VPBank sẽ chia cổ tức gây sốc: 80% bằng cổ phiếu

Theo nguồn tin của Báo Đầu tư Online, VPBank dự kiến chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 80% bằng cổ phiếu, có thể hoàn tất bán vốn cho nước ngoài ngay trong năm nay.

Tuần trước, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã VPB) đã bất ngờ lấy ý kiến bằng văn bản về việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Danh sách cổ đông được chốt vào ngày 13/7/2021.
Theo nguồn tin của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, VPBank dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức gây sốc: 80% bằng cổ phiếu (tỷ lệ 100:80).
VPBank se chia co tuc gay soc: 80% bang co phieu
 VPBank sắp trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 tổ chức cuối tháng 4/2021, lãnh đạo ngân hàng này trình cổ đông thông qua phương án không chia cổ tức mà giữ lại khoản lợi nhuận 8.851 tỷ đồng còn lại sau khi trích quỹ bắt buộc để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thời điểm đó, Chủ tịch HĐQT VPBank đã hé lộ kế hoạch tăng gấp 3 vốn điều lệ vào năm 2022.
Tuy nhiên, có vẻ như VPBank đang đẩy nhanh quá trình tăng vốn, chia thành nhiều bước.
Khả năng, quá trình tăng vốn của VPBank sẽ diễn ra theo 2 kịch bản.
Kịch bản thứ nhất, ngân hàng sẽ chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành ESOP và bán cổ phiếu quỹ.
Kịch bản thứ hai, ngoài các phương án tăng vốn như trên, VPBank sẽ có thêm nguồn vốn khủng nhờ việc hoàn tất phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Hiện room ngoại tại VPBank là 20,8% (ngày 3/6).
Mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa nâng giá mục tiêu của cổ phiếu VPB từ mức 51.500 đồng/cổ phiếu lên 85.700 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 66%. Cơ sở cho việc nâng giá mục tiêu này là lợi nhuận VPBank sẽ tăng mạnh sau khi có cổ đông chiến lược ngoại.
Theo kế hoạch, năm nay, VPBank sẽ phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, giúp ngân hàng tăng vốn 150 tỷ đồng.
Với mức định giá của VCSC, nếu bán hết hơn 75 triệu cổ phiếu quỹ cho đối tác ngoại, ngân hàng sẽ thu về thêm 6.446 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ mang về cho ngân hàng gần 19.300 tỷ đồng với room hiện tại (room tại ngày 3/6 là 20.8%). Nếu tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài nước ngoài được nới thêm thời gian tới, số tiền thu về từ phát hành riêng lẻ sẽ thay đổi tương ứng.
Theo đánh giá của chuyên gia phân tích một công ty chứng khoán, năm 2021, VPBank sẽ ghi nhận lợi nhuận trước thuế siêu khủng, lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, bao gồm lợi nhuận thu về thương vụ bán 49% vốn của FE Credit giá trị 1,4 tỷ USD, thương vụ hợp tác vởi bảo hiểm AIA (ước khoảng 6.000 tỷ đồng), lợi nhuận từ ngân hàng mẹ và từ công ty con FE Credit.
Nếu kế hoạch tăng vốn thành công, vốn tự có của ngân hàng mẹ VPBank năm 2021 sẽ tăng từ mức 38.450 tỷ đồng hiện nay lên gấp đôi, gấp ba.
Cổ phiếu VPB được khối tự doanh gom mạnh các phiên giao dịch gần đây. Chốt phiên giao dịch sáng 1/7, cổ phiếu VPBank đứng ở mức 69.900 đồng/cổ phiếu, tăng 2,2 điểm so với đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua. So với đầu năm, giá cổ phiếu VPB đã tăng gấp đôi.

