Vớt xác lợn chết tại kè suối Hội Phú tiêu hủy trong đêm

Tối 22/7, Chủ tịch UBND phường Hội Phú ( tỉnh Gia Lai ) Vũ Mạnh Định cho biết, đang chỉ đạo dân quân vớt xác lợn chết tại khu vực bờ kè Hội Phú đem tiêu hủy.

Chiều tối 22/7, sau khi nắm bắt được thông tin tại khu vực bờ kè suối Hội Phú xuất hiện 07 con lợn chết, bị vứt trôi nổi, Chủ tịch UBND phường Hội Phú (tỉnh Gia Lai) đã chỉ đạo lực lượng chức năng ngay trong đêm khẩn trương tìm kiếm, vớt xác để tiêu hủy.

“Đến tối nay ( 22/7) các lực lượng chức năng đã phát hiện có tổng cộng 7 con lợn chết đang trôi, nổi dưới khu vực bờ kè. Do trời tối nên việc tìm kiếm rất khó khăn. Sáng mai 23/7 phường sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi tìm. Trước mắt, trong đêm nay phường chỉ đạo các anh em dân quân vớt xác lợn chết đem tiêu hủy theo đúng quy định. Phường cũng đã chỉ đạo lực lượng Công an truy tìm nguồn gốc lợn chết trôi nổi.”. Chủ tịch phường Hội Phú Vũ Mạnh Định thông tin.

h1.jpg
Phát hiện xác lợn chết, bị vứt trôi nổi tại bờ kè Hội Phú tối 22/7

Trước sự việc dịch tả lợn đang có diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch bệnh lây lan. Vì vậy, để chủ động kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi và đời sống nhân dân trên địa bàn, ngay trong đêm 22/7, Chủ tịch UBND phường Hội Phú đã ký văn bản gửi đến các cơ quan chuyên môn, yêu cầu tổ chức kiểm tra, giám sát các hộ chăn nuôi trên địa bàn; hướng dẫn người dân thực hiện đầy đủ quy trình vệ sinh phòng dịch. Kịp thời phát hiện, báo cáo và đề xuất phương án xử lý ổ dịch nếu xảy ra.

h5.jpg
Xác lợn chết được lực lượng dân quân phường Hội Phú vớt ngay trong tối ngày 22/7.

Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ nguy cơ và hậu quả của dịch bệnh; không giấu dịch, không bán chạy lợn ốm. Báo cáo kịp thời mọi diễn biến bất thường.

Phối hợp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt là việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh. Hỗ trợ bảo đảm an ninh, trật tự khi triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch (nếu có).

Đối với các hộ chăn nuôi và nhân dân trên địa bàn phường khi phát hiện lợn ốm, chết bất thường, phải báo ngay cho trưởng thôn, làng hoặc cán bộ thú y phường; không giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ lợn bệnh. Thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng.

Video xác lợn chết vứt bên đường Trần Can ( xã Gào ). Nguồn: Báo Gia Lai

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Đà Nẵng, nguy cơ lan rộng

Trên địa bàn huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) vừa xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Hòa Ninh và Hòa Phong. Các xã lân cận cũng nằm trong vùng bị dịch uy hiếp.

Ngày 8/8, UBND huyện Hòa Vang cho biết, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại hai xã Hòa Ninh và Hòa Phong.
Trước đó, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra đàn lợn thịt 36 con tại một hộ gia đình ở thôn 5, xã Hòa Ninh, phát hiện có 10 con lợn có biểu hiện nghi mắc bệnh với triệu chứng bỏ ăn và mắt xuất huyết.

Phát hiện cơ sở giết mổ gần 3 tấn thịt lợn nhiễm dịch tả

Cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam vừa phát hiện cơ sở giết mổ thu mua lợn bệnh, giết mổ trái phép gần 3 tấn thịt nhiễm dịch tả lợn châu Phi.

Ngày 28/5, Công an tỉnh Hà Nam cho biết, rạng sáng 27/5, Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường đã phát hiện gần 3 tấn thịt lợn dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi tại cơ sở giết mổ của hộ gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh, Tổ dân phố Ninh Lão, phường Duy Minh, thị xã Duy Tiên (Hà Nam).

capture-2089.png
Cơ sở giết mổ lợn của hộ gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh.

Chính quyền nói gì vụ đóng tiền mới được tiêu hủy lợn chết vì bệnh?

Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hành cho biết, xã không có chủ trương thu tiền người dân để tiêu hủy lợn chết vì bệnh dịch. 

Sáng 21/7, liên quan phản ánh của người dân về việc phải nộp từ 200.000 đến 600.000 đồng cho Đội vận chuyển để tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) Nguyễn Ngọc Tuấn đã có thông tin trả lời chính thức.

Ông Tuấn cho biết ngay sau khi nhận được phản ánh từ cơ quan báo chí, UBND xã và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch đã rà soát lại toàn bộ quy trình. Theo quy định, chi phí tiêu hủy, vận chuyển, nhân công và thuốc men đều do ngân sách xã chi trả, trong các văn bản hướng dẫn cũng nêu rõ “không được thu tiền của người dân”.