Bão số 3 gây ngập sâu ở Nghệ An, cụ bà 70 tuổi bị nước cuốn

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều xã miền núi Nghệ An bị ngập sâu, sạt lở, lũ dâng cao, một cụ bà 70 tuổi bị nước cuốn trôi.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An, ngày 22/7, bão số 3 gây mưa lớn kéo dài, dẫn đến thiệt hại nặng nề về nhà cửa, hoa màu, hạ tầng giao thông, điện trên địa bàn tỉnh. Mưa lũ khiến 1 người chết, 1 người mất tích.

Nạn nhân mất tích vào khoảng 16h chiều ngày (22/7) là bà Lỳ Y D., 70 tuổi, trú tại bản Huồi Pốc, xã Nậm Cắn, Nghệ An.

nam-can.png
Khe Huồi Yên tại bản Huồi Pốc nơi nạn nhân bị nước cuốn trôi.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Nặm Cắn, ông Xã Văn Lương, vào thời điểm trên nạn nhân Lỳ Y D. cùng con gái trên đường đi rẫy về, khi qua khe Huồi Yên tại bản Huồi Pốc thì bà D. bị nước cuốn trôi, còn người con gái bơi được vào bờ thoát nạn.

Sau sự việc chính quyền địa phương đã huy động lực lượng quân đội, công an địa phương tham gia tìm kiếm nạn nhân mất tích. Đến thời điểm này vẫn chưa có kết quả, ông Lương thông tin thêm.

anh-bai.png
Lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm nạn nhân mất tích do bị lũ cuốn trôi. Tuy nhiên trong điều kiện mưa to, trời tối, nước từ thượng nguồn đổ về lớn nên việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn, chưa có kết quả.

Mưa lũ đã làm 161 nhà bị thiệt hại ở các xã Bạch Ngọc, Quang Đồng, Yên Thành, Vĩnh Tường, Yên Thành, Châu Bình, Nhôn Mai, Yên Hòa, Na Loi, Hữu Kiệm, Mường Xén. Có 48 nhà bị ngập nước ở các xã Châu Bình, Nghĩa Hưng, Nhôn Mai.

Mưa lũ khiến hàng chục vị trí Quốc lộ 16, tỉnh lộ bị sạt lở taluy dương và âm cùng hàng loạt cầu tràn bị ngập sâu không thể lưu thông. Có 2 cầu dân sinh bị hư hỏng do lũ cuốn ở xã Nhôn Mai và xã Mường Quàng khiến người dân trong bản bị cô lập.

Hiện mưa lũ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An đang diễn biến phức tạp. Theo dự báo từ đêm 22/7 đến sáng 23/7, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to đến rất to.

Bộ Quốc phòng thông tin sự cố vỡ đê tại Hưng Yên do bão số 3

Khoảng 17h30 ngày 22/7, tại đê bối khu vực cống Cù Là, xã Hồng Vũ, tỉnh Hưng Yên có hiện tượng tràn 300m trên mặt đê và vỡ khoảng 7m đê do ảnh hưởng của bão số 3

Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn, Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết khoảng 17h30 chiều nay (22/7), tại đê bối khu vực cống Cù Là, xã Hồng Vũ, tỉnh Hưng Yên (Thái Bình cũ) có hiện tượng tràn 300m trên mặt đê và vỡ khoảng 7m đê.

Được biết, khu vực xảy ra hiện tượng này có 42 hộ dân sinh sống, hiện đã được di dời về vị trí an toàn.

Vì sao bão số 3 Wipha đi vào đất liền, nơi mưa to nơi vẫn hửng nắng?

Trong hệ thống mây bão hay thời tiết, không phải tất cả vùng mây đều có khả năng gây mưa, vì có thể có nhiều loại mây khác nhau.

Lý giải về việc bão số 3 đi vào đất liền, có nơi mưa rất to nhưng lại có khu vực hửng nắng, ông Lâm Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: "Trong hệ thống mây bão hay thời tiết, không phải tất cả vùng mây đều có khả năng gây mưa, vì có thể có nhiều loại mây khác nhau. Nhất là mây tầng trên cao sẽ không gây mưa làm cho thời tiết không nắng. Đối với cơn bão số 3, xét dải mây xung quanh tâm bão thì có những vùng có mưa rất to kèm theo dông sét, gió mạnh. Có những vùng mưa nhỏ. Có những vùng mưa vừa. Có những vùng trời nhiều mây không mưa. Thậm chí có những vùng không có mây trời hửng nắng".

Ông Lâm Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Ông Lâm Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia

Bão Wipha đi sâu vào đất liền, chưa có dấu hiệu tan nhanh

Cơ quan khí tượng lưu ý, bão Wipha đã đi sâu vào đất liền, nhưng vẫn giữ cường độ cấp 8, chưa có dấu hiệu tan nhanh.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 3 giờ qua, bão số 3 Wipha gần như ít di chuyển. Vị trí tâm bão lúc 16h ở 20,1°N; 105,9°E, trên đất liền các tỉnh Ninh Bình – Thanh Hoá. Cường độ: cấp 8 (62–74km/h), giật cấp 10. Bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10–15km/h.

wipha-1.png
Dự báo đường đi và hướng di chuyển của tâm bão.