin tưởng vào thuyết này, đó là lý do tại sao bộ não của Kennedy bị đánh cắp.
Tuy nhiên, tác giả Swanson lại cho rằng bộ não có khả năng đã bị đánh cắp bởi Robert F. Kennedy, em trai của cố Tổng thống Kennedy.
“Kết luận của tôi là Robert Kennedy đã lấy đi bộ não của anh trai mình", Swanson viết trong cuốn sách của mình. “Không phải để che giấu bằng chứng về một âm mưu mà có lẽ để che giấu bằng chứng về tình trạng bệnh tật của Tổng thống Kennedy, hoặc có lẽ để che giấu bằng chứng về số lượng thuốc mà ông Kennedy đang dùng”.
Thực tế, Tổng thống Kennedy có rất nhiều vấn đề về sức khỏe mà ông giấu công chúng. Ông cũng đã dùng nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống lo âu, chất kích thích, thuốc ngủ và hormone vì tình trạng suy giảm chức năng tuyến thượng thận nguy hiểm của mình.
Đến nay, bộ não của ông Kennedy có bị đánh cắp không hay đang nằm ở đâu vẫn còn là một bí ẩn.

Những vụ ám sát chính trị gia làm rung chuyển cả thế giới

Cố Tổng thống Mỹ Kennedy, cố Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee và cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là 3 trong 10 vụ ám sát chính trị gia làm rung chuyển cả thế giới.

Những vụ ám sát chính trị gia sau đây đã gây chấn động thế giới, khiến nhiều người bàng hoàng và đôi khi dẫn đến những thay đổi lớn. Gần đây nhất là vụ Cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bị bắn chết hôm 8/7.
1. Tổng thống Mỹ John F. Kennedy

Vụ ám sát bằng súng đầu tiên trong lịch sử

Vào 450 năm trước, một trong những vụ ám sát bằng súng khét tiếng và gây chấn động nhất trong lịch sử Scotland đã diễn ra.

Vào ngày 23/1/1570, James Stewart, Bá tước thứ nhất của Moray, bị ám sát. Vào thời điểm đó, ông là Nhiếp chính của Scotland nên được coi là chính khách bị ám sát bằng súng đầu tiên trong lịch sử.
Bá tước thứ nhất của Moray chính là nạn nhân của những âm mưu chính trị và tôn giáo nhấn chìm Scotland vào những năm 1560.

Cận mặt nghi phạm vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise, 17 nghi phạm đã bị bắt giữ trong khi 8 đối tượng tình nghi khác vẫn đang lẩn trốn.

Can mat nghi pham vu am sat Tong thong Haiti Jovenel Moise
AP dẫn lời Cảnh sát trưởng quốc gia Haiti Leon Charles ngày 9/7 cho biết, 17 nghi phạm đã bị bắt giữ liên quan đến vụ ám sát Tổng thống Haiti Jovenel Moise tại tư dinh ở Port-au-Prince rạng sáng 7/7 (giờ địa phương). (Nguồn ảnh: AP) 

Can mat nghi pham vu am sat Tong thong Haiti Jovenel Moise-Hinh-2
 Tài liệu của Bộ trưởng phụ trách bầu cử của Haiti Mathias Pierre tiết lộ, các nghi phạm trong độ tuổi từ 35 đến 55. Ảnh chụp một số nghi phạm bị bắt giữ sau vụ ám sát Tổng thống Moise.
Can mat nghi pham vu am sat Tong thong Haiti Jovenel Moise-Hinh-3
 Trong số 17 nghi phạm bị bắt giữ này có 15 người đến từ Colombia và hai người Mỹ gốc Haiti. Ngoài ra, 3 nghi phạm đã bị tiêu diệt trước đó, trong khi 8 đối tượng tình nghi khác vẫn đang lẩn trổn. 

Can mat nghi pham vu am sat Tong thong Haiti Jovenel Moise-Hinh-4
 "Chúng tôi sẽ đưa chúng ra trước công lý", cảnh sát trưởng Leon Charles nói trong cuộc họp báo tối 8/7 trong khi 17 nghi phạm bị còng tay.

Can mat nghi pham vu am sat Tong thong Haiti Jovenel Moise-Hinh-5
 Giới chức Colombia cuối ngày 8/7 cho biết, 6 nghi phạm, trong đó 2 người đã bị tiêu diệt, là những sĩ quan quân đội Colombia đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, danh tính của những người này chưa được công bố. Ảnh: Một nghi phạm bị áp giải. 

Can mat nghi pham vu am sat Tong thong Haiti Jovenel Moise-Hinh-6
Được biết, hai trong số các nghi phạm đã bị đám đông vây đánh tại khu ổ chuột ở Port-au-Prince, trước khi cảnh sát đến áp giải. 

Can mat nghi pham vu am sat Tong thong Haiti Jovenel Moise-Hinh-7
Bộ trưởng Mathias Pierre cho biết thêm một trong hai người Mỹ gốc Haiti bị bắt là James Solages, 35 tuổi. Solages gần đây chủ yếu sống ở Nam Florida (Mỹ) và tự nhận là cựu vệ sĩ tại Đại sứ quán Canada ở Port-au-Prince.

Can mat nghi pham vu am sat Tong thong Haiti Jovenel Moise-Hinh-8
 Hai nghi phạm Mỹ bị bắt sau vụ ám sát Tổng thống Haiti khai rằng, mục đích ban đầu của nhóm là bắt cóc, chứ không phải bắn chết nhà lãnh đạo này. Ảnh: Tổng thống Haiti Jovenel Moise. 

Can mat nghi pham vu am sat Tong thong Haiti Jovenel Moise-Hinh-9
"Họ tự nhận là phiên dịch viên của nhóm tấn công, cho biết mục tiêu của nhóm lính đánh thuê là bắt Tổng thống Jovenel Moise theo lệnh của một thẩm phán điều tra, thay vì ám sát ông ấy", Clement Noel, thẩm phán chịu trách nhiệm thẩm vấn hai nghi phạm người Mỹ gốc Haiti, cho biết. Ảnh: Nghi phạm bị bắt giữ sau vụ ám sát Tổng thống Haiti, ngày 8/7.  

Can mat nghi pham vu am sat Tong thong Haiti Jovenel Moise-Hinh-10
 Tuy nhiên, giới chức Haiti không giải thích chi tiết về "lệnh của thẩm phán" này.
Can mat nghi pham vu am sat Tong thong Haiti Jovenel Moise-Hinh-11
 Thông tin từ quan chức tư pháp Haiti hôm 9/7 cho biết thêm, các thành viên chủ chốt trong nhóm ám sát Tổng thống Moise dường như đã chuẩn bị cho cuộc tấn công khi dành ba tháng ở nước này. Nhóm này đã tập hợp một kho vũ khí cùng nhiều tiền mặt, điện thoại di động và một số thiết bị khác. Ảnh: Các nghi phạm trong vụ ám sát Tổng thống Moise.