Vietcombank đặt mục tiêu lãi tăng 15% trong năm 2020, đạt hơn 26.600 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Kết thúc 2019, Vietcombank báo lợi nhuận trước thuế đạt 22.717 tỷ đồng, vượt 14% kế hoạch và lợi nhuận hợp nhất đạt 23.155 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch năm.

Sáng 10/1, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2020, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) công bố các chỉ tiêu kinh doanh. Theo đó, năm 2019, tổng huy động vốn đạt 1.039 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với 2018; trong đó, huy động vốn thị trường 1 đạt 949 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4%.

Dư nợ tín dụng đạt 735 nghìn tỷ đồng, tăng 15,9%. Đáng chú ý, tỷ trọng tín dụng bán lẻ chiếm 51,8%/tổng dư nợ, vượt tín dụng bán buôn; nếu so về tốc độ tăng thì tín dụng bán buôn chỉ tăng 2,3% trong khi tín dụng bán lẻ tăng 32,3%.

Vietcombank dat muc tieu lai tang 15% trong nam 2020, dat hon 26.600 ty dong
 Vietcombank đặt mục tiêu lãi tăng 15% trong năm 2020.

Đặc biệt, chất lượng nợ xấu của Vietcombank được kiểm soát chặt chẽ, thu hồi nợ xấu và nợ ngoại bảng đạt kết quả tốt. Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank chi còn 0,77%, giảm so với mức 0,97% cuối năm 2018.  

Quỹ dự phòng rủi ro dư nợ cho vay nền kinh tế là 10.417 tỷ đồng, tỷ lệ bao nợ xấu nội bảng lên tới 182,8%.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank cho biết thêm, kết thúc 2019, lợi nhuận trước thuế đạt 22.717 tỷ đồng, tăng 26,1%, vượt 14% kế hoạch. Lợi nhuận hợp nhất đạt 23.155 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch năm.

ROA, ROE lần lượt 1,59% và 25,51%. Con số lợi nhuận nêu trên hiện đang đứng số 1 thị trường về trị tuyệt đối và xét trên quy mô tín dụng.

Ngoài ra, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng bị siết chặt, Vietcombank có sự chuyển hướng mạnh mẽ về mảng thu phi lãi với tỷ trọng 39,2% tổng thu nhập. Góp vào lợi nhuận trước thuế của ngân hàng, 9 công ty con và liên doanh, liên kết đóng góp 537 tỷ đồng.

Trong năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản và huy động vốn khoảng 12%, tín dụng khoảng 14% và nợ xấu dưới 0,8%. Lợi nhuận trước thuế sẽ tăng khoảng 15%, tương đương hơn 26.600 tỷ đồng.

JP Morgan: Cổ phiếu Vietcombank, Techcombank, ACB và VPBank có thể tăng 14-68%

JP Morgan đánh giá khả quan với cổ phiếu một số ngân hàng như Vietcombank, ACB và Techcombank.

Bộ phận Nghiên cứu chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương của JP Morgan vừa lần đầu công bố báo cáo riêng về lĩnh vực ngân hàng Việt Nam với những nhận định tương đối tích cực.

Cụ thể, đại gia tài chính này cho rằng các ngân hàng Việt Nam đang trở thành một trong những ví dụ ít thấy trong việc kết hợp được 2 yếu tố tăng trưởng lợi nhuận cao và ổn định trong một giai đoạn dài.

Theo quan điểm của JP Morgan, điều này cùng với một chu kỳ tín dụng thuận lợi sẽ mang đến lợi nhuận đáng kể cho các nhà băng Việt trong những năm.

Cơ hội đầu tư ngành ngân hàng Việt Nam tương đương với giai đoạn của Indonesia 2005-2013 và Ấn Độ 2010-2017.

JP Morgan: Co phieu Vietcombank, Techcombank, ACB va VPBank co the tang 14-68% trong 1 nam toi
 

Triển vọng tăng trưởng GDP danh nghĩa cao và thặng dư tài khoản vãng lai của nền kinh tế cho phép dự báo tăng trưởng thu nhập và tín dụng mạnh mẽ ở Việt Nam. Tuy vậy, tỷ trọng dư nợ tín dụng/GDP khoảng 104% là mức cao, tương đương 2.500 USD/người, có thể là yếu tố kìm hãm đà tăng trong vài năm tới.

JP Morgan đánh giá tích cực (overweight) với một số cổ phiếu ngân hàng trong danh mục như Vietcombank (HoSE: VCB), Techcombank (HoSE: TCB), ACB (HNX: ACB) và đánh giá trung lập (neutral) với VPBank (HoSE: VPB). Các cổ phiếu này được kỳ vọng tăng trưởng 14-68% trong 12 tháng tới.

