Vỡ mộng ở Hàn Quốc, người đàn ông khao khát được về Triều Tiên

Kwon Chol Nam liều mạng đào tẩu khỏi Triều Tiên năm 2014 để tới Hàn Quốc với hy vọng bắt đầu cuộc sống mới tốt đẹp hơn nhưng nhanh chóng vỡ mộng.

Kwon, 44 tuổi, liều mạng bơi qua con sông biên giới vào ban đêm, bò qua hàng rào dây thép gai, vượt rừng ở Lào để đến Thái Lan rồi từ đây bay tới Hàn Quốc để bắt đầu cuộc sống mới sau khi ly hôn và khánh kiệt tiền bạc. Đặt chân tới Hàn Quốc tháng 11.2014, Kwon định cư tại Ulsan, một thành phố công nghiệp ở phía đông nam.
Anh làm đủ mọi công việc chân tay từ trang trại sang xây dựng. Anh thường bị chế giễu vì không hiểu được những từ tiếng Anh mà người Hàn Quốc thường sử dụng trong các cuộc đối thoại hàng ngày của họ. (Khoảng 63% người đào tẩu khỏi Triều Tiên nói họ bị phân biệt đối xử ở Hàn Quốc, theo một nghiên cứu của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc năm ngoái).
"Họ gọi tên tôi, đối xử với tôi như một thằng ngốc, không trả tiền lương cho tôi bằng những người khác chỉ vì tôi đến từ phương Bắc", Kwon nói, giọng tức giận.
Vo mong o Han Quoc, nguoi dan ong khao khat duoc ve Trieu Tien
Kwon đang tha thiết yêu cầu chính phủ Hàn Quốc cho anh hồi hương. 
Chỉ cao hơn 1,52 m, Kwon không thể làm nổi những công việc đòi hỏi về thể chất. Do đó, càng gặp nhiều khó khăn, anh càng nhớ gia đình mình ở Triều Tiên, đặc biệt là cậu con trai.
Anh cũng cảm thấy tội lỗi sau khi biết rằng bố anh đã mất mà anh không thể có mặt để đưa tang.
Tồi tệ hơn, Kwon bị kẻ môi giới đưa anh ta từ Trung Quốc đến Thái Lan khởi kiện, cáo buộc anh không trả phí và bị đuổi việc.
"Tôi sẽ trở về Triều Tiên và tổ chức họp báo để nói lên sự thật về cuộc sống ở Hàn Quốc. Tôi không muốn sống đau khổ ở đây nữa", Kwon uất ức hét lên với ông chủ và cảnh sát.
Đến ngày 22.6 năm ngoái, cảnh sát đột kích vào nhà và bắt anh về tội âm mưu chạy trốn sang Triều Tiên, một tội có thể bị phạt 7 năm tù. Kwon được thả ra vào tháng 9 năm ngoái nhờ được khoan hồng.
"Tôi đã cố gắng nhưng Hàn Quốc không dành cho tôi. Tôi muốn về Triều Tiên để đoàn tụ với vợ cũ và con trai 16 tuổi của mình", Kwon nói. Tuy nhiên, đối với những người đào tẩu như Kwon, nếu không thích nghi được với cuộc sống ở Hàn Quốc và muốn trở về quê hương, thì không có cách nào để thực hiện điều đó.
Việc đào tẩu của Kwon biến anh trở thành kẻ thù của Bình Nhưỡng, và bây giờ khao khát muốn trở lại Triều Tiên biến anh thành kẻ hoang tưởng ở Hàn Quốc. Giống như tất cả những người đào tẩu, anh trở thành một công dân Hàn Quốc khi đến đây, và bất cứ người Hàn Quốc nào đến Triều Tiên mà không có sự cho phép của chính phủ đều bị khép tội.
Ước tính, 30.000 người Triều Tiên đã trốn sang Hàn Quốc kể từ những năm 1990. Tuy nhiên, chỉ khoảng 25 người trong số này quay về Triều Tiên trong 5 năm qua.

Ảnh: Điểm lại những vụ Triều Tiên phóng tên lửa

(Kiến Thức) - Suốt nhiều năm qua, các vụ Triều Tiên phóng tên lửa luôn là tâm điểm làm nóng tình hình khu vực cũng như dấy lên các cuộc tranh cãi với nhiều bất đồng.

Anh: Diem lai nhung vu Trieu Tien phong ten lua
Lãnh đạo Kim Jong-un giám sát vụ Triều Tiên thử nghiệm động cơ tên lửa tầm xa mới do Học Viện Khoa học Quốc phòng Quốc gia phát triển vào tháng 3/2017. Ảnh Reuters 

Những kẻ cầm đầu xung đột tại Marawi chưa bị tiêu diệt

Theo quân đội Philippines, ba thủ lĩnh hàng đầu của nhóm khủng bố Maute và Abu Sayyaf có thể vẫn còn sống và vẫn bám trụ ở thành phố Marawi.

Góc nhìn mới cuộc sống ở Triều Tiên qua ảnh Adam Baidawi

(Kiến Thức) - Loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Adam Baidawi đã cung cấp cho độc giả một góc nhìn mới về cuộc sống ở Triều Tiên.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi
Báo Daily Mail (Anh) mới đây đăng tải loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Adam Baidawi phần nào tiết lộ góc nhìn mới về cuộc sống ở Triều Tiên

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-2
Đất nước Triều Tiên vốn được biết đến là một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-3
 Một cảnh sát giao thông đứng trên con đường rộng rãi ở Triều Tiên.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-4
 Người phụ nữ ngoái đầu nhìn ra ngoài cửa sổ khi ngồi trên tàu.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-5
Những người công nhân Triều Tiên thường được giao nhiệm vụ xây dựng tượng đài các nhà lãnh đạo của nước này, cả trong quá khứ và hiện tại. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-6
Nhiếp ảnh gia Baidawi cũng ghé thăm một số ngôi trường ở Triều Tiên. Các em học sinh tài năng sẽ được học trong những ngôi trường tốt nhất ở Triều Tiên và được giảng dạy cả về âm nhạc. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-7
Cảnh vắng vẻ trong một sân bay ở Triều Tiên. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-8
 Tờ báo của Triều Tiên cũng có phiên bản tiếng Anh và được chính phủ Bình Nhưỡng kiểm duyệt chặt chẽ về nội dung, chỉ có những thông tin tích cực được đăng tải.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-9
 Các em học sinh được học lịch sử trong trường.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-10
Để bày tỏ sự kính trọng đối với nhà lãnh đạo của đất nước, người dân Triều Tiên thường trình diễn những màn múa tập thể ấn tượng như thế này. Tiết mục có thể kéo dài hơn một giờ đồng hồ. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-11
Người dân Triều Tiên xem pháo hoa trong một dịp kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Il-sung. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-12
Một nữ cảnh sát giao thông Triều Tiên. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-13
 Một người dân Triều Tiên đi xe đạp trên đường phố.
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-14
Cảnh người dân làm việc trên cánh đồng ở vùng nông thôn. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-15
 “Chúng tôi không được phép chụp binh sĩ Triều Tiên hay các khu công trường xây dựng”, nhiếp ảnh gia Baidawi cho biết. (Nguồn ảnh: Daily Mail)