![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Vậy là sau hai phiên hòa giải không thành, nguyện vọng ly hôn của chị đã được tòa chấp thuận. Chị hoàn toàn tự do. Nhưng bây giờ chị lại thấy sự tự do ấy chỉ là một khoảng trống.
“Tội” của anh có đáng bị “trừng trị” như thế không, dù rằng ngày quyết định nộp đơn, chị cho rằng anh đáng phải “bị vợ bỏ” từ lâu? Mà “tội” của anh là gì khi hàng ngày anh chăm chỉ đi làm, hàng tuần đều đặn “cống nộp” tiền lương cho vợ. Nhậu nhẹt chút đỉnh, đôi khi nói năng một phút tới trời, nhưng anh vẫn phụ chị đưa rước con cái và nhất là làm nghề tài xế nhưng anh không bồ bịch gì.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chị bảo, vợ chồng gì cả tuần không nói với nhau câu nào, không có một thái độ, cử chỉ yêu thương. Vậy mà cứ về là "hùng hục" như… trâu cày buổi sáng. "Em quên rồi sao. Xe qua tỉnh nào anh cũng gọi về hỏi em có thích đặc sản của tỉnh đó, dăm ba bữa lại hỏi em còn tiền xài không, lên chủ xe ứng tạm". "Em không cần quà cáp, đặc sản cũng không, tiền cũng không là thứ quan trọng. Em cần vợ chồng yêu thương khắng khít bên nhau". "Dễ ợt, anh a lô một tiếng, nói chủ cho nghỉ làm, vợ chồng như chim liền cánh rồi nhé, nhưng con chim sâu khờ khạo của anh ơi, em có thể không ăn mà sống được không em?". Chị ậm ừ.
Chịu hết xiết. Chị xin ly hôn với lý do “không hợp nhau”. Hai phen anh xin đoàn tụ không được, đành chấp nhận. Chị nuôi hai con, anh cấp dưỡng. Anh bước ra khỏi nhà với chiếc ba lô nhẹ tênh. Chị bắt đầu chuỗi ngày “tự do” của một công nhân cạo mủ cao su. Phải dậy từ hai giờ sáng, cạo tới tám giờ. Mười giờ trưa, xoay qua trút mủ. Về nghỉ ngơi ăn cơm tí rồi hai giờ chiều đi lượm mủ đất. Thu nhập khá nhưng mới hai tháng đã phờ phạc dung nhan. Cái dung nhan mà tám năm qua anh gìn giữ cho chị không thua gì thời con gái, chỉ có dáng vóc là đầy đặn lên chút ít. Bây giờ da mặt khô sần, tóc tai rối bù, mắt sâu hoắm, môi không thể nở nụ cười. Chị đi làm từ sáng, cách nhà mươi cây số, hai con khi thì bà ngoại đưa, lúc lại hàng xóm rước.
Đêm thăm thẳm trằn trọc. Cơn gió lạnh nào thổi quanh chiếc giường quen thuộc. Con bé tuổi mẫu giáo của chị ngủ mơ gọi ba khóc mếu:“Ba của em mà… ba của em… sao ba ẵm anh Hai mà bỏ con vậy?”. Những nhọc nhằn của hậu ly hôn đã đánh gục cái tôi phiến diện. Tự dưng chị thèm… mùi mồ hôi của anh.
Trong mắt người xung quanh, họ là những cặp đôi hoàn hảo khi có tất cả những điều mà mọi người mơ ước: học vấn, địa vị, tiền bạc nhưng bất ngờ, họ lại tuyên bố chia tay.
Gần 0 giờ, nghe chuông điện thoại reo, tôi bật dậy. Đầu kia là tiếng thút thít của chị Hương: “Xin lỗi, chị biết trễ lắm rồi nhưng không gọi cho em, chị không biết gọi ai. Anh chị sẽ ly hôn”. Tôi nghe mà giật mình vì trong mắt tôi, vợ chồng chị là cặp đôi kiểu mẫu khiến nhiều người mơ ước.
Lỗi tại ai?
Vợ chồng chị Hương cùng là bác sĩ, từng đi tu nghiệp ở nước ngoài về. Anh Bình, chồng chị, là trưởng khoa của một bệnh viện ở quận Phú Nhuận; còn chị cũng là trưởng phòng khám tư tại quận 1, TP HCM. Chưa đầy 40 tuổi, anh chị đã có trong tay nhiều thứ mà mọi người mơ ước: tiền bạc, địa vị và một đứa con xinh xắn. Bất ngờ, Hương muốn ly hôn vì “anh chẳng còn quan tâm đến chị nữa”.
