Vinapaco: 'Họa vô đơn chí' với hai món nợ

Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) đang “họa vô đơn chí”, khi ngoài việc Nhà máy bột giấy Phương Nam đang bán không ai mua hơn 15 năm, thì lại đang bị “đòi nợ” gần 600 tỷ đồng tại chính dự án này.

Theo Bộ Công Thương, Vinapaco đang gặp khó khăn về tài chính, không chi trả được các khoản nợ gốc và lãi lên đến 592,3 tỷ đồng cho Ngân hàng PVcomBank.
Tương lai “mù mịt”
Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội gần đây, Bộ Công Thương đề cập đến tiến độ xử lý dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, là một trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương và được đánh giá có tương lai "mù mịt" nhất.
Năm 2017, Vinapaco đã tổ chức bán đấu giá dự án lần 1 nhưng không thành công. Đến cuối 2017, dự án vay 75 triệu USD từ Quỹ Tích lũy để trả nợ, và tăng lên 89 triệu USD vào tháng 9/2018. Thủ tướng đã chỉ đạo dừng đầu tư dự án và giao Bộ Công Thương bán thanh lý tài sản, nhưng sau 3 lần rao vẫn không ai mua.
Tháng 10/2019, Bộ Công Thương một lần nữa yêu cầu Vinapaco thuê tư vấn định giá lại toàn bộ tài sản, hàng hóa tồn kho dự án tại thời điểm 0h ngày 1/10/2019 và công việc này đang thực hiện. Đến nay, Vinapaco đã lựa chọn được đơn vị tư vấn thẩm định giá và đang triển khai thực hiện lần 3.
Trong khi chưa xử lý xong tài sản để trả nợ, cuối năm 2019, Nhà máy bột giấy Phương Nam lại dính vào vụ kiện với PVcomBank. Theo đó, PVcomBank khởi kiện Vinapaco, yêu cầu tòa giải quyết buộc tổng công ty này phải trả số tiền hơn 592 tỷ đồng.
Đây là khoản vay của các hợp đồng tín dụng giữa chủ đầu tư trước đây của dự án - Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công nghiệp và vận tải (Tracodi) với Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu (PVFC - VT). Tuy nhiên, Tổng công ty Giấy không thể chi trả khoản tiền trên cho PVcomBank do khó khăn về tài chính.
Nguyên nhân khiến nhà máy “nghìn tỷ” này phải đắp chiếu được giải thích do Tracodi thiếu năng lực, kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau khi chuyển về chủ đầu tư mới là Vinapaco, dự án cũng không được làm tốt khâu rà soát, đánh giá tình trạng, không lường hết được những khó khăn về công nghệ, khả năng cung cấp nguyên liệu...
Trách nhiệm thuộc về ai?
Tại thời điểm này, dù chưa thể nói trước được kết quả đấu giá dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam ra sao nhưng chắc rằng, để lấy lại hàng nghìn tỷ đồng như đã đầu tư như ban đầu là điều không thể, chứ chưa nói đến là lỗ cả nghìn tỷ đồng. Vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm cho sự thua lỗ, và ai sẽ là người giải quyết hậu quả về sau?
Theo ý kiến của một số chuyên gia, trách nhiệm ở đây gồm nhiều đơn vị, cá nhân, trong đó đặc biệt là ban lãnh đạo của Vinapaco, bởi chính đơn vị này tiến hành lập báo cáo điều chỉnh tăng vốn lên 3.409,9 tỷ đồng. “Không biết khi lập báo cáo điều chỉnh tăng vốn, Vinapaco có thực hiện kỹ càng, có tính toán được hết các rủi ro hay không nhưng hậu quả để lại đã thấy rõ vì vậy cần phải làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong dự án này”, một chuyên gia nhấn mạnh.
Bình luận về dự án này, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) từng bày tỏ, phải rao bán 3 lần nhưng không có ai mua đã chứng minh sự "độc nhất vô nhị" của dây chuyền thiết bị nhà máy.
Trước đó, Chính phủ đã phải ứng 97 triệu USD (tương đương hơn 2.200 tỷ đồng) để trả nợ thay cho dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam. Thời gian qua, Dự án làm dấy lên lo ngại về việc ảnh hưởng đến nợ công của Việt Nam. Đại diện Bộ Tài chính từng cho biết do dự án này đã vướng phải khó khăn trong việc trả nợ, vì vậy Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh cho dự án.
Hiện tại, vấn đề trách nhiệm và việc xử lý như thế nào đang là câu hỏi lớn của người dân, dư luận đưa ra về Nhà máy Bột giấy Phương Nam với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cùng bao nhiêu kỳ vọng nhưng giờ đã nằm đắp chiếu và đang lên phương án đấu giá thanh lý.

Đang tồn tại 72 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả

Báo cáo của một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hiện có 72 dự án đầu tư có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước.
 

Theo như Công văn số 4576/VPCP-KTTH, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có đề ra các giải pháp khắc phục, xử lý các dự án đầu tư đang thực hiện không hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường”.
Dang ton tai 72 du an co dau hieu dau tu khong hieu qua
Tổng công Giấy Việt Nam (Vinapaco) có 8 dự án với tổng vốn trên 11.080 tỷ đồng có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả. Ảnh: Vinapaco. 

Sử dụng nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hóa: Tiềm ẩn rủi ro mất vốn

(Vietnamdaily) - Theo báo cáo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, việc quản lý, sử dụng quỹ từ thoái vốn cổ phần hóa cũng còn một số bất cập như tại SBIC và Vinafood 2 tiềm ẩn rủi ro mất vốn.

Chiều 9/9, tại phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sự cần thiết ban hành Nghị quyết về quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Trưởng Đoàn công tác Vũ Hồng Thanh cho biết, cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp liên tục được hoàn thiện trên cơ sở bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước theo từng thời kỳ.

Chứng khoán ngày 18/5: Đây là những mã cổ phiếu nên gom vào

(Vietnamdaily) - Theo Công ty chứng khoán BIDV, cổ phiếu NTC đang ở trong trạng thái tăng giá từ đầu tháng 4 đến nay đồng thuận với đà hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chốt lãi NTC tại vùng giá 200.000 đồng/cp

CTCK Ngân hàng BIDV (BSC): NTC đang ở trong trạng thái tăng giá từ đầu tháng 4 đến nay đồng thuận với đà hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thanh khoản cổ phiếu những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị tốt và ổn định.