![]() |
Tổng dư nợ quy đổi của Công ty ĐTK |
![]() |
Tổng dư nợ quy đổi của Công ty ĐTK |
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021 với thu nhập lãi thuần
hầu như không tăng trưởng so với cùng kỳ khi đạt 10.396 tỷ đồng. Các nguồn thu ngoài lãi cũng biến động thất thường, trong đó kinh doanh ngoại hối giảm 6% về còn 457 tỷ đồng; mua bán chứng khoán đầu tư giảm 41% vỏn vẹn gần 71 tỷ đồng.
Còn lãi thuần từ hoạt động dịch vụ chỉ tăng 1% lên 1.157 tỷ đồng; hay mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 18% lên 241 tỷ đồng; hoạt động khác lãi 1.469 tỷ khi tăng 89%.
Sau khi trích lập tới 4.377 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ khiến lợi nhuận sau thuế cổ đông ngân hàng mẹ lao dốc 46% về còn 2.921 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2021, thu nhập lãi thuần tăng 17% lên 41.788 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần tăng 23% lên 35.970 tỷ đồng. Tiếp tục gánh nặng chi phí dự phòng tới 18.381 tỷ đồng khiến VietinBank chỉ còn lãi cả năm 14.092 tỷ đồng, tăng 3% so năm trước.
![]() |
Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của VietinBank tăng 14% so với đầu năm, lên hơn 1.53 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt tăng 14% (11,330 tỷ đồng), tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 59% (còn 23,383 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác tăng đến 40% (129,748 tỷ đồng), cho vay TCTD khác tăng 97% (19,517 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 11% (1.13 triệu tỷ đồng)…
Tiền gửi khách hàng tăng 17% so với đầu năm, lên hơn 1.16 triệu tỷ đồng. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN giảm đến 25% (còn 33,294 tỷ đồng), tiền gửi của các TCTD khác giảm mạnh 66% (còn 33,670 tỷ đồng).
Về chất lượng nợ vay của VietinBank cũng đáng báo động khi nợ xấu tăng mạnh 49% lên 14.300 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất với 7.095 tỷ đồng, gấp 3.8 lần đầu năm. Kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0.95% đầu năm lên 1.26%.
![]() |
Một số chỉ tiêu của CTG |
Biên lãi ròng thu hẹp và tăng cường trích lập dự phòng khiến lợi nhuận giảm sút trong quý 1/2022
Ông Thường đã có thời gian dài làm việc tại Tổng công ty vận tải Hà Nội và được đánh giá là người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông.
Trong bối cảnh giao thông Thủ đô đang còn nhiều bất cập, người dân kỳ vọng ông Thường sẽ có những hành động mạnh mẽ, giải quyết những vấn đề nhức nhối hiện nay của giao thông TP.
Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho rằng, ông Thường ngoài chuyên môn về quản lý giao thông còn có điều kiện tham gia 2 khoá đại biểu Quốc hội nên những vấn đề nóng của giao thông Hà Nội ông sẽ là người hiểu rõ nhất.
“Thực tế những tồn tại của giao thông TP như ùn tắc giao thông, tình trạng xe dù bến cóc hay những bất cập trong tổ chức phân luồng giao thông… đòi hỏi tân Giám đốc Sở GTVT Hà Nội phải đưa ra được những giải pháp mang tính đột phá, làm nổi bật vai trò của cơ quan quản lý chuyên môn để từng bước giải quyết tồn tại”, ông Liên nói.
Theo ông Liên, việc tân Giám đốc Sở cần làm ngay là cần rà soát, tổ chức lại giao thông theo hướng hợp lý hoá các phương án phân luồng trên diện rộng để góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông; tạo điều kiện để giao thông công cộng mà cụ thể xe buýt phát huy được năng lực vận chuyển khối lượng lớn.
“Xe buýt Hà Nội được đầu tư lớn nhưng tình trạng ùn tắc giờ cao điểm khiến xe buýt không phát huy được năng lực vận chuyển lớn. Do vậy, tổ chức giao thông cần phải dành đường ưu tiên cho xe buýt lưu thông thuận tiện để khuyến khích được người dân bỏ xe cá nhân đi xe buýt”, ông Liên nói.
Đưa ra vụ việc đơn vị thi công dựng “lô cốt” trên đường Nguyễn Xiển (Vành đai 3) gây ùn tắc giao thông trong những ngày qua, ông Liên cho rằng đây là ‘căn bệnh” tồn tại nhiều năm của Hà Nội. Việc này và những việc tương tự cần phải mạnh tay xử lý dứt điểm.
Tân Giám đốc Sở GTVT cần đưa ra các biện pháp giám sát, kiểm soát hoạt động thi công, rào chắn đường phố, mạnh tay với các nhà thầu gây mất trật tự đô thị, mất an toàn giao thông. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng rào chắn thi công công trình gây khó khăn, bị động cho người dân.
Một vấn đề nhức nhối hiện nay là tình trạng “xe dù, bến cóc" đang hoạt động bát nháo gây mất trật tự an toàn giao thông TP, làm nhiễu loạn hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh tuyến cố định.
Để giải quyết triệt để việc này, ông Liên cho rằng, Giám đốc Sở GTVT cần có giải pháp kịp thời để tái lập và củng cố trật tự trên thị trường vận tải khách liên tỉnh, xử nghiêm các xe vi phạm, lách luật chạy sai luồng tuyến, sai quy định.
“Việc xử phạt xe khách liên tỉnh bỏ bến chạy dù không nên chỉ trông chờ lực lượng CSGT, TTGT vì bao năm nay lực lượng chức năng không thể xử lý triệt để. Sở GTVT cần tham mưu TP đẩy mạnh ứng dụng công nghệ giám sát phạt nguội, kiên quyết xử nghiêm không nên để tình trạng phạt cho tồn tại”, ông Liên nói.
Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam cho rằng, giao thông tĩnh hiện nay là vấn đề nhức nhối khi Hà Nội thiếu bãi đỗ xe, trong khi các bãi xe tự phát vẫn hoạt động tràn lan làm thất thoát nguồn thu và mất trật tự đô thị.
Do vậy, Giám đốc Sở GTVT cần nhanh chóng cụ thể hoá Quy hoạch giao thông tĩnh Thủ đô, tăng cường năng lực của hệ thống bến bãi đỗ xe, đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là trong khu vực nội đô.
Ngoài ra trong quy hoạch giao thông cần hướng tới ưu tiên bộ trí đường cho người đi bộ và đi xe đạp, tạo điều kiện cho người dân thuận tiện tiếp cận giao thông công cộng, hướng tới xây dựng văn hoá giao thông an toàn văn minh.