![]() |
Ảnh minh họa. |
“Ngày chị phẫu thuật, anh cũng đi trực ở bệnh viện, vào thăm một lát lại mất hút. Đến lúc chị được về nhà, anh qua phòng con ngủ cũng chẳng thăm hỏi xem vợ có hết đau chưa, ăn uống như thế nào? Thủ tục, viện phí, ăn uống… trong suốt thời gian phẫu thuật chị đều trông cậy vào bạn bè và mấy đứa cháu chứ anh cũng không quan tâm. Vậy thì vợ chồng sống với nhau làm gì hả em?” - giọng chị buồn buồn.
Tôi phải chờ sáng hôm sau để đến gặp anh Bình. Anh cũng buồn bã không kém. “Em biết tính Hương rồi, cái gì cũng tự quyết định theo ý mình. Anh sắp xếp gì, Hương có nghe theo đâu! Cả việc ly hôn, cô ấy cũng tự quyết chứ anh nào muốn”.
Tôi ra về mà lòng nặng nề, tiếc nuối cho một cặp đôi hoàn hảo.
Thiếu sự kết nối
Bà Nguyễn Thị Tâm An, Chủ nhiệm CLB Xây dựng Gia đình hạnh phúc TP HCM, cho biết tỉ lệ ly hôn tại TP ngày càng tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ly hôn: xuất hiện người thứ 3, mâu thuẫn về tiền bạc, vợ chồng kiểm soát lẫn nhau, không còn quan tâm nhau, quan hệ vợ chồng “lệch pha”, thay đổi địa vị, lối sống…
Đặc biệt, một nguyên nhân ly hôn khá phổ biến của nhiều gia đình hiện nay là thiếu sự kết nối giữa vợ và chồng. Đây không phải là vấn đề trò chuyện mà là sự thông cảm, thấu hiểu lẫn nhau. Rất nhiều cặp vợ chồng cũng thường xuyên hàn huyên, trò chuyện nhưng không có sự kết nối.
Bà Tâm An kể bà từng tư vấn cho trường hợp chia tay của một “cặp đôi vàng” V. và T. (ở quận 3, TP HCM) một thời được mọi người ngưỡng mộ. T. và V. đều là trai tài, gái sắc, sinh ra trong gia đình giàu có. Họ học chung lớp, yêu nhau từ năm lớp 12 và là đôi bạn cùng tiến trong học hành. Cuộc tình của họ được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ, gia đình hai bên vun đắp.
Sau khi tốt nghiệp đại học, V. sang Anh học thạc sĩ báo chí 3 năm. V. vừa về nước thì T. cũng lên đường sang Úc du học ngành công nghệ thông tin. Sau khi T. về, họ cưới nhau. V. và T. được gia đình hai bên hỗ trợ mua nhà và họ sinh được cô công chúa xinh xắn. Ai nhìn vào gia đình họ cũng ngưỡng mộ vì sự đẹp đôi, tài sắc và hạnh phúc. Thật bất ngờ, họ lại thông báo đường ai nấy đi khi T. muốn phát triển sự nghiệp ở nước ngoài, V. cũng không muốn bỏ công việc giảng dạy tại trường đại học của mình. Họ chia tay vì chẳng ai muốn nhường ai.
Đã bốn năm trôi qua kể từ lần “lầm lỡ”, thế nhưng chị Ngô Minh Th. (D2, Bình Thạnh) vẫn chưa hoàn toàn trút bỏ được hòn đá đè nặng trong ngực. Bốn năm trước, chồng con đã đề huề, nhưng trong một chuyến giao lưu Nam – Bắc của tổng công ty, chị đã “say nắng” một trưởng phòng kĩ thuật cùng công ty ở Hà Nội.
Tin qua, tin lại, rồi họ hẹn hò nhau ở những chuyến công tác dài ngày, khi chị Minh Th. ra Hà Nội, khi thì anh trưởng phòng vào miền Nam, có lúc họ gặp nhau ở một thành phố miền Trung nào đó. Chuyện ăn vụng say mê và lãng mạn đến mức chị Minh Th. hầu như quên mất việc chăm chút cho gia đình.