Virus cúm đang biến đổi nguy hiểm hơn

(Kiến Thức) -Theo ông Trần Đắc Phu Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, virus cúm đang biến đổi nguy hiểm hơn và khó chữa hơn.

Ông Phu cho biết: "Trong một vài năm trở lại đây nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới.
Đặc biệt trong năm 2014 đã ghi nhận sự xuất hiện và tái bùng phát của nhiều chủng cúm mới như H5N1, H7N9, H5H6, H9N2, H5N2, H5N3, và H5N8…, các chủng cúm virus cúm có đặc tính biến đổi thường xuyên".
Cũng theo ông Phu trước sự biến đổi liên tục bất thường của nhiều chủng cúm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhiều lần đưa ra các cảnh báo về sự nguy hiểm của chúng. 
Virus cum dang bien doi nguy hiem hon
 Virus cúm đang biến đổi nguy hiểm hơn. Ảnh minh họa.
Theo WHO tình hình dịch cúm toàn cầu cần phải được theo dõi chặt chẽ. Hiện nay, cúm biến đổi liên tục, với sự ra tăng nhiều chủng virus cúm ở động vật có thể lây sang người. Bên cạnh đó, những chủng cúm mới, dễ dàng trao đổi tính di truyền, để tạo ra chủng virus mới hơn nguy hiểm hơn.
Đơn cử như virus cúm H7N9 mặc dù hiện tại nó chưa dễ dàng lây từ người sang người nhưng chủng virus này lại lây từ gia cầm sang người rất dễ dàng.
Theo thống kê, có một số lượng lớn các trường hợp nhiễm cúm các loại có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống hoặc môi trường bị ô nhiễm, kể cả chợ gia cầm sống. 
Hay như virus cúm gia cầm H5N1, virus này độc lực cao là nguyên nhân gây ra dịch bệnh trên gia cầm ở châu Á liên tiếp từ năm 2003 và vẫn đang gây dịch tại nhiều quốc gia. Từ cuối năm 2003 đến tháng 1/2015, đã ghi nhận 777 trường hợp nhiễm cúm H5N1 tại 16 quốc gia, trong đó có tới 428 trường hợp tử vong.
Trong hai năm qua, đã liên tiếp phát hiện các chủng cúm mới như H5N2, H5N3, H5N6 và H5N8, H7N9, H9N2... Các nhà virus học lo ngại sự gia tăng gần đây của virus gây bệnh mới nổi như một dấu hiệu cho thấy các vi rút cúm cùng lưu hành đang nhanh chóng trao đổi vật liệu di truyền để tạo thành nhiều chủng mới.
Sự xuất hiện của rất nhiều bệnh cúm mới đã tạo ra một nguồn gen đa dạng tạo nên những biến đổi đặc biệt do sự trao đổi gen giữa các chủng virus cúm khác nhau. Do vậy, những hậu quả của bệnh cúm ảnh hưởng tới sức khỏe con người và vật nuôi trong thời gian tới là không thể đoán trước được và rất đáng lo ngại.
Điều đáng lo ngại nhất chính là sự biến đổi nhanh chóng của các chủng virus cúm có thể làm cho vắc xin cúm mùa không có khả năng bảo vệ chống lại tác nhân gây bệnh đã thay đổi này. Thế giới và cả nước ta đứng trước nguy cơ xảy ra đại dịch cúm nguy hiểm rất cao.

Dấu hiệu thai ngoài tử cung dễ bị nhầm lẫn

(Kiến Thức) - Những dấu hiệu thai ngoài tử cung này có thể bị nhầm lẫn với sẩy thai hoặc các tình trạng khác.

Dau hieu thai ngoai tu cung de bi nham lan
 Bạn có những dấu hiệu của mang thai bình thường: ốm nghén, ngực căng, mất kinh…xét nghiệm beta HCG trong máu hay sử dụng que thử thai vẫn cho kết quả của việc mang thai nhưng không báo hiệu được mang thai ngoài tử cung.

Thực hư làm đẹp bằng cách cạo lông mặt

(Kiến Thức) - Trào lưu cạo lông mặt làm đẹp gây ra không ít tranh cãi xung quanh tác dụng, tác hại của nó.

Thuc hu lam dep bang cach cao long mat
Gần đây, trào lưu mới nhất của phụ nữ Nhật Bản là cạo lông mặt. Theo các chuyên gia sắc đẹp tại đây, cạo lông mặt giúp làm chậm quá trình lão hóa. Minh chứng rõ ràng nhất chính là việc đàn ông "già" chậm hơn phụ nữ. Phái mạnh cạo râu ít nhất 2 ngày/lần và chính việc vô tình sử dụng "liệu pháp chống lão hóa" này trong nhiều năm đã giúp họ có làn da căng và khỏe hơn so với nữ giới.  

5 đại dịch đáng sợ nhất lịch sử loài người

(Kiến Thức) - Nhân loại từng chứng kiến nhiều dịch bệnh hoành hành khiến hàng triệu người bỏ mạng. Thậm chí, một số đại dịch còn ảnh hưởng đến kết cục của chiến tranh.

1. Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Khi Chiến tranh thế giới lần 1 gần bước vào giai đoạn kết thúc, ước tính có khoảng 37 triệu người thiệt mạng. Cuối năm 1918, một nạn dịch được coi tồi tệ nhất lịch sử loài người đã bùng phát đó là đại dịch cúm. Đại dịch này do một loại vi rút cúm mới, dòng vi rút cúm gia cầm H1N1 gây ra.
1. Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Khi Chiến tranh thế giới lần 1 gần bước vào giai đoạn kết thúc, ước tính có khoảng 37 triệu người thiệt mạng. Cuối năm 1918, một nạn dịch được coi tồi tệ nhất lịch sử loài người đã bùng phát đó là đại dịch cúm. Đại dịch này do một loại vi rút cúm mới, dòng vi rút cúm gia cầm H1N1 gây ra.