VNDirect hạ dự phóng tăng trưởng GDP năm 2020 xuống 4,5%

(Vietnamdaily) - Trong một báo cáo cập nhật về kinh tế vĩ mô mới đây, CTCK VNDirect (VND) cho biết giãn cách xã hội đè nặng lên tăng trưởng GDP quý 2, theo đó VNDirect hạ dự phóng tăng trưởng GDP 2020 của Việt Nam xuống 4,5%.
 

Giãn cách xã hội đè nặng lên tăng trưởng GDP quý 2

Việt Nam đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội tương đối quyết liệt từ ngày 1/4 tới 22/4 để ngăn chặn đà lây lan trong cộng đồng của dịch COVID-19. Biện pháp này đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, tuy nhiên nó cũng mang tới những tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế trong ngắn hạn.

Mặc dù lệnh giãn cách xã hội đã được Chính phủ dỡ bỏ kể từ ngày 23/4, các hoạt động kinh tế vẫn cần thêm thời gian để có thể phục hồi hoàn toàn. Do đó, VNDirect dự báo tăng trưởng GDP quý 2 năm 2020 của Việt Nam có thể suy giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước khi nền kinh tế bắt đầu xu hướng phục hồi trong nửa cuối năm 2020.

VNDirect hạ dự phóng tăng trưởng GDP 2020 của Việt Nam xuống 4,5% từ mức dự phóng 5,0% trước đó do lo ngại xu hướng suy giảm tiếp diễn trong lĩnh vực tiêu dùng và hoạt động xuất khẩu trong những tháng tới.

Tuy vậy, Công ty chứng khoán này vẫn duy trì đánh giá tích cực đối với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn nhờ nền tảng vĩ mô vững chắc và hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc sang Việt Nam

Ngành dịch vụ chịu tác động nặng nề từ COVID-19

Ngành dịch vụ tiếp tục chứng kiến sự suy giảm mạnh trong tháng 4 do ba tuần giãn cách xã hội đã gây tác động tiêu cực tới doanh thu bán lẻ, du lịch và các hoạt động dịch vụ khác.

Theo Tổng cục Thống kê (GSO), tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2020 giảm 26% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm 15,3%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm mạnh 64,7%.

Doanh thu du lịch lữ hành giảm tới 97,5% do Chính phủ đã tạm dừng cấp thị thực cho du khách nước ngoài từ ngày 18/3/2020 và chưa có ý định nối lại hoạt động này trong tương lai gần.

VNDirect ha du phong tang truong GDP nam 2020 xuong 4,5%
 

Hoạt động sản xuất công nghiệp suy giảm

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam thiết lập mức thấp mới trong lịch sử, chỉ đạt 32,7 điểm, trong bối cảnh nhu cầu suy yếu (cả ở thị trường trong nước và nước ngoài) cũng như tác động tiêu cực từ sự gián đoạn tạm thời của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam (IIP) trong tháng 4/2020 cũng sụt giảm 10,5% so với cùng kỳ và chứng kiến sự suy giảm ở hầu hết các ngành, đặc biệt là ngành ô tô và thiết bị phụ tùng (-44,2%), dệt may (-17,6%) và điện tử (-10,4%).

VNDirect cho rằng các hoạt động sản xuất công nghiệp có thể phục hồi từ tháng 5 trở đi khi lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ giúp nhu cầu trong nước dần phục hồi.

Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh đầu tư tư nhân và tiêu dùng trong nước thu hẹp do tác động của COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã đẩy nhanh đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế với kế hoạch giải ngân hơn 470 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển trong năm 2020.

Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chuyển đổi hình thức đầu tư tại 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Hợp tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Thủ tướng giao các Bộ liên quan nhanh chóng hoàn thành các thủ tục trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Như vậy, toàn bộ 11 dự án thành phần tại cao tốc Bắc Nam, với tổng vốn đầu tư 118,7 nghìn tỷ đồng, sẽ được chuyển sang hình thức đầu tư công. Tương tự, dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cũng sẽ được chuyển đổi sang hình thức đầu tư công và được áp dụng với cơ chế tương tự như các dự án tại cao tốc Bắc-Nam.

