![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Hồi mới cưới, tan sở là tôi hối hả về nhà, phụ vợ dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn. Hạnh phúc ngập tràn khi vợ chồng cùng kề vai trong bữa cơm đầm ấm, tay trong tay xem phim, dạo phố. Sau nhiều năm chung sống, đến nay vợ vẫn muốn ở bên chồng mọi lúc mọi nơi, như bóng với hình. Lúc tôi đi làm thì nàng “quản” từ xa. Trưa nào cũng gọi tới hỏi xem tôi ăn cơm chưa, đang buồn hay vui… Có khi nàng đột xuất tới tận nơi kiểm tra. Chiều về thì nàng “quản” luôn điện thoại lẫn máy tính với lý do để tôi toàn tâm toàn ý cho gia đình.
Bạn bè gọi rủ tôi đi lai rai. Lúc con còn nhỏ thì nàng viện cớ “con không khỏe, anh ở nhà phụ em”. Con đã lớn, nàng nói “anh phải dạy con học bài”, “lát nữa ảnh phải đưa con đi học thêm”. Giờ thì “anh bị cao huyết áp, đừng nhậu nữa”… Riết rồi bạn bè chẳng còn ai đủ kiên nhẫn rủ tôi nhậu nữa. Bực quá tôi làm dữ. Nàng liền bù lu bù loa bảo tôi lăm le ra ngoài tòm tem, xem trọng bạn bè hơn gia đình…
![]() |
Ảnh minh họa. |
Có lần tôi nghe vợ tư vấn cho cô bạn: “Tụi con gái bây giờ ghê gớm lắm, cướp chồng người ta dễ như trở bàn tay. Tụi mình phải giữ chồng rịt bên mình mới mong mấy ổng không có thời gian léng phéng”. Quan điểm của nàng không ngờ được nhiều người đồng tình, trong đó có cả má và chị tôi. Má bảo tôi có số sướng, được vợ yêu thương, quan tâm chăm sóc, còn đòi gì nữa. Chỉ có đám bạn bè cùng cảnh ngộ là đồng cảm với nhau, chán phèo cái gọi là sự quan tâm của vợ.
Tôi nhớ nhà thơ Đỗ Trung Quân có lần nói đại khái: phụ nữ giữ chồng như giữ nước trong tay, nâng niu gượng nhẹ thì còn, nắm chặt lại thì nước sẽ chen qua kẽ hở. Đàn ông ngoài việc quan tâm tới gia đình, còn nhiều mối quan tâm khác, không phải ngày nào cũng đối diện với vợ trong bốn bức tường mới gọi là đàn ông tốt, là có trách nhiệm với gia đình. Phụ nữ nên biết lúc nào giữ chồng ở nhà, lúc nào để chồng... thở.
Thứ Bảy, tự dưng vợ đi đâu đến quá nửa đêm vẫn chưa về. Điện thoại tắt, trước khi đi vợ cũng không nhắn nhủ gì, khiến mấy cha con lo sốt vó. Vợ tôi không nhiều bạn bè và chưa từng vắng nhà buổi tối lâu như vậy.
Vợ tôi nhu mì, thường nhẫn nhịn, nên hai vợ chồng chưa bao giờ to tiếng với nhau. Phải thừa nhận một điều rằng từ khi có vợ, tôi... hư ra. Tôi luôn tự hào vì có người vợ chu toàn. Riết thành quen, việc lớn nhỏ trong nhà một tay vợ quán xuyến. Mỗi tháng, tôi đưa hết tiền lương, là xong.
Về quê dự đám cưới, lúc khởi hành về lại thành phố thì xe chết máy. Nghe tài xế bảo sửa xe mất vài tiếng, mọi người đành ghé vô quán nước mía bên đường cho đỡ ngột ngạt. Được anh chủ quán vui vẻ gợi ý, mấy ông ra chợ gần đó mua hải sản và thùng bia về lai rai giết thời gian.
Vợ ra sau quán rửa mặt, loáng thoáng nghe chị chủ quán cằn nhằn anh chồng. Thì ra, chị đòi tính tiền công luộc mấy ký nghêu sò vì quán bán nước mía chứ không phải quán nhậu, hơi đâu làm giùm. Anh chồng vặc lại: “Bạn thằng D. cũng như bạn mình, anh em không mà tính toán gì? Lâu lâu người ta ở thành phố xuống chơi mà!”. D. là tên chú rể mình vừa dự đám cưới, nhà chỉ cách đó mảnh vườn. Cái kiểu “tình thương mến thương” của anh chủ quán khiến mọi người thích thú vì sự hiếu khách, nồng hậu của người dân ở quê, nhưng là phụ nữ, mình lại cảm thông với người vợ hơn. Việc buôn bán rồi nhà cửa, con cái đã khiến chị tất bật lắm rồi, trông chị lam lũ thế kia mà!
![]() |
Ảnh minh họa. |
Hồi yêu nhau, vợ rất cảm động trước sự rộng rãi của chồng. Nhớ lần cậu đồng nghiệp kể việc nhà trọ cậu ở bị trộm dọn sạch, dù khi kể lại cậu ấy không có ý nhờ giúp đỡ, nhưng chồng đã vét sạch túi đưa hết cho cậu ấy. Lúc ấy chồng đi về dọc đường lỡ xe hết xăng chắc chỉ có nước dẫn bộ. Đứa em đi Hàn Quốc về cho vợ hộp sâm quý, đem ngâm rượu làm thuốc chưa kịp uống. Có lần, bạn tới chơi, chồng lôi bình rượu sâm ra đãi. Vợ đi vắng, về phát hiện thì hỡi ôi... bình rượu đã cạn tới đáy! Nói ra thì mang tiếng hẹp hòi, nhưng vợ cứ tiếc hộp sâm quý có tiền cũng khó mua ở đây được. Rút kinh nghiệm, những gì quý giá nhưng có “nguy cơ” cao vợ đều giấu khỏi tầm mắt chồng. Dẫu sao, sự hào phóng của chồng với những món vặt vãnh ấy cũng chưa phải là “đỉnh”.
Hôm rồi chị chồng lên chơi, chị cứ tấm tắc khen bộ sofa nhà mình đẹp và chặc lưỡi “chắc bộ này mắc lắm!”. Chị vừa khen xong câu thứ hai thì chồng tiếp luôn: “Chị thích thì cứ lấy về xài, tụi em mua bộ khác”. Dù chị cứ khăng khăng không lấy nhưng sau khi chị về, chồng kêu xe chở bộ sofa về nhà chị luôn. Vợ thắc mắc cho chị thì lấy gì xài, vì giá trị chiếc sofa không nhỏ, mà mình đâu khá giả gì để chồng liên tục “chơi đẹp” như thế? Chồng cười hề hề bảo cho chị chứ có cho người ngoài đâu mà tiếc. Ủng hộ chồng thì mình thiệt, mà phản đối thì thấy mình nhỏ nhen. Tình huống nào cũng khó cho vợ.
Cứ nghĩ cả vợ lẫn chồng đều có tuổi thơ cơ cực nên chồng hiểu hơn ai hết cái khổ của sự thiếu thốn. Chồng từng kể về ba chồng với ý trách móc, lúc nào cũng hào phóng với chiến hữu, bạn bè, trong khi mẹ chồng phải chật vật lo cho con. Vậy mà cái “gen” ấy như đã ăn sâu vào máu chồng. Bớt lại chồng ơi, nếu không muốn nhà mình có ngày sạch sành sanh chỉ vì cái tính hào sảng của chồng!