Tổ chức tài chính Mỹ này dự báo các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu sẽ ghi nhận ROE 15-21% trong 2 năm. Tín dụng được kiểm soát, tăng trưởng kép (CAGR) 16% trong 5 năm tới, cùng với tăng trưởng GDP danh nghĩa 9% sẽ là động lực cho các ngân hàng. Điều này sẽ giữ tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) hợp lý (3,58%, ngoại trừ VPB), dù tiền gửi không kỳ hạn (CASA) thấp (22%). Cán cân thanh toán (2,5% GDP) là chìa khóa cho thanh khoản và tăng trưởng của hệ thống, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động (LDR) 94%. 

JP Morgan: Co phieu Vietcombank, Techcombank, ACB va VPBank co the tang 14-68% trong 1 nam toi-Hinh-2

Có yếu tố chu kỳ thuận lợi là một trong những điểm nổi bật của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Lĩnh vực này có vấn đề về chất lượng tài sản trong giai đoạn 2012-2013, nhưng đã được quản lý tốt. Chìa khóa giải quyết là sự ra đời của VAMC, công cụ kéo dài thời hạn xử lý nợ xấu thêm 5 năm. Bên cạnh đó, các ngân hàng bán nợ và ghi nhận trái phiếu VAMC, điều này cho phép duy trì tăng trưởng lợi nhuận. 

JP Morgan kỳ vọng CAGR lợi nhuận của 4 cổ phiếu trong phạm vi nghiên cứu khoảng 12% giai đoạn 2019-2021, CAGR cho vay 16% và NIM giảm 6-13 điểm cơ bản (ngoại trừ VPB), việc mở rộng cho vay bán lẻ sẽ  hút lợi nhuận. Việc xử lý hết nợ xấu VAMC sẽ mang đến triển vọng tăng trưởng thu nhập.

Vốn điều lệ của các ngân hàng (đang trong quá trình chuyển từ Basel I sang Basel II) dù vậy, vẫn ở mức thấp, khiến hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) khoảng 12,2%. Tuy nhiên, RoE cao, thanh toán cổ tức hạn chế (0-17%) và tăng trưởng tài sản rủi ro hợp lý (13-19%) giúp nhu cầu vốn cốt lõi của ngân hàng vẫn được đảm bảo.

JP Morgan: Co phieu Vietcombank, Techcombank, ACB va VPBank co the tang 14-68% trong 1 nam toi-Hinh-3

Tỷ trọng tín dụng của nền kinh tế Việt Nam ở mức 104% GDP điều chỉnh được đánh giá là cao. Điều này có thể đến từ hiệu quả sử dụng vốn thấp tại các doanh nghiệp Nhà nước. Cho vay bán lẻ đã phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, đòn bẩy tiêu dùng cao, cuối cùng sẽ hạn chế tăng trưởng và dẫn đến nợ xấu.

JP Morgan cũng đưa một số rủi ro khi đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam. Thứ nhất là việc Moody’s xem xét hạ xếp hạng tín dụng của 17 ngân hàng, do thanh toán nợ của Chính phủ bị trì hoãn. Bất kỳ sự hạ cấp nào cũng có thể tác động tiêu cực đến cổ phiếu. Thứ hai, tỷ giá ngoại hối có thể làm giảm lợi nhuận trên đồng USD cho các nhà đầu tư. Thứ ba, Việt Nam là một trong những nước thuộc danh sách giám sát của Kho bạc Mỹ về vấn đề thao túng tiền tệ. Thứ tư, sự thay đổi mạnh về thặng dư vãng lai và cán cân thanh toán có thể dẫn đến thắt chặt thanh khoản và hạn chế tăng trưởng tín dụng tự thân.

Cổ phiếu điều chỉnh giảm, Vietcombank sắp chi gần 3.000 tỷ trả cổ tức cho cổ đông

(Vietnamdaily) - Hội động quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) vừa thông qua phương án thanh toán cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8% cho các cổ đông.

Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2018 là 31/12/2019, tương ứng với ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/12/2019. Ngày thanh toán cổ tức là 15/1/2020.

Với hơn 3,7 tỷ cổ phiếu đang được lưu hành, dự kiến Vietcombank sẽ chi khoảng 2.970 tỷ đồng để trả cổ tức cho các cổ đông. 

Nhận định bóng đá U23 Việt Nam vs U23 UAE, 17h15 ngày 10/1: Ghi điểm trận ra quân

(Vietnamdaily) - U23 Việt Nam được người hâm mộ dự đoán sẽ đem về chiến thắng ngay trận đầu ra quân gặp U23 UAE ở bảng D tại VCK U23 châu Á 2020 chiều nay 10/1.

Nhận định bóng đá U23 Việt Nam vs U23 UAE

Nhan dinh bong da U23 Viet Nam vs U23 UAE, 17h15 ngay 10/1: Ghi diem tran ra quan
 U23 Việt Nam sẽ gặp U23 UAE tại trận đấu ra quân Giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2020 lúc 17h15 ngày 10/1.