Với việc chuyển đổi hình thức đầu tư, Chính phủ muốn đưa các dự án trên khởi công ngay trong quý 3/2020, thay vì quý 1/2021 như dự báo của VNDirect.

ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống 4,8%

Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ mất tới 2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó, nguyên nhân chính bắt nguồn từ Covid-19.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam là 4,8%, thấp hơn 2 điểm phần trăm so với lần công bố gần nhất. Mức này cũng thấp hơn dự báo được WB (4,9%) và Tổng cục Thống kê (hơn 5%) đưa ra trước đó.

ADB ha du bao tang truong GDP Viet Nam xuong 4,8%

ADB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam về 4,8%, giảm 2 điểm phần trăm so với công bố gần nhất. Ảnh minh họa: Reuters

Chủ tịch VCCI: 'Mong mỏi của doanh nghiệp là thực thi nhanh, minh bạch các gói hỗ trợ'

(Vietnamdaily) - Tại Hội nghị “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” sáng 9/5, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết “không có lí do gì chúng ta không thể đạt được tốc độ tăng trưởng GDP trên 5% trong năm nay”.
 

Theo ông Lộc, 3 tuần trước, Thủ tướng đã có một quyết định quan trọng và rất khó khăn, là dỡ bỏ về cơ bản các biện pháp cách ly, mở cửa lại thị trường trong nước. Với quyết định này của Thủ tướng, tình hình các doanh nghiệp và nền kinh tế đã đang chuyển biến rất nhanh theo chiều hướng tích cực.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5, khảo sát VCCI cho thấy gần đây cho thấy có 55% doanh nghiệp cho biết sẽ tiếp tục duy trì quy mô sản xuất hiện tại trong quý 3, có 22% có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, chỉ 21% sẽ thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động. Xu hướng này là đáng khích lệ và tốt hơn rất nhiều so với thực trạng doanh nghiệp mà VCCI công bố 1 tháng trước.

Covid-19 là cơ hội kiểm định vai trò của Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank

Vào lúc 7 giờ tối ngày 11-5, tin báo trên App Vietcombank của tôi rung lên với thông báo “Từ ngày 15-4-2020, Vietcombank thực hiện giảm số tiền lãi phải trả để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chúng tôi chân thành chia sẻ và hi vọng sự hỗ trợ này sẽ giúp quý khách vượt qua được giai đoạn khó khăn này”.

Đây là một động thái của Vietcombank nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng trước những tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19.


Covid-19 la co hoi kiem dinh vai tro cua Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank
Big 4 hoàn toàn có đủ năng lực, tiềm lực, uy tín và cơ chế để chi phối, quyết định dẫn dắt thị trường. Ảnh minh họa Thành Hoa

Vietcombank, cùng với 3 ngân hàng khác (BIDV, Agribank và Vietinbank) là 4 ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh lớn nhất hiện nay ở Việt Nam (giới ngân hàng vẫn thường gọi là nhóm Big4) với quy mô huy động vốn và cấp tín dụng chiếm quanh mức 50% toàn hệ thống ngân hàng.

Theo báo cáo tài chính của 4 ngân hàng này, tổng số vốn điều lệ nhóm Big4 hiện khoảng 144.000 tỉ đồng, tổng tài sản lên tới hơn 5 triệu tỉ đồng (gấp đôi tổng tài sản mà Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đang nắm giữ tại 19 tập đoàn, tổng công ty. Liệt kê ra những con số như vậy để thấy rõ quy mô, thị phần và vai trò dẫn dắt thị trường của nhóm 4 ngân hàng này là vô cùng lớn.

Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam bị tác động tiêu cực nặng nề do dịch bệnh Covid -19. Ngay sau khi nhận thấy tác động nặng nề của dịch bệnh và dự báo tình hình phức tạp còn kéo dài trong năm, NHNN đã có những động thái chính sách tức thời như ban hành chính sách cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhưng không chuyển nhóm nợ (theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13-3-2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid 19); điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và chỉ đạo cắt giảm phí dịch vụ thanh toán, phí thông tin dịch vụ tín dụng...