Kiểm soát tốt rủi ro và hiệu quả hoạt động trong quý II, VPBank duy trì tăng trưởng bền vững

(Vietnamdaily) - Các giải pháp hữu hiệu kiểm soát hiệu quả hoạt động và rủi ro, đi cùng với những kịch bản kinh doanh chủ động thích ứng với diễn biến dịch bệnh và điều kiện của nền kinh tế, giúp VPBank trụ vững trong nửa đầu năm 2020 và tiếp tục tạo đà tăng trưởng bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Kiem soat tot rui ro va hieu qua hoat dong trong quy II, VPBank duy tri tang truong ben vung
 

Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2020 được ngân hàng công bố hôm nay cho thấy, kết thúc 6 tháng đầu năm tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPBank đạt 18.854 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng tín dụng hợp nhất của VPBank đạt 9,8% so với cuối năm 2019. Trong đó, tỷ lệ tăng trưởng này ở ngân hàng riêng lẻ đạt tới 12,7%. Đây là mức tăng trưởng bền vững và ấn tượng so với bối cảnh chung toàn thị trường đang bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19 từ đầu năm tới nay.

Điểm nhấn mang lại kết quả tốt về doanh thu và hoạt động cho vay nói trên chính là phản ứng linh hoạt và nhanh nhạy của ngân hàng trước những thách thức bất ngờ mới của thị trường. Ngay khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát trong tháng 2/2020, VPBank đã đưa ra những kịch bản kinh doanh mới nhằm tiếp tục đa dạng hóa nguồn thu. Nhờ đó, nguồn thu lãi thuần từ phí dịch vụ (NFI) của ngân hàng mẹ đã tăng trưởng gần 42% so với nửa đầu năm 2019, đạt hơn 1.400 tỷ đồng. Tỷ trọng đóng góp của NFI trên tổng doanh thu của ngân hàng mẹ đã tăng từ 13% trong 6 tháng đầu năm trước lên 15% cùng kỳ năm nay, góp phần giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào nguồn thu từ lãi.

Thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro cũng đóng góp vào sự tăng trưởng ổn định của doanh thu. Kết thúc 6 tháng đầu năm, khoản thu nhập này tại ngân hàng hợp nhất đã đạt hơn 1.000 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Song song với việc đẩy mạnh thu hồi nợ là các giải pháp quyết liệt đã được thực hiện để kiểm soát rủi ro nợ xấu trong bối cảnh nền kinh tế đang bất ổn.

Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của VPBank tính đến cuối tháng 6 đã giảm xuống mức 2,71%, từ mức 2,95% cuối năm 2019. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ giảm từ 2,18% xuống còn 2,07%. Trái với những lo ngại trước đó khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ nợ xấu giảm đã chứng minh sự thành công của những bước đi hướng tới tăng trưởng hiệu quả nhưng bền vững mà ngân hàng đã thực hiện trong thời gian qua. VPBank hiện cũng là một trong những ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) cao trên thị trường. Đến cuối tháng 6/2020, hệ số CAR của VPBank đạt 11,27% tính theo tiêu chuẩn Basel II, cao hơn nhiều so với mức 8% được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.

Sự thận trọng trong phòng ngừa rủi ro còn được phản ánh ở tỷ lệ tăng chi phí dự phòng của ngân hàng. Trong nửa đầu năm nay, chi phí dự phòng của VPBank - nếu loại trừ khoản chi phí dự phòng cho VAMC của năm ngoái - tăng 8,6%. Tỷ lệ này ở ngân hàng riêng lẻ là gần 30,4%. Chi phí dự phòng cao cho thấy VPBank luôn thận trọng và đủ tiềm lực tài chính phòng ngừa rủi ro có thể phát sinh khi nền kinh tế đang ở giai đoạn khó lường.

Ngoài ra, kiểm soát tốt và tối ưu hóa các quy trình và chi phí hoạt động cũng đóng một vai trò tối quan trọng củng cố sự tăng trưởng bền vững của ngân hàng thời gian qua. Chi phí hoạt động hợp nhất của ngân hàng trong sáu tháng qua thậm chí đã giảm 3%. Nếu đặt cạnh tốc độ tăng trưởng 12% của doanh thu hợp nhất, mức giảm này cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của VPBank từ đầu năm đến nay.

Nhờ vậy, chỉ số chi phí trên thu nhập hợp nhất của ngân hàng giảm từ 33,9% cuối năm 2019 xuống 31% tính đến cuối tháng 6/2020. Chỉ số này ở ngân hàng riêng lẻ thậm chí còn được cải thiện mạnh hơn, từ 38% xuống còn 32,6%. Những sự cải thiện trên đã giúp VPBank củng cố vị thế là một trong những ngân hàng có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cao nhất thị trường. Tỷ lệ ROE tính đến cuối tháng 6 tăng lên 23,5% từ 21,5% cuối năm 2019, và ROA tăng lên 2,7% từ 2,4% trong cùng thời kỳ. Nếu xét riêng ngân hàng mẹ, hai chỉ số này đạt được sự cải thiện tốt hơn, với ROE tăng từ 18,8% lên 23,6% và ROA tăng từ 1,7% lên 2,1%.

Kết quả của những giải pháp kiểm soát hoạt động, thúc đẩy kinh doanh linh hoạt, thận trọng và hiệu quả nói trên đã mang lại gần 6.600 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế, tương đương 64% kế hoạch lợi nhuận ngân hàng đã đặt ra. Riêng ngân hàng mẹ đóng góp gần 4.200 tỷ đồng, chiếm 64% tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất.

Với thành công đầu đạt được và những bước đi thận trọng, đúng hướng đã được thực hiện trong nửa đầu năm nay, VPBank đã tiếp tục củng cố thêm một nền tảng vững chắc trong giai đoạn tiếp theo, giúp ngân hàng đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra trong năm nay.

VPBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 16.600 tỷ năm 2021

(Vietnamdaily) - Năm 2021, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gần 28% lên 16.654 tỷ đồng, nợ xấu riêng lẻ dưới 3%.

Năm 2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 17,4% lên 491.886 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá mục tiêu là 327.280 tỷ, tức tăng 10,5%.

Dư nợ cấp tín dụng 376.340 tỷ, tăng 16,6%. Tỷ lệ nợ xấu của riêng VPBank là dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế tăng gần 28% lên 16.654 tỷ đồng.

Trong năm nay, VPBank dự kiến phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp theo tỷ lệ 0,59%.

VPBank dat muc tieu lai truoc thue 16.600 ty nam 2021
 

Nói về năm 2020, VPBank ghi nhận lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt trên 13.000 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với năm trước, và vượt 27,5% kế hoạch.

Tổng thu nhập hoạt động toàn ngân hàng đạt 39 nghìn tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 22% tại ngân hàng hợp nhất và 24,6% tại ngân hàng riêng lẻ.

Mảng tín dụng tiêu dùng (FE Credit) có tệp khách hàng là các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch Covid-19, nhưng FE Credit vẫn dẫn đầu trên thị trường.

Tỷ lệ nợ xấu được cải thiện ở cả cấp độ hợp nhất và riêng lẻ, trong đó tại ngân hàng hợp nhất, tỷ lệ nợ xấu (theo TT 02) vẫn được duy trì ở mức dưới 3%, và tại ngân hàng riêng lẻ tỷ lệ này xuống dưới 2%.

Song song với nỗ lực kiểm soát nợ xấu, năm 2020 VPBank tiếp tục tăng cường chủ động nguồn lực dự phòng. Chi phí dự phòng của cả năm 2020 hợp nhất tăng 15,2% so với năm trước (đã loại trừ khoản chi phí dự phòng cho VAMC của năm 2019). Tại ngân hàng riêng lẻ, chi phí dự phòng tăng 27%.

Thêm một ngân hàng sắp đưa cổ phiếu giao dịch trên UPCoM

(Vietnamdaily) - VietABank sẽ đưa 444,96 triệu cổ phiếu giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán VAB.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) được đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM.

Theo đó, VietABank sẽ đưa 444,96 triệu cổ phiếu giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán VAB.