Các chính sách này được đánh giá là khá nhanh nhạy, kịp thời của NHNN. Tuy nhiên, song song với đó, bản thân tôi cũng còn nhiều ý kiến băn khoăn. Ví như việc Thông tư 01/2020/TT-NHNN không cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) được ghi nhận lãi dự thu đối với nợ tái cơ cấu do Covid19, vậy điều này có làm giảm động cơ tái cơ cấu nợ của các TCTD?

Ngoài ra, chính sách giảm lãi suất điều hành đã thực sự tác động tới lãi suất cho vay ra nền kinh tế hay giảm lãi vay đối với dư nợ hiện hữu? Việc giảm lãi vay chỉ mới chú trọng đến khoản vay mới nhưng khi tín dụng không tăng, thậm chí tăng trưởng âm tại nhiều ngân hàng thì liệu có tác động tích cực được không?

Trong bối cảnh này, hơn bao giờ hết, Chính phủ/NHNN cần lưu ý về công cụ đặc biệt quan trọng đang nắm giữ, đó là hệ thống các NHTM quốc doanh.

Như đã nói trên, Big 4 hoàn toàn có đủ năng lực, tiềm lực, uy tín và cơ chế để chi phối, quyết định dẫn dắt thị trường. Một động thái giảm lãi suất cho vay của Big 4 hoàn toàn có thể dẫn thị trường tín dụng, khiến lãi suất thay đổi, giảm theo.

Kinh tế học chỉ ra vai trò của người làm giá (price maker) trên thị trường, các thành viên khác trên thị trường phải làm theo, gọi chung là người chấp nhận giá (price takers). Như vậy, nếu cả 4 NHTM quốc doanh cùng vào cuộc giảm lãi suất (cho cả khoản vay hiện hữu và khoản tín dụng mới), chấp nhận thắt chặt chi tiêu, giảm phí, giảm lợi nhuận để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19, khi đó các doanh nghiệp sẽ được tiếp sức, có thêm nguồn lực vượt qua khủng hoảng.

Vấn đề là nhóm Big4 có muốn làm hay không? Điều này, Chính phủ/NHNN hoàn toàn có thể chỉ đạo.

Trong 4 NHTM, Agribank là NHTM 100% vốn nhà nước, quyền chỉ đạo của NHNN là tối cao. Ba NHTM còn lại là NHTM cổ phần nhưng Nhà nước cũng chi phối ở mức cao, gần như tuyệt đối (do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên), do đó NHNN có quyền chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ.

Vai trò chi phối hệ thống và thị trường của nhóm Big4 là đã rõ, tiềm lực họ có sẵn, nhưng họ cần một động cơ, một lý do, một quyết tâm và một chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ hoặc NHNN.

Hãy nhớ rằng, chính các NHTM này đang đề xuất với Chính phủ, Quốc hội phương án đầu tư, bổ sung vốn điều lệ.

Một trong các lý do đưa ra để đề xuất là giúp các ngân hàng này đáp ứng được các giới hạn, tỷ lệ an toàn vốn do NHNN đặt ra; để có thêm nguồn lực cấp tín dụng cho người dân, doanh nghiệp; phát huy vai trò đầu tàu, dẫn dắt huyết mạch của nền kinh tế.

Vậy hậu Covid 19 phải chăng là cơ hội tuyệt vời để kiểm định lại vai trò của các NHTM quốc doanh? Nếu họ vào cuộc cùng Chính phủ, đảm đương và phát huy tốt vai trò của mình, Quốc hội và Chính phủ hoàn toàn có đủ cơ sở để bơm thêm vốn cho các NHTM quốc doanh.

Trái lại, nếu không hoàn thành tốt sứ mệnh này, Chính phủ cũng có thể cân nhắc tới phương án giảm tỷ lệ sở hữu, nới room cho nhà đầu tư bên ngoài nâng cao tỷ lệ sở